Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Nếu may mắn, ...



Nếu may mắn, tôi có thể đưa ra những giải thích khả dĩ cho hành vi động vật dựa trên bản năng loài hoặc các nhận xét khách quan tương đối nhằm mang lại cái nhìn trần trụi hơn cho những hành động của đối tượng được đề cập kế đây; hơn là chỉ đơn thuần kể lại một câu chuyện mang màu sắc suy tưởng cá nhân và hơi hướm huyễn hoặc - nơi mà tính ủy mị của cái tôi vị kỷ, sự bất toàn của ngôn ngữ và những trò lố trẻ con chen nhau tạo nên lớp màn mờ che phủ sự thật. Không có gì to tát cả, nếu bạn có may mắn được thấy con xu.

Nếu bạn có may mắn được thấy con xu, hoặc bạn có lá gan của gấu hoặc là bạn bị điếc nếu không hoảng sợ khi nghe nó sủa. Nó sủa như điên, bao giờ gặp người lạ nó cũng sủa như điên; tệ hơn, nó còn có thể cực kỳ đáng sợ, tôi nhắc lại, CỰC KỲ ĐÁNG SỢ - nhanh như phóc lao ngay vào bạn. Chưa có trường hợp thương tích nào được ghi nhận. Nhưng mà ai biết được một con chó? Bạn hiểu ý tôi chứ? Tức là một con chó sủa với một con chó cắn là hoàn toàn khác nhau, cũng như vậy, khi cũng con chó đó lao vào bạn dù trước đó nó chưa từng cắn lấy một ai khác mà nó lao vào, nhưng đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ cắn thì sẽ là một sự ngu ngốc uổng phí. Đúng vậy, tôi nói đó là một sự ngu ngốc uổng phí: nếu bạn có khi nào có được cái ý tưởng chắc như bắp như thế về một con chó thì thật là uổng phí cho sự tồn tại của những nếp nhăn trong bộ não của loài linh trưởng thông minh nhất quả đất này. Không ai có thể chắc được. Chính tôi cũng không chắc, và tôi chắc chắn về điều này: bị chó cắn thì rất đau. Tôi không có ý định chứng minh điều này. Dù con xu chưa cắn ai bao giờ. Nhưng chả ai chắc được.

Nếu bạn có may mắn được thấy con xu, thậm chí đang trong trạng thái đỉnh điểm của sự hung tợn đáng sợ, mà may mắn thay, bạn có trong tay một-hay-nhiều cái ma thuật toàn năng đối với loài chó: đồ ăn, đương nhiên không tính các ngón tay hay những phần cơ thể nhiều thịt khác, thì bạn đứng trước cơ hội chứng kiến một điều kỳ diệu: biến chó thành cừu, thiếu điều kêu be be nữa thôi thì có thể gởi vào chuồng trong sở thú treo bảng động vật thú quý hiếm đã đặt ba chân xuống bờ vực tuyệt chủng, chân còn lại bị xích vào cùm rồi: chó-cừu. Chưa hết, bằng cách giữ tay cố định ở một tầm cao thích hợp với một chút ma thuật-đồ ăn, hay cái gì trông giông giống đồ ăn cũng được, thì bạn lại đang thực hiện thêm một phép biến hình kỳ diệu mà tự nhiên phải tiêu tốn cả hàng trăm triệu năm mới có thể hoàn thành: biến chó bốn chân thành xu hai chân; bạn có thể xoay vòng tròn, có thể đi tới lui những đoạn ngắn, có thể giữ yên trong một lúc trước khi tay mỏi, tôi hoàn toàn cam đoan với bạn, xu hai chân vẫn là xu hai chân. Và tuyệt nhiên không thêm một tiếng sủa nào. Quá là thần kỳ! Nếu bạn có may mắn.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc xu là một con chó thần kỳ. Không một chút nào, thậm chí là ngược lại: nếu may mắn trong một ngày đẹp trời tôi có thể bảo được nó ngồi xuống, còn không, và thường là vậy, hoặc là con chó sau một hồi giương mắt nhìn, chớp chớp, tiếp tục nhìn, rồi chớp chớp bỏ đi không thèm chớp, hoặc là con linh trưởng tự hào với tình trạng tiến hóa phát triển đạt đến mức độ hoàn hảo nhất trong thế giới tự nhiên các giống loài, sau khi phụt ra tiếng chửi thề - mịe, đồ chó!, rồi bỏ ra sofa nằm. Nhưng còn chưa hết, nếu may mắn, một lúc sau, gã sở khanh trân tráo kia sẽ lẽo đẽo nhảy phóc lên cùng, rồi bắt đầu những trò lố: đứng cả bốn chân lên thân trên của bạn và dí sát cái mỏm đen của nó vào mặt bạn, sát thật sát chỉ cách chừng một tầm lưỡi: hửi hửi hửi, không liếm, và tiếp tục hửi, bạn có nhắm mắt lại hay cố ngẩng cao đầu thì tôi bảo bạn biết rằng chẳng ăn thua, nó vẫn hửi tốt; hoặc liên tục dụi đầu vào bụng, vào tay, vào chân, thậm chí vào cổ bạn: không liếm cái nào chỉ dụi đầu như một con mèo, phải, như một con mèo! - hoặc nó đã có buổi giao lưu thành công với các ả mèo hàng xóm hoặc giả các ả mèo đã thành công trong việc đồng hóa giống loài một con chó, tôi không biết được; hoặc nếu may mắn hơn, nó sẽ tạm ngưng những trò kể trên mà chuyển sang nằm dài ngay bên cạnh. Và tôi không dám cả thở mạnh. Một con chó ngủ là một cho chó rất là tinh. Ngay cả với những hành động dù nhỏ nhất cũng có thể làm nó tỉnh giấc và ngẩng ngay đầu lên. Mà tôi thì không hề muốn nó tỉnh dậy chút nào, cứ thử một lần với những trò lố của nó xem bạn cũng sẽ nghĩ vậy. Nên tôi cố gắng bất động hết mức có thể càng lâu càng tốt với con chó nằm ngủ bên cạnh. Cũng chẳng mấy chốc; đã nói con chó ngủ là con chó rất tinh mà. Chỉ có thể là may mắn thôi nếu muốn giữ một con chó ngủ tiếp tục là con chó ngủ ngay cạnh bên suốt đến chừng nào bạn không còn có thể bất động một chút nữa thì thôi. Mà nói đến may mắn thì quá là không kể siết.

Nếu may mắn, bạn có một cơ hội được nuôi một con vật trong lúc thời gian dư dã và không bị áp lực của bất cứ cái gì để có thể thư thả mà nhìn ngắm, quan sát hoặc ở một mức độ dính líu sâu đậm hơn, bị cuốn vào những trò lố không tên của một con chó, thì hẳn là bạn sẽ biết rằng quá là hiển nhiên đúng khi nói việc nuôi lớn một con chó cũng tương tự như chăm sóc một đứa bé vậy.

Nếu may mắn, khi mở cửa phòng ngủ vào một buổi sáng trời chả cần nắng đẹp với mây giăng đầy đầu và gió thổi đầy đường thì bạn phát hiện con chó đã đang đứng trước cửa, giương mắt nhìn lên cái ánh mắt chớp chớp chớpchớpchớp chớp chớpchớp: cho ăn không thì phắng, rồi nó phắng thật.

Nếu may mắn, mỗi khi mở cánh cổng sắt để dắt xe vào nhà, không phải tất tả chạy ra tận đầu hẻm để vừa quát tháo vừa cầu trời phật nó không bị bắt trước khi bạn kịp lùa nó về.

Nếu bạn may mắn, thì bạn sẽ ở nhà vào buổi tối đó, ngày thứ hai sau khi con bé về quê, nằm trên chiếc giường đệm trong căn phòng đó, để rồi giữa khuya bị đánh thức bởi tiếng cào cửa. Mở ra thì thấy con xu đứng đó. Nó không vào, mà chỉ nghiêng đầu qua lại dòm lại dòm, rồi đi mất. Chắc nó đi tìm con bé.





























Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

Nỗi nhớ làm quà



1. Có tiếng chim hót.

Vẫn tiếng chim hót. Tiếng chíu chíp chíu chíp của lũ chim buổi sớm: "Chúng làm gì vào giờ này? Mở tiệc chắc?".

Vẫn tiếng chim hót. Buổi sáng không biết đã tới chưa.

Vẫn tiếng chim, hót.

Không thể tiếp tục kéo dài giấc lỡ cỡ, nó ngồi dậy, vẫn nguyên trên giường, vén màn và liếc nhìn đồng hồ: 3g vào buổi sáng, ngoài kia trắng xóa tuyết, ngày thứ hai sau kỳ nghỉ. Vẫn tiếng chim kêu.

Căn phòng tối. Ánh sáng phía bên kia chỉ đủ làm hửng lên một khoanh nhỏ phía bên này tấm màn dày. Đủ để nhìn rõ bên này đầu giường và nhận ra chiếc sofa bên dưới bệ cửa sổ. Còn lại, căn phòng vẫn tối: 3g sáng vào ngày thứ hai sau kỳ nghỉ, bên ngoài tuyết trắng xóa; và chim vẫn kêu.

Nó vẫn nguyên trên giường. Hay là mình mơ tiếp?

Vẫn tiếng chim kêu.



2. Giấc mơ có lẽ là một kênh giao tiếp lạ lùng giữa tiềm thức và ý thức. Có lẽ giao tiếp khá hữu hiệu; mơ thường có để lại ấn tượng thực thể khá đậm nét: người ta có thể không nhớ, một chút gì, về giấc mơ mình, nhưng người ta, phần nhiều, có nhớ mình đã mơ.

Theo các giả thuyết phân tâm, mơ là cách thức để phần tiềm thức vô thức phát tín hiệu thông báo đến phần hữu thức của ý thức một cách vô thức. Qua đó, phần vô thức tưởng chừng là ngủ yên, thực chất là không ngừng đón nhận các tác động kích thích, cả từ bên ngoài lẫn bên trong, rồi khi hoàn cảnh cần kíp nào đó, phát tín hiệu hiệu chỉnh đến phần ý thức, thông qua giấc mơ, khi ý thức dường như đã ngủ yên.

Những hoàn cảnh cần kíp như thế nào thì sẽ kích thích được phản ứng đỏi hỏi điều chỉnh của tiềm thức lên ý thức thì chưa biết được. Nhưng có thể giả thuyết rằng, khi những tác động từ chung quanh mạnh lên vượt quá ngưỡng nào đó của tiềm thức, khi tiềm thức trở nên bất ổn, thì các tín hiệu báo động sẽ được phát đến ý thức nhằm đòi hỏi, hay nói đúng hơn là kêu gọi sự chú ý để thực hiện điều chỉnh nhằm tái tạo cảm giác an toàn. Hoặc là các cố gắng xoa dịu cảm giác bất ổn: theo hướng thực hiện các hành vi thay thế.

Có thể đó là người cha hút thêm một điếu thuốc trong lúc chờ trước cửa phòng cấp cứu, có thể là không ngừng rung đùi khi phải trong thế đối mặt với con-cái xinh đẹp, và cũng có thể là không ngừng nói nhảm khi buộc phải trả lời những câu hỏi không muốn trả lời, cái này là nói nhảm. Nhưng trên hết thảy, con vật người, hay còn gọi là vượn trần trụi, trong phạm vi những hành vi thay thế đó, đã vươn xa hơn tất thảy các giống loài khác: khi bất an, người ta có thể làm thơ.



3. What kinda hell is this world gonna be when the rocking stops rolling?

ngữ ở trên dịch sang tiếng Tây nghĩa là: Que l'enfer est un peu ce monde va être quand le balancement cesse de rouler?

còn dịch sang tiếng ta nghĩa là: Cái thế giới này sẽ thành cái con mẹ khỉ gì, khi tiếng nhạc (rock) tắt tiếng (gào thét)?

(tất cả bản dịch được hoàn thành nhờ vào sự trợ giúp của google translate, bảo cho các bác khỏi phải nhắn. còn câu tiếng ta thì được chép lại có sửa soạn từ một nguồn cố tình giấu tên mà còn giấu cả mặt.)



4. Chiều vắng mây, mặt trời đỏ hun rát lưng những chiếc bóng vút nhanh trên xa lộ. Những chiếc bóng xiên, càng về chiều càng đổ dài trước mặt. Những chuyến xe cuối ngày, càng tối trời càng thêm hối hả.

Băng qua những cung đường vắng hoang sơ hai bên chỉ thấy bóng cỏ lút cao xơ xác; băng qua những cây bàng sum suê mà khí trời mùa không đủ lạnh miền nam không kịp tuốt hết lá, chỉ kịp để lại lác đác vài ba chiếc lá đỏ; băng qua những cây gòn cao vút táng vươn rộng trụi lá, lúc lắc những quả trong nắng chiều. Không khí trong lành và có phần quen thuộc.

Của chiều cuối năm và tháng ngày chờ Tết. Của đường về nhà.



5.

Những kẻ mặt lạ đến từ phương xa
có nỗi nhớ làm quà.


















Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Vườn trần trụi


phải là một đứa trẻ thông minh mới nhận ra cha của nó, nhưng một đứa trẻ cười là đứa trẻ nhận ra mẹ của nó.

đứa trẻ là bậc thầy trong mời gọi khả năng giúp đỡ về mặt xã hội từ người khác, thông qua việc phô bày sự yếu ớt và không an toàn của bản thân, đứa trẻ cũng đồng thời đề nghị một cơ hội được giúp đỡ đến những người lớn hơn đối diện; bằng cách mỉm cười.

nụ cười xuất hiện trong khoảng vài tuần đầu tiên của cuộc đời, tiếng cười xuất hiện chậm hơn, ở thời điểm ba hay bốn tháng tuổi; tiếng khóc hiện diện gần như đồng thời với sự chào đời của cuộc sống.

chọc lọc tự nhiên theo hướng phát triển và hoàn thiện tập tính sinh tồn thích ứng với các cơ hội thời điểm hơn là phát triển các phương thức ăn mồi-săn bắt-hái lượm hoàn tất và hằng định, bằng cách kéo dài thời kỳ thơ ấu, đồng thời phát triển các nhu cầu hợp tác nội loài thông qua hoàn thiện các dấu hiệu hợp tác và mời gọi hợp tác, con vật người dần tiến tới vị trí thống trị của quần thể các loài; nó học được cách cười.

cuộc sống hiện đại, được dựng nên trên nền tảng các thành tựu của trí tuệ loài, đã tạo ra và đem lại nguồn thức ăn dồi dào hơn bao giờ hết. dẫu vậy, nhu cầu mời gọi hợp tác thông qua mỉm cười chưa bao giờ biến mất; dưới động cơ sinh-lý-học hay kinh tế học cũng vậy.


Bởi vậy, cười lên nào hỡi các vượn trần trụi!





























Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Bài thơ viết tặng những ngón tay



tặng qt - nhà thơ của những ngón tay



không còn gì chơi
những ngón tay rủ dài bên cạnh
ôtô tàu hỏa lăn quay
con ngựa gỗ phơi bụng trắng giữa sàn
áo choàng siêu nhân dúm vào xó
phong linh leng keng
một ngày xám
những nỗi buồn chống cằm bên cửa sổ
chẳng còn gì chơi


hoa ngoài ngõ và đèn chớp chăng ngang
lưới mắt cáo và những song cửa gỗ
tiếng dép xẹp rồi tới xe hàng rong
lướt qua
ông tổ trưởng với con chó già
mây màu trắng
ục ịch bắc cầu bên nền trời xanh
chẳng còn gì chơi
phong linh leng keng
ứ thèm bay nữa

những ngón tay chụm lại
rồi giãn ra
những ngón tay chụm lại
rồi giãn ra
những ngón tay
chụm.lại-g i ã n r a-chụm.lại-g i ã n r a-chụm.lại-g i ã n r a-chụm.lại-g i ã n r a-chụm.lại
g i ã n r a
rồi lại g i ã n r a
rồi lại gi ã n
rồi lại
rồi

chẳng có gì chơi

***

bài thơ viết tặng những ngón tay
không gì cả
chỉ không còn gì mà chơi.












Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Những kết cuộc



1.

Không thường khi tôi nhận ra mình đang đọc sách. Hoặc một sự kiện bất chợt, một diễn tiến không ngờ, một kích thích lôi cuốn, hoặc bất cứ gì thảng nhiên xuất hiện giữa chừng cuốn văng tâm tưởng khỏi những dòng chữ trước mặt, mặc cho mọi cố gắng chú mục của tôi nhằm hướng tâm trí vào giữa những trang sách; rất khó giữ được sự tập trung gói kín trong các toan giấy mở. Điều đó có nghĩa là khả năng hoàn toàn tập trung của tôi là kém. Hoặc liên tục bị quấy rầy, bị ngắt quảng, bị nhản ra khỏi cái hiện thực mà tôi đang cố công dán mắt vào; hoặc, một cách mơ mộng và ngây ngô, cái thế giới tôi đắm mình vào hiện lên quá sống động và thực thể tôi không hoàn toàn lưu ý đến trang giấy đang mở ra trước mắt. Mặc dù thiên về thực tế có quá nhiều tác động kích thích dễ dàng làm sao nhãng việc đọc, cũng một cách dễ dàng, tôi nhận ra bản thân đã từng trải qua những khoảnh khắc của sự không tồn tại: vào lúc mà hóa thân trở thành một biểu đạt giảm nhẹ và tất cả mọi sự hiển hiện như thể chúng thực sự tồn tại, và tôi thực lòng tin vào điều đó: tôi thực sự đã thấy chúng; vào lúc đó, bản thân cuốn sách, bản thân việc đọc hay ngay cả bản thân chính tôi cũng không còn tồn tại.

Đó có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng, hoặc mơ mộng hão huyền. Tôi không rõ. Nhưng cảm giác đọc một quyển sách tuyệt vời đến thế, một quyển sách có thể khiến cho tâm trí lơ lửng trên những tầng mây, khiến cho bản thân trở nên phấn chấn, khiến cho sự tự tin và lòng quả cảm như mực nước mùa nổi dâng ngập lòng người đọc; hay một cách giản tiện, đọc một quyển sách tuyệt vời cho ta một cảm giác hoàn hảo.

Tôi tưởng tượng những khoảnh khắc này là những mảnh vỡ hoặc mảnh vụn rải rác trong cuộc đời. Nếu một người bằng cách nào đó có thể thu nhập được hết và gắn chúng lại với nhau người đó có thể sở hữu một giờ hoàn hảo hoặc thậm chí một ngày hoàn hảo. Và tôi nghĩ rằng trong giờ hoặc ngày đó người đó sẽ tiến lại gần hơn với điều bí ẩn: làm người là thế nào. Nó giống như lướt qua thiên đàng.


2.

Thoạt nhìn có vẻ không có gì chung, nhưng về bản chất, siêu anh hùng và người viết đều là những kẻ mơ mộng với niềm tin ngây thơ và nhiệt tình thuần khiết. Nhận xét này không dựa trên những dạng năng lực siêu nhiên cũng như khả năng chiến thắng siêu việt của người hùng, cũng không phải là một cách nói mỉa mai về sự tồn tại thực sự của những cá nhân anh hùng, cũng không phải là nói về giấc mơ. Nó phát xuất từ bản chất của hành động: là người hùng chỉ có thể với niềm tin thánh thiện và nhiệt tình chân thành đối với cái thiện, đối với điều tốt của một đứa trẻ. Không có sự tinh khiết bất-vụ lợi trong động cơ hành động thì người hùng chỉ là lớp vỏ đạo mạo nhằm che đậy một động cơ lợi ích thật sự phía sau. Mặc dù vậy, những hoạt động kinh tế không thể gói ghém hết ý nghĩa của cuộc sống, hoài bão sâu xa của người đời không thể thu gọn vào sự sở hữu một số tiền ký thác tại nhà băng. Đó cũng là cứu cánh của người viết; viết là khởi tạo những giấc mơ.

Dẫu vậy, cũng như mọi sự khác, người viết hay là người hùng đều không thể khước từ một chung cuộc vĩ đại: tất cả rồi sẽ qua. Có chăng sự tồn tại của tính anh hùng có thể và sẽ được kéo dài dưới dạng này hay dạng khác trong một nỗ lực nhân danh cái đẹp. Viết, dù thế, mang tính cá nhân sâu sắc hơn, sẽ là cái tiêu biến trước nhất, cũng như giấc mơ quên lãng của dân tộc mình.

Chuyển từ một đời sống dã man đến văn minh bằng cách theo đuổi một giấc mơ, rồi đi xuống và tiêu vong ngay khi giấc mơ ấy đã mất sức mạnh, đó là vòng đời của một dân tộc.


Điều còn lại là những câu chuyện kể.



9.


Con người sinh ra trong một thế giới ác nghiệt và tàn nhẫn những cũng là một thế giới đẹp đẽ thần tiên. Đời sống có ý nghĩa gì chăng hay là vô nghĩa? Cũng như tất cả các vấn đề siêu hình, có lẽ cho là vô nghĩa hay có ý nghĩa cũng đều đúng cả. Nhưng tôi thích niềm hy vọng rằng cuộc đời có một ý nghĩa, đứng trước hư không người ta chấp nhận cuộc đời và con người chiến thắng.



Viết, xét cho cùng, là để lại những giấc mơ.



















Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Văn chương đích thực




- Istanbul ***
- Vô tri **
- Nỗi buồn chiến tranh *
- Có được là người
- Bay qua tổ chim cuckoo *
- Câu chuyện nhỏ về thế giới lớn *
- Định lý cuối cùng của Fermat *
- Cuộc sống ở trước mặt ***
- Đường về nô lệ ***
- Cọp trắng *
- Xứ cát *








Thứ Năm, 2 tháng 12, 2010

Blog viết ngày 02/12/2010




kỷ niệm mình tròn ba năm (lố) một ngày tuổi, vừa chép vừa viết vừa bịa nên không nhất thiết phải có thứ tự.






Quyến rũ trong một bữa tiệc chủ yếu đồng nghĩa với việc rút ngắn khoảng cách. Cần phải chiếm được đất, từng xăng ti mét một, mà lại không được bị để ý quá mức. Nếu bạn thấy một cô gái làm bạn thích, cần phải tiến lại gần (cách 2 mét). Nếu bạn vẫn cứ thích cô ta từ khoảng cách này, thì bạn phải nói chuyện với cô ta (cách 1 mét). Nếu cô ta mỉm cười trước những lời vớ vẩn của bạn, bạn hãy mời cô ta nhảy hoặc uống một ly (cách 50 xăng ti mét). Sau đó bạn thử ngồi xuống bên cạnh cô ta (cách 30 xăng ti mét). Ngay khi mắt cô ta sáng bừng lên thì phải hết sức cẩn thận mà chỉnh lại một lọn tóc đằng sau tai cô ta (cách 15 xăng ti mét). Nếu cô ta để cho bạn sửa sang đầu tóc, thì hãy nói chuyện với cô ta từ khoảng cách ngắn hơn (cách 8 xăng ti mét). Nếu cô ta thở mạnh hơn, hãy gắn môi bạn vào môi cô ta (cách 0 xăng ti mét). Mục đích của toàn bộ chiến lược này hiển nhiên là để giành được một khoảng cách có trị số âm nhờ vào việc đưa một vật thể lạ vào bên trong con người này (từ con số trung bình toàn quốc là khoảng 12 xăng ti mét).

[Tình yêu kéo dài 3 năm - Frédéric Beigbeder]





Có một buổi tối đep trời, mát mẻ dễ chịu như mùa thu Hà Nội(bịa đấy - SG làm x gì có trời mát mẻ như HN). Tôi và một cô gái đến quán quen - LePub - uống tequila như thường lệ. Hôm đó tôi có chuyện gì đó buồn, tâm trạng đi xuống kinh khủng. Trước khi đến LePub cô gái có nhờ tôi ghé vào quán Givral mua bánh gì đó. Tôi cũng không để ý lắm - buồn mà.

Chúng tôi ngồi uống tequila và cô gái bỏ chiếc bánh ra và nói - đây là bánh tiramisu - và chúng tôi bắt đầu ăn. Ngồi ở bàn bên cạnh là một ông già người châu Âu - gọi là già nhưng chắc khoảng 60 thôi. Ông ấy bắt đầu nhìn chúng tôi chằm chằm khi chúng tôi bắt đầu ăn bánh. Sau khoảng ba muỗng bánh - tôi bắt đầu thấy ngượng đành cười duyên với ông ta. Ông ta mỉm cười lại và chỉ vào cái bánh. Tôi bèn nói: Tiramisu. Và mắt ông ấy sáng lên, cười rất tươi với chúng tôi và nói: đặc sản nước Ý đấy. (Ông ấy nói bằng tiếng Anh và tôi xin phép được lược dịch và không nhất thiết phải khác nội dung thật).

Chúng tôi bắt đầu ngừng ăn và bắt đầu uống để nghe ông ấy nói.

Tiramisu trong tiếng Ý có nghĩa là kéo ai đó dậy. Ông ta hào hứng. Và chiếc bánh này người ta hay mua để tặng cho một ai đó đang có tâm trạng hay hoàn cảnh không tốt. Tôi bắt đầu thấy thú vị với câu chuyện này.

Ông ta hào hứng đến mức mời mọi người trong quán một lượt tequila.

Và ông ta tiếp tục kể về sự tích chiếc bánh huyền thoại của nước Ý. Còn tôi thấy rất vui vì chiếc bánh đó - dĩ nhiên là vì hoàn cảnh tôi được ăn chiếc bánh này.

Chiếc bánh, không hẳn vì nó ngon vì được phủ sô-cô-la bên ngoài hay được bán với giá 32,000đ/chiếc mà còn là cả một tấm lòng. [ buổi tối trời lạnh mà ăn cháo lóng thì ngon phải biết. mọi ghi chú nếu không có ghi chú gì thêm thì là của đứa chép. tác giả hoàn toàn không hay biết gì.]



3. The weather becomes cooler and the people become lovers. Hence comes the suckers.


4.




hương đâu thơm mơ màng
nở trắng nhành sớm mai


















.

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Những cơn mưa rả rít



1.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
sập cửa sổ và tivi tắt vội
then cài cửa đóng cả khóa luôn bóp vội
như người lính mới tới kỳ trả phép vội
người ta vội vàng vội vã
yêu nhau

Vùi vào lòng nhau mà ngủ
Dụi vào ngực nhau hơi thở nháu nhàu
rồi tan



2.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
mưa rả rít và bốn bề gió vội
tay đan chéo chỉ nghe tim đập vội
người ta vội vàng vội vã
yêu nhau

tấm thân ướt
đê mê giục giã
môi rụt rè
rả rít
r ả r í t
phập phồng



3.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
phố mùa đông giấu bàn tay bước vội
thấy lòng mình đang nhiên mà chùn vội
vào một ngày tự dưng muốn yêu nhau.














Into the wild




via. La Thang Nguyen











.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

kể một câu chuyện buồn



Vào một ngày đẹp trời người ta chỉ muốn chết
đem tất cả giỏ hoa cất vào nhà
mây dầy hụ không bàn tay nào chạm vào được

Vào một ngày trời đẹp người ta chỉ muốn khóc
lôi ký ức ngọ nguậy ra lau rồi chùi
quá khứ như một con quái không tên
với những chuyện tưởng chừng biết rõ lại ngỡ ngàng như mới
lạ lẫm với bất ngờ

Vào một ngày trời lạnh người ta thấy mình trên phố
những chiếc bóng xám loang loáng vút qua
cỗ quan tài nhún mình chào nhà tang lễ
chuyến xe cuối cùng chậm rịt tìm lối trong đám kẹt đường

rồi một ngày người ta thấy những cơn không thõa
trong ánh nhìn cụt lủn của kẻ đối diện không còn nét mặt nào đáng chán hơn
nói những lời cũ cụt lủn của hơn mười năm trước
"khi mà tao còn trẻ ..."
rồi lặng im không thêm nổi lời nào


Vào một ngày trời đẹp người ta mặt mặc áo ấm
ngước mặt lên chỉ để thấy màu nắng vàng
ngửi gió xanh lướt qua táng lá sáng
bàn chân ngoe nguẩy lạnh
không cả nhìn ai,
rồi người ta chết.

Vào một ngày đẹp trời tốt nhất là người ta đi chết
chọn một chỗ vắng không ai ngồi cùng
không có ánh mắt nào nhìn nài nỉ
không cả khuôn mặt nào quen
không tiếng điện thoại kêu không gì cả,
không gì cả
nghe tiếng nhạc vang những lời rền rĩ
Tôi muốn chết
Tôi muốn chết
Tôi muốn
muốn chết
muốn chết
muốn
muốn
muốn
chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết.


rồi kể một câu chuyện buồn.
















Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

10/2007 -









(lại) như một mảng đời bị rơi mất.



























Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Cá vàng và vợ



Khi nghĩ về tự do tôi lại nghĩ thấy cá vàng. Sự cần thiết cũng như gắn bó cơ hữu giữa tự do với các thiết chế dân chủ tựa như quan hệ giữa cá và nước, như bánh mì với chả lụa: mua riêng và ăn chung. Nói cách khác, không tồn tại khái niệm tự do trong đời sống độc thân cá thể, chỉ có thể xuất hiện khao khát tự do dưới các hình thức đấu tranh, nhẹ là kêu gào, mạnh là kêu thét, khi đồng thời xuất hiện sự can dự vào đời sống đơn thân của cá thể kể trên sự hiện diện mang đặc tính của quyền lực thống trị của một cá thể khác giới khác, thường được gọi là vợ. Hiển nhiên đấu tranh trong giai đoạn vừa sướng vừa mê thì cho dù bức bối to lớn đến nhường nào, đột phá không thể xảy ra; cách mạng không thể thành công triệt để được. Đến cuối cùng, cá thể thống trị vẫn tiếp tục nắm quần cá thể bị trị. Cá thể bị trị không thể làm gì khác hơn, ngoài một tiếng thở dài, tự thán: "Vợ là gì?". Kết luận này mang tính hiển nhiên và là chân lý đối với mọi trường hợp. Mọi ý kiến phản đối, mời ra phường trình bày.

Xã hội dân sự là đối trọng lợi ích của các tồn tại nhóm lợi ích nằm ngoài khuôn khổ điều chỉnh và quyền quản lý hành chính của nhà nước. Xã hội dân sự mang đặc tính của cá vàng, nghĩa là bẩm sinh hoàn toàn độc lập tồn tại với sự hiện diện của nước nhưng không có nước thì cá vàng mày có mà đẻ bằng niềm tin, nhể. Đấy là chưa kể có vợ thì vô khối thứ sướng. Bức bối, nhưng mà sướng.

Câu hỏi là: có thể nào vừa có vợ để sướng vừa không bức bối vì mụ vợ? Có thể, khi và chỉ khi vợ là vợ, chứ không phải mụ phù thủy tùy hứng muốn bóp lúc nào là bóp. Muốn vậy, phải có cơ chế kiềm chế, giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước pháp quyền (của vợ) hoạt động thực sự và hiệu quả: chuyện nào được bóp chuyện nào không được; ai được bóp ai bị; bóp lúc nào và không được bóp lúc nào; bóp bậy thì được la và la như thế nào, ... Không thì tự dưng bị bóp đau và cú lắm.

Có thể tiến hành cơ chế kiềm chế kể trên thông qua quá trình lý tính hoặc phi - lý tính. Lý tính nghĩa là giấy trắng mực đen quy định rõ ràng: hai ba tư năm sáu, cùng lắm là bảy, thì được bóp, chừa chủ nhật ra, nghỉ khỏe. Phi - lý tính nghĩa là những trường hợp nằm ngoài văn bản, như là chủ nhật bạn nhậu ca câu vọng cổ biền biệt nên muốn bóp đột xuất thì có thể tiến hành năn nỉ để tranh thủ sự đồng cảm dẫn đến đồng thuận mà sung sướng chấp hành; phi - lý tính vì vậy còn gọi là phương cách tranh thủ tình cảm.

Tuy nhiên, ăn táo có ngày gặp nửa con sâu. Cái gì cũng có mặt trái của nó, huống hồ trong trường hợp đối tượng là mụ vợ khó lường, mà nói chung con người là khó lường. Một cơ chế kiềm chế hoàn hảo, một quá trình lý tính giấy trắng mực đen rõ ràng không có kẽ hở nào để lưỡi luật sư có thể luồn lách lọt, và mọi nền tảng đạo đức mang tính người sâu sắc nhất đều không bao giờ có thể là đảm bảo cho sự không phản trắc của quyền lực: mọi mụ vợ đều sẽ có lúc hứng sảng. Nhất là trong những trường hợp bị hiếp mà lại mỉm cười tỏ vẽ mãn nguyện và sung sướng vô ngần. Khỏi cứu.

Khởi thủy là lời. Không chỉ là phương tiện giao tiếp liên-cá thể trong một tập hợp các cá thể khác biệt, đó còn là phương cách duy nhất để cùng đạt đến sự đồng thuận hình thức tương đối trong đám đông; một thiết lập trạng thái cân bằng bền vững khả dĩ. Chậm mà chắc. Rồi sẽ đến lúc xuất hiện của một cá nhân vượt trội phá vỡ tình trạng cộng sinh nhầy nhụa và mục ruỗng của đại nghị, thì cũng đồng thời xuất hiện cơ chế kiềm chế của đám đông nhằm tái-tạo thành một thỏa hiệp hướng tới trạng thái cân bằng khả dĩ khác. Và cứ thế tiếp tục.


Nhưng nước còn nhiều, còn nhiều. Và cần thiết cho bấy giờ là nhiều nhiều nữa những bà mẹ như thế này. Cố nhiên, khởi thủy chỉ là lời.



















Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Not a matter of pride









She knows he thinks about her, though the times are not so grand
But you can only play the cards that you are holding in your hand
She knows he thinks of leaving, and doesn't want to let him go
While there's something left unfinished, something that she needs to know

She says lets decorate the bedroom, DIY from the superstore
But he's five cans down a six pack, he's not listening any more
But she feels his heart is kinder than he wants to let her think
And so she exercises patience, does the dishes in the sink


Take your time, til you decide
It's a matter of love not a matter of pride
When people get close they sometimes collide
Oh how the truth gets turned into lies

He says I wish I had some money, I'd show this town a thing or two
See my woman let her hair down like she always wanted to do
Though I'm just a weekend dreamer still my heart's not far away
Would she be better if I leave her or better if I stay?

He doesn't want another woman she doesn't look at other men
An affair may be exciting but disappoints you in the end
They both know there is something missing floating just beyond their reach
In this lovers search and rescue will they find what they might keep

















Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Ne pas à chercher comprendre.



1. Mỗi khi không thể chịu nổi, tôi lại muốn viết. Viết không phải là điều quan trọng, kể cả những gì được viết ra cũng vậy. Cũng như viết thư, một hành động tử tế khi và chỉ khi (nó) được đọc lên. Và bức thư đầu tiên tôi viết, theo đúng nghĩa một bức thư, chính là hành động tử tế nhất tôi từng nhận được. Tôi viết thư cho người lạ

Khi không thể chịu nổi, tôi muốn viết. Khác với ở trên, tôi muốn viết và tôi viết toàn những nguệch ngoạc vô nghĩa, hầu như vô nghĩa. Giống như khi cố ghép từng mảng rời thành một bức tranh giấy xé, mỗi đoạn viết của tôi là những phân mảnh rời rạc mà khi được nối lại, chúng không biểu hiện cái gì khác ngoài sự vụn vặt, lung tung và phóng túng của đường nét: dễ dàng nhận thấy những vết răng cưa nham nhở chằng chéo bề mặt; hoặc đơn giản và rõ ràng hơn, là biểu hiện của những nỗ lực bất thành: tôi thực sự không biết viết gì.

Bức thư đầu tiên tôi viết là như vậy, và tôi thực sự thích điều đó: tôi viết vì tôi cần phải viết. Và vì câu chuyện đã thúc đẩy tôi nữa: tôi không thể chịu nổi sự im lặng này.

Bức thư thứ hai tôi viết, cũng vậy, cho một người lạ. Cũng là những phân đoạn rời rạc được đặt cạnh nhau một cách tùy tiện, cũng bởi được thúc đẩy bởi một câu chuyện mà tiếp tục im lặng là không thể chịu đựng được, mà cũng là bức thư không bao giờ được gởi đi. Đó là điều khác biệt đầu tiên: bức thư thứ hai không bao giờ được gởi đi. Như hy vọng về câu chuyện buồn không bao giờ lại được kể.

Hiếm khi tôi có cảm giác thúc bách như vậy. Hiếm khi tôi cần phải viết như vậy. Và hiếm khi tôi có cảm giác trần trụi đến vậy, trước những gì được viết ra.


2. Một lần nữa, tôi lại muốn viết. Một lần nữa, tôi lại không biết viết gì.

Ziegler đưa cái bát ra, lắc lắc cái khẩu phần thường rồi đứng đó đợi. "Mày còn muốn gì nữa?" Blockaltester hỏi: hắn ta không nghĩ Ziegler được quyền có khẩu phần thêm và đẩy anh ta ra, nhưng Ziegler quay lại và nhẫn nhục xin nữa. Anh ta rõ ràng bị chuyển sang bên trái mà, Blockaltester cứ đi mà xem chỗ phiếu, anh ta có quyền nhận suất đúp. Khi lấy được rồi, Ziegler lặng lẽ mang về giường ăn.


3. Đừng cố mà hiểu. Với những câu chuyện như thế, chỉ có thể chờ đến lúc gấp sách lại, mà khóc.















Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Cuộc đời bất tận



Này ta kể nhau nghe
chuyện cuộc đời bất tận:


Bắt đầu câu chuyện kể
là hai tiếng gia đình
chuyện về mọi người cha
và tất nhiên, là mẹ

Chuyện kể về tuổi trẻ
những năm tháng không tên
giấu sâu trong ngực trái
chuyện của một con người

Chuyện người lính trở về
đâu rơi giọt nước mắt
những Tổ quốc ra đi
những tuổi trẻ không về

Chuyện những bức thư tay
xuyên qua làn giấy mỏng
gói ghém nỗi mong manh
những mở toang không lường

Chuyện những người trẻ tuổi
nghĩ về sự lớn lao
đêm về khâu vai áo
vá mảnh đùm giấc mơ

Chuyện về cô em gái
thiêm thiếp trên giường nằm
và cả người anh trai
vẫn cạnh bên hàng giờ

Chuyện cánh đồng lúa xanh
trải dài tít xa mù
nhìn sang bên là biển
gió thổi qua cuộc tình

Chuyện những ngón tay thơm
lướt êm trên phím du
Chuyện về gót chân sần
những tảo tần bề bộn

Chuyện về những đứa con
chửa qua nửa cuộc đời
mái tóc xanh chờ bạc
chết tới giữa xuân thì

Chuyện kể về nỗi nhớ
với ở bên nỗi buồn
phía trước nỗi cô đơn
nằm im như trang sách

Chuyện về một con chó
(và) những trò lố không tên
Chuyện về một cơ hội
yêu thương không cưỡng cầu

Chuyện những tiếng xuýt xoa
trời thành phố trở gió
Chuyện về mùa nước nổi
mênh mông cả tấm lòng

Chuyện những người con gái
giấu đêm trong tay lạnh
và ô cửa sáng đèn
yêu em khi còn trẻ

Chuyện kể về ước mơ
tôi kể chuyện cuộc đời
mênh mang như nỗi nhớ
bao la gió đại ngàn


...


Tất thảy mọi xấu xa
không bằng thơm hoa sữa
mỗi buổi sớm soi gương
thấy rằng: ta đang sống.


***


Còn biết bao lời nữa
này tôi kể cho nghe
chuyện trong nhà ngoài phố
về bố và con gái [1]
và bố và con gái [2]
lại bố và con gái [3]
về nửa làn hơi thở
của một người chớm yêu [4]
về một cốc nước chanh
uống trong đêm nổi gió [8]
về những quyển sách thơm
chuyện hồi ký kể trước [5]
về vạt nắng cho em [6]
nơi cô đơn an nghỉ [7]
về một buổi chiều thu
đến ngồi lòng mùa [9]

***

về tất tật mọi thứ
về những câu chuyện kể
và bất tận cuộc đời ...

















Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Bài toán cuối cùng



Mỗi câu chuyện đều có một bắt đầu, ngày xửa ngày xưa ...




Lịch sử là những câu chuyện, nơi quá khứ được kể lại, trong ngôn ngữ xoắn xít của huyễn hoặc, đồn đoán và huyền thoại, mà mỗi bắt đầu sẽ lại là 'ngày xửa ngày xưa', khi cậu bé học sinh phổ thông 10 tuổi tình cờ bước vào phòng đọc của thư viện thành phố, nơi cậu tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Cậu bé đó là Andrew Wiles, và bài toán cuối cùng của cậu chính là Định lý cuối cùng của Fermat (Fermat's enigma).

Đó là lúc câu chuyện bắt đầu.

***

Có sự khác biệt cơ bản giữa làm toán và học toán; cũng như vậy đối với cứu cánh của tư duy khoa học và tư duy toán học. Trong khi tư duy khoa học hiện đại ngày càng hướng sang lĩnh vực của công nghệ và chú mục nhiều hơn đến ích lợi thực tế từ khoa học ứng dụng, mục đích toán học, và tư duy toán học, vẫn không hề thay đổi, xuyên suốt thời gian. Đó là đặc trưng cơ bản và cũng là vẻ đẹp kiêu hãnh của toán học: chứng minh tuyệt đối. Nghĩa là, mỗi chứng minh đúng trong toán học phải là đúng, và luôn đúng, trong mọi trường hợp; chứng minh là chưa hoàn tất khi tồn tại dù chỉ một trường hợp chưa được chứng minh. Tức, một điều là đúng khi và chỉ khi đã được chứng minh là đúng, với vô hạn trường hợp khác. Dẫu vậy, hành trình hướng đến cái tuyệt đối trong vô hạn của chứng minh toán học luôn đậm màu sắc của tư biện, và phần nhiều khởi đầu từ những cực đoan.

Ngày 08/08/1900, trong bản báo cáo mang tính lịch sử đọc trước Hội nghị Toán học Quốc tế tạiParis, David Hilbert đã nêu lên 23 bài toán-thách thức cần được giải quyết một cách cấp thiết, qua đó đề ra một chương trình nghiên cứu - cái sau này được gọi là Chương trình Hilbert - cho thế giới toán học trong nhiều năm sắp tới, mà chủ yếu xoáy vào việc xây dựng nền tảng logic của bộ môn này: mọi thứ trong toán học có thể và cần phải chứng minh dựa trên hệ tiên đề cơ sở. Nói cách khác, ông cho rằng tự bản thân toán học là đầy đủ và chặt chẽ trước mọi mâu thuẫn, và điều này có thể, và sẽ được, chứng minh chỉ bằng sử dụng hệ tiên đề cơ sở của toán học. Đây chính là hoài bão lớn lao, đồng thời, là niềm tin mãnh liệt của Hilbert. Và chính cậu bé Andrew Wileskhi đối diện với bài toán chưa có lời giải của mình, cũng đã thốt lên "mình phải giải được". Cậu đã tin chắc như vậy.

Những tiên đoán và khởi thảo của Hilbert cho một chứng minh về tính đầy đủ và phi-mâu thuẫn của toán học, cho dù dựa trên bất cứ dấu hiệu nào ngoài một chứng minh đầy đủ, thì được gọi là các giả thuyết mang tính tư biện. Giả thuyết cần được chứng minh, hoặc đúng hoặc sai, để được đối xử và sử dụng như một định lý, hay là một giấc mơ tan nát của lòng nhiệt thành. Không gì có thể đảm bảo cho sự đúng đắn của các giả thuyết, kể cả sự khăng khăng của người đề xuất. Do đó, tất nhiên, nghi ngờ là món quà của cộng đồng dành cho những ý tưởng được đề xuất, nhất là đối với những đề xuất táo bạo.

Tháng 9/1955, tại Hội nghị Toán học Quốc tế Tokyo, Yukata Taniyama, thông qua các vấn đề tham luận, nêu lên ý tưởng về mối quan hệ giữa các phương trình-đường cong eliptic và các dạngđối xứng thái quá Modular. Theo đó, mỗi phương trình eliptic sẽ có và luôn có một dạngmodular tương ứng. Ý tưởng này chỉ được đón nhận một cách dè dặt từ cộng đồng; trong sự hoài nghi quá lớn, nó chỉ được đối xử như một ý tưởng ngẫu phát dựa trên những trùng hợp cá biệt. Bất chấp những hoài nghi, sau hội nghị, Goro Shimura, đồng nghiệp và cũng là bạn thân, cộng tác cùng Taniyama phát triển nghiên cứu giả thuyết. Và ông vẫn tiếp tục thực hiện việc thu thập các luận chứng để chứng tỏ mối quan hệ đó là khả dĩ, kể cả sau cái chết của người đồng sự Taniyama(1958). Mãi đến những năm thập kỷ 60, Giả thuyết Shimura-Taniyama mới thật sự được công nhận. Và giả thuyết cần được chứng minh.

Khó thể nói sự kiếm tìm vinh quang và vinh danh từ động loại không phải là động cơ ban đầu khởi phát những công trình khoa học. Nhưng động lực thực thụ, cái mà không ngừng thúc giục con người miệt mài làm việc năm này qua tháng nọ, cái neo con người và tâm trí của họ vào một và chỉ một câu hỏi suốt những tháng dài; cái trao cho con người sự bền bĩ kinh ngạc và quyết tâm to lớn ..., chính là sự thôi thúc của trí tò mò. Không chỉ là trả lời cho câu hỏi Cái gì?, mà là đi tới tận cùng của sự hiểu biết và trả lời bằng được câu hỏi Như thế nào? Và phần thưởng lớn nhất dành cho người giải câu đố, chính là cảm giác thỏa mãn phấn khích vì đã giải được câu đố. Với trường hợp của các chứng minh toán học, đa phần họ đã biết cần phải làm gì, họ chỉ cần biết phải làm như thế nào.

Mùa thu năm 1984, Gerhard Frey đưa ra một khẳng định về bài toán lớn nhất thế kỷ: nếu chứng minh được Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, thì đồng thời chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat là đúng. Mùa hè năm 1986, Ken Ribert hoàn thiện nốt phát biểu của Frey: Chứng minh được Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, nghĩa là chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat. Dường như chỉ chờ có vậy, Andrew Wiles - lúc này đã là giáo sư toán tại Đại học Princeton - lao vào cuộc thập tự chinh truy tìm Chén Thánh của toán học, của chính mình: công phá enigma.

Gần 7 năm ròng ẩn mình trong im lặng, cuối cùng, ngày 26/03/1993, tại Viện Isaac Newton ởCambridge, trước sự chứng kiến của khoảng 200 trăm nhà toán học, và ba tấm bảng đen chi chít chữ, Andrew Wiles viết lại phát biểu Định lý cuối cùng của Fermat, rồi quay về phía cử tọa, khiêm tốn nói: "Có lẽ tôi xin phép được dừng ở đây". Và cả khán phòng vang dội tiếng vỗ tay chúc mừng.

Nhưng còn chưa hết.

Vào cuối những năm 1960, giữa lúc Giả thuyết Shimura-Taniyama đang gây xôn xao cộng đồng toán học thế giới, Robert Langland đã có một loạt đề xuất về các giả thuyết nhằm thống nhất lý thuyết số (số học) và lý thuyết nhóm (hình học), sau này được gọi là Chương trình Langland. Cho đến bấy giờ, những đề xuất của Langland không còn quá vô lý, với việc càng ngày càng có nhiều luận cứ (để) tin tưởng rằng Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, thì tương lai thống nhất toán học là không quá viễn vông. Nhưng trước cả khi Giả thuyết Shimura-Taniyama được chứng minh một cách đầy đủ (1995), trước cả khi viễn cảnh về một sự thống nhất lớn của toán học trở nên rõ ràng, như thường lệ, Langland gặp phải một thách thức nhỏ: một bài toán nhỏ, cái ông gọi tên là bổ đề, mà hóa ra lại trở thành bổ đề cơ bản. Chuyện tới đây thì ai cũng rõ.

Nhưng còn chưa hết.

Bỏ qua hàng loạt các mỹ từ và danh xưng người ta dành tặng cho toán học, những ví von to tát mà phần nhiều chỉ là ngụy trang cho thái độ không bất trọng thị, toán học, như cứu cánh hướng tới cái phổ quát, là một môn học rất dung dị. Bất kỳ ai cũng có thể học toán, bất kỳ ai cũng có thể làm toán; thậm chí, có thể làm toán ngay cả khi không cần biết thêm bất cứ ngoại ngữ nào. Hơn nữa, vẻ đẹp của toán học chính là vẻ đẹp của trí tưởng tượng: sự tò mò. Chính điều đó đã dẫn dắt cậu học trò phổ thông Andrew Wiles đến với ý nghĩa cuộc đời mình, cũng chính điều đó đã mở bung cánh của tương lai cho cậu học trò phổ thông xứ Đoài, và chính điều đó đã thách thức sự kiên nhẫn của bạn cho tới tận những dòng chữ cuối cùng này.

Rồi họ sẽ trở thành một Gödel, hay một NBC, hay Taniyama, hoặc là không một ai cả; không thể biết trước được. Chúng ta chỉ có thể chờ đợi, chờ đợi, và chờ đợi một cậu học trò nhỏ phát hiện bài toán cuối cùng của cuộc đời mình.



Và con người lại tiếp tục chờ đợi.
























Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010

không mùa


1.
(xin được vinh danh gã giang hồ tiếc nửa buổi :D)

mặt trời đen
thăm thẳm gió quấn mùa đông vào ngực
lão hát rong
vơi nhịp đàn
vang vang tha thướt giai điệu ba-tiếng ca từ
"nên ta yêu em
"nên ta yêu em
"ta yêu em
"yêu em
"yêu em.... "(*)

không mùa



2.

không còn nỗi nhớ cất riêng
mình trong ngăn tủ
chờ hong khô một ngày nắng
nỗi buồn xám giần giật
trên gió mùa trong đêm
hơn nửa mặt trăng sáng
ẩn sau bóng mình
giấc mơ thơm mùi kẹo sữa
nỗi nhớ cất riêng
không mùa


















(*) ai biết bài này bài gì hông?

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Định kiến chối từ




Tôi yêu một người đồng tính.

Liệu em có nhăn mặt không, khi nghe/thấy điều đó, từ một ngườilạ-ngườiquen-ngườibạn-ngườithân, hay từ chính bản thân mình?


***

Giới hạn của tâm trí con người là vô cùng. Hãy ghi nhớ điều đó! Trí tưởng tượng, sự tò mò và lòng ham thích hiểu biết là động lực thúc đẩy con người không ngừng tiến tới những khám phá cái mới. Cuộc sống đầy đủ hiện nay của em, chính là trái ngọt từ vận động không mệt mỏi của trí tuệ con người, cả mồ hôi, máu và nước mắt nữa. Nhưng cũng có không ít quả đắng. Con người anh hùng và con người cũng lầm lạc. Lịch sử là minh chứng, dù bài học lịch sử lớn nhất mà chúng ta học được từ lịch sử là chúng ta không học được điều gì cả. Có lẽ, bởi con người mau quên.

Trải qua bao lần vượt thoát, bỏ lại sau lưng những cấm kỵ của xã hội đương thời, lương tri con người ngày nay xem chừng đã và đang tiến dần đến hoàn chỉnh. Chưa thời đại nào có thể chứng kiến một người da đen làm Tổng thống của một đế quốc lập nên bởi những người da trắng, và trên máu của những nô lệ da đen; Chưa thời đại nào phụ nữ được hô hào trao cho quyền tự quyết: phá thai, li dị, bà mẹ đơn thân, cuộc sống đồng giới, ...; và chưa thời đại nào những sự thật trần trụi được bộc lộ với tốc độ chóng mặt; như hiện nay. Lương tri con người quả là rất chăm chỉ.

Nhưng ý tưởng về một chung cuộc trong vấn đề này, hay bất cứ vấn đề nào khác, đều là một mầm mống nguy hiểm. Nắm giữ chân lý, hay vinh danh chân lý, là một bước rất gần tiến tới chủ nghĩa cực đoan, rất gần tiến tới toàn trị, tới tội ác phi-nhân-tính. Dù cực đoan là con đường ngắn nhất dẫn đến phát triển, cùng với định kiến.

***


Định kiến làm xã hội độc ác và đố kị. Làm con người ta bon chen. Làm con người ta nhỏ nhen. Làm con người ta thay vì tự mình vượt lên trên, thì lại đi ngáng chân những ai hơn mình. Những cái đó làm đất nước mãi nghèo nàn và lạc hậu.

Những điều nằm ngoài sách vỡ, em rồi sẽ được học/thấy; những gì tốt đẹp, cũng như xấu xí.

***

Chiến tranh tất nhiên là xấu xí. Nhưng khi chiến tranh ngừng tiếng, dưới vòm trời xanh và những cánh đồng ngô vàng trải dài típ tắp, những đứa bé hòa bình sẽ ra đời. Đứa bé đó tên là Nadezhda; hoặc Esperanza; hoặc Ruya; hoặc bất kỳ cái tên nào khác nữa. Quan trọng là đứa bé đã chào đời. Quan trọng là những đứa bé hòa bình đã chào đời. Và cuộc sống lại bắt đầu một chu kỳ mới, với món quà vô giá của tự nhiên.

Đó là Hy vọng.

***

Bản chất của cuộc sống là không ngừng tái tạo thành những dạng nguyên liệu sống thích hợp; bản chất của giáo dục là liên tục tái tạo các khối lượng tri thức cần thiết phù hợp với cuộc sống. Nhưng không gì có thể đảm bảo cho một kết cuộc tốt đẹp; không tri thức nào có quyền phán định điều gì là sai trái và điều gì là đúng đắng. Tri thức khoa học không thể giúp gì em trong việc xác định những tiêu chuẩn đạo đức, dù ý niệm về đạo đức là rất mong manh và phập phồng như chính bản thân cuộc đời vậy. Và em phải tự học thôi, những gì đúng-sai ấy, từ chính cuộc sống phập phồng quanh mình, em ạ.

Các em rồi sẽ lớn và có cuộc sống của riêng mình. Nếu đủ may mắn (hoặc quá xui xẻo), sẽ có gia đình, rồi may mắn hơn, sẽ có những đứa con, rồi các đứa trẻ sẽ lại lớn, rồi lằng nhằng các thứ lại tiếp tục. Rồi sẽ một lúc nào, tại một nơi nào, các em sẽ cảm thấy tự hào về cuộc đời mình, về những gì đã qua, về tất cả mọi thứ. Và cả kiêu hãnh.

Rồi em cũng sẽ chết, và các câu truyện sẽ được kể lại, hoặc không.

Nhưng đừng bao giờ chấp nhận cúi mình dưới cái bóng định kiến của kiêu hãnh. Hãy là người tự do!

Bởi chúng ta vẫn không thôi hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn - mọi thứ phải tốt đẹp hơn! Nhưng chúng ta vẫn không thôi hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn - mọi thứ phải tốt đẹp hơn!

***


Và đó luôn là Hy vọng!

















Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Truyện cực ngắn về răng.



1. Theo sau mỗi lần dọn phòng tắm là mỗi lần chai lọ các kiểu được tái cơ cấu vị trí. Điều này quá đỗi hiển nhiên không cần phải để ý cho đến một lần nọ, khi hắn phát hiện chai dầu gội và chai sữa tắm đã âm thầm được đổi chỗ không biết từ lúc nào. Nghĩa là tối qua hắn đã dùng sữa tắm gội đầu và dùng dầu gội để (lại) gội đầu. May mà hết kem đánh răng.


2. Buổi sáng, đi tắm. Sau khi gạt cần tắt nước, hắn bước về phía giá gương. Vừa đi vừa nghĩ nghĩ, ngước mắt lên là thấy chai dầu gội: (tiềm thức bùng lên mạnh mẽ): "dầu gội, dầu gội, gội đầu". Hắn liền cầm cái chai lên, đổ dầu gội vào lòng bàn tay, rồi nhìn cái vùng màu trắng đục thơm mùi quen tóc mình. Trong một tích tắc, ký ức ùa về: "Ủa, đánh răng mà?". Trong tích tắc thứ hai của thực tại hắn thấy một con lừa.


3. Ngồi dậy trong cơn nửa tỉnh nửa mền mệt của giấc ngủ ngắn tối qua, nhìn buổi sáng hửng lên rọi qua tấm màn dày và nghe chẳng một tiếng gì, hai thằng kia vẫn nằm như chết, và hắn hát: "Giờ chơi đến rồi, giờ chơi đến rồi, dậy đi thôi, dậy đi thôi". Thề có Chúa, Allah, Phật tổ hay bất cứ ai có tồn tại, hắn còn chưa kịp hiểu cái của nợ đó từ đâu chui ra thì miệng đã phọt cả ra rồi. Chả hiểu đầu cua tai nhéo thế nào; sáng đó hắn không đánh răng, lần hai.


















Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010

Viết tản văn



Làm người rất mệt. Bất cứ khi nào cũng có thể bật ra hàng đống câu hỏi nhỏ nhặt về lựa chọn, mà việc trả lời hoặc kiếm tìm câu trả lời đều là xa xỉ, như là: Tại sao là cô ấy? Tại sao ngồi chỗ này? Tại sao là thư tay? Tại sao, con bò? Tại sao, con trai? Tại sao mình lại sống? ... Và trước khi lấn sâu hơn vào địa phận siêu hình của tồn tại, dù quả thật điều đó là không cần thiết; tồn tại là dĩ nhiên trước bất chấp mọi nỗ lực lý giải: trước cuộc đời, khoa học chỉ là con kiến, dù nhiều lúc kiến cắn thì rất đau.

Cũng không thể lý giải được, trong một sáng chủ nhật nằm xoãi dài trên đệm và ngắm gió đung đưa những chiếc đèn lồng đỏ trên cao và trong lòng cảm thấy dễ chịu vô ngần; cũng không thể lý giải vì sao tôi chọn viết tay, thay vì đánh máy như lệ thường. Không thể lý giải. Nhưng tôi yêu thích cảm giác này: cả thân người đổ dồn lên viết và con chữ dần dần hiện ra. Có xấu thì vẫn là chữ, đọc được.

Có thể là do cây bút; tôi thích cầm nó, tôi thích những nét vẽ nên bởi cây bút này: những chuyển động mềm mại, những nét vút sắc lẹm và êm tay. Có thể chỉ là tôi tưởng tượng. Tôi cũng không rõ.

Nhưng chắc chắn, là tản văn, tôi có thể dễ dàng chuyển từ cây bút sang bài nhạc vô tình được nghe, - điều mà như làm sống dậy một vùng ký ức dù chưa xa lắm nhưng hiếm khi gặp gỡ: tiềm thức quả có những kết nối không ngờ; ký ức trơ tráo hiển nhiên khỏi nói rồi - như thể là một điều quá sức hiển nhiên, quá sức có liên quan. Hiển nhiên chết được!

Và cũng hiển nhiên nốt khi nói rằng cuộc sống này đơn giản lắm là đơn giản. Không cần phải có trí tuệ phi thường để có thể sống một cuộc đời có ích thú vị. Ngược lại, với những trí tuệ được vinh danh phi thường, chẳng có mấy điều thú vị để nói cùng; dĩ nhiên là trước khi họ viết hồi ký, điều duy nhất thú vị, với đa số chúng ta. Nhưng điều đó cũng không cho họ một kết cuộc khả dĩ nào phi thường hơn chúng ta; chúng ta rồi cũng sẽ già, cũng lên nóc tủ ngắm con gà khỏa thân. Và tất cả những điều còn lại là huyền thoại. Đương nhiên, Mặt trời không bao giờ có thực.

Song, tự nhiên không phải phân bố đều. Tức, điều này là hiển nhiên với người này, có thể không có nghĩa gì với người khác nữa: tôi đã mất rất lâu để có thể hiểu được rằng, ngoài xem tivi, người ta có thể làm gì vào buổi tối. Người ta có thể đọc sách. Hoặc không.

Tức là tôi đang đề câp một vấn đề riêng tư, một câu hỏi muôn thuở, mà dù thời đại công nghệ này có thể tiến xa đến đâu, con người không thể khước từ đối mặt, hay thậm chí có thể không hề biết: bạn làm gì trong quãng thời gian chờ đợi trước khi bước lên chuyến tàu sau cuối; no refund, no return.

Làm người rất mệt. Bất cứ khi nào cũng có thể bật ra hàng đống câu hỏi nhỏ nhặt về lựa chọn, mà việc trả lời hoặc kiếm tìm câu trả lời là xa xỉ. Nhưng cuộc sống vốn dễ chịu; không buộc phải trả lời hàng đống câu hỏi về độ dòn, độ tươi, độ ngọt, độ ngon ... của một trái táo trước khi ăn, (về hàm lượng dư chất trừ sâu thì có muốn cũng chẳng biết được): cắn một miếng táo và chờ đợi món quà của sự bất ngờ, rồi thử lại, nếu còn (dám) thích. Và theo đó, bằng cách tiếp tục sống, đến một lúc nào, những câu trả lời sẽ xuất hiện, ở dạng này hay theo cách khác, quan trọng là thời điểm; cũng như những ngạc nhiên được trông chờ sẽ xuất hiện, quan trọng là bao giờ?

Mặc dù vậy, có điều gì đó để trông đợi trong cõi đời ô trọc này vẫn tốt hơn, dù chỉ nhỏ nhặt như là được tặng một quyển sách. :)























:(













.

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2010

Hà Nội lúc không giờ,



cũng mất một lúc mới sang đến bờ bên kia; ở giữa, dòng sông vẫn tuôn trào. Hai chiều đường chật kín, từng tốp nói cười râm ran, tiếng trẻ con vòng quanh í ới; còi xe bức bối, xe tuần tra liên tục nhá đèn không ngừng thúc bách: dòng chảy xoay đều, xoay đều. Họ đi chơi hội.

Hoặc là giấu mặt giữa bốn bức tường, kiên quyết cố thủ trong bóng đêm với núi lương khô trữ sẵn, hoặc phải vào phố, nếu không muốn ra khỏi phòng bằng cáng và tên trương lên mặt báo trong chuyên mục Chuyện lạ của báo Dân Trí: "Xác chết thúi trong phòng khách sạn"; tôi phải vượt sông thôi. Cũng may, Hà Nội đi ngủ sớm.

Bỏ lại dòng sông, tôi vào phố.

Từ Cao Bá Quát ngoằn nghèo một lúc thì ra được khoảng sân rộng xe lao vèo vòe, mà chếch bên mé trái là văn phòng luật của con trai nhà thơ muốn bay vào vũ trụ, trước cả anh hùng Phạm Tuân, băng ngang qua đồng chí Dưới cờ Đảng vẻ vang, ngang qua cả con đường nườm nượp lúc nào muốn ngang qua cũng phải chờ một lúc, rồi rẽ phải đi trên lề độ năm phút thì rẽ vào Tôn Thất Thiệp, chỉ một đoạn ngắn là ra được Trần Phú - Trần Phú này lấm lem hơn hẳn Trần Phú ngoại giao phía trên, rồi rẽ phải về phía phố ăn đêm, băng qua cả đường ray vào Hà Trung, buổi tối vắng lặng, chỉ có dãy đèn lồng thắp điện giăng cao một bên, đường chẳng mấy người.

Đa phần những con phố khác cũng vậy. Ngõ Yên Thái khi trời chưa tối dập dìu người bán kẻ mua của cái chợ tự phát-cái chợ chồm hổm ngồi bên cạnh tấm biển đỏ chót "Cấm họp chợ" đặt ở đầu ngã ba, - lúc nào cũng có đôi ba người đeo băng đỏ ngồi cạnh, rẽ ra phố lớn Hàng Bông; toàn người già, không biết ngồi canh gì, không biết cần canh gì. Từ ngã ba, đi theo hướng nào cũng ra được phố lớn, từ ngã ba đi đâu cũng thấy người với người, lúc nào cũng vậy.

Thông thường, tôi đi thẳng; đi hết ngõ Yên Thái rồi ngoặt ra Hàng Mành, sẽ tìm được một loạt mini shop - nơi hàng bán theo giá niêm yết và người mua không (cần) được trả giá. Thậm chí, không cần cả nói: chọn cái shop sau chót bước vào, lẳng lặng ra phía tủ mát phía sau, chọn lấy một chai nước cam và một chai nước suối cỡ nhỏ, đem đặt lên quầy, trả tiền, rồi bước ra; lần nào cũng như lần nào, cô bé bán hàng lí nhí cảm ơn khi nhận tiền: trong một thoáng, tôi được làm người nước ngoài. Chỉ trong một thoáng.

Đã rất gần bờ hồ, đi bộ chừng dăm mười phút vòng vèo các phố lớn là tới. Chút nữa thôi. Chỉ chút nữa thôi. Nhưng tôi từ chối, tôi thích được (điên) một mình.

Rồi tôi trở về, dọc theo con đường độc đạo, dần tua lại khung cảnh thanh bình của phố đêm, trước khi lại trầm mình vào cơn hoan hỉ của đám đông điên cuồng chưa bao giờ dứt. Họ đang sống.

Con người ta thuở ấy cũng như con người ta muôn thuở chỉ lo sống, cứ thế sống, sống và chỉ có sống mà thôi. (*)


Quan trọng là được sống. Nhưng không phải lúcnào-ởđâu cũng có thể.



























(*) Bảo Ninh


J101 - Nina Simone


































.

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2010

tháng mười, không một (thôi).



1.

Tôi đi tìm mùa thu
thành phố xám
hàng hàng hoa sữa
cơm nguội chưa vàng.

(tôi đi tìm mùa thu
thành phố xám
gió 4g chiều vi vút từ đầu buổi
bỏ xó mặt trời.)

mùa thu hụt.


2.

tôi đi giữa mùa thu
cái loa phường
lũ lượt
rồng bay
thay nhau cưỡng hiếp mặt hồ rêu.


3.

tôi đi cùng ngàn năm
nhân gian-một đóm tàn.















Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

tháng 9, bù ba.


mùa thu chín


1.

Những ngày mưa nhoe nhoét
trôi quên mất lối về

những ngày mưa-ướt át
dấp dính
như da thịt người tình
quện siết
căng tròn
xoăn sít
siết.siết.siết.siết.siết.siết.siết.siết.síiT

mùa thu chín.


2.

những cơn mưa
rèm che hấp háy
những cơn mưa
đệm ấm chăn đùng
những cơn mưa
hơi thở gấp
thập thùm-thập
...............thùm
hây hẩy thơm
môi mềm
những buổi mưa


3.

Ôm em đi! trời nghiêng gió lặng
Hôn em,
nắm tay-làm tình.
















Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

tháng 9, không tám.


này thì là này thơ.
(đương nhiên không phải em làm ạ)




Một ngày mưa trên phố

Sài Gòn mưa ướt trời đêm
xuýt xoa
may ấm mắt em đèn vàng
đôi khi đại lộ thênh thang
mình đi cứ ngỡ hai hàng cây đi
người che mưa ướt cong mi
cho ta trú dưới nhu mì của em!.

Sài Gòn mưa ướt trời đêm
bỗng dưng phố xá thật hiền trên tay
Vỉa hè rượu uống không say
giọt mưa mang nỗi buồn bay về trời
người đi cho kịp đêm trôi
ta đi cho kịp nụ cười môi em.

Sài Gòn mưa ướt trời đêm
tiếng dương cầm chảy ướt mềm vòng xe
chân trần tránh xác lá me
mới hay mình cũng nửa quê nửa mùa
Sài Gòn còn một đêm mưa
Người quê, kẻ phố kịp giờ nhập đôi.




Du ca

Chiều
Ai nhóm bếp củi ngo
khói lam đan sợi níu đò triền sông
người ngang dọc
mùa đi vòng
tìm về
chim ngói, cánh đồng reo ca.

Thương bờ cúc dại quanh nhà
huây hoai hương rạ len qua tuổi tình
hát khi ngồi với bình minh
chuông chùa hòa khúc yên bình từ tâm
hình như...
tha thiết trăng rằm
một lần thơ dại được cầm tay em.

Sương khuya gầy ảo dáng hiền
Mẹ cho vóc hạc khắp miền lãng du
về gối đầu với mùa thu
hoang vu còn ấm lời ru nửa đời.

Quê ơi,
khao khát lở bồi
cắm sào cúi nhặt bóng tôi bên người


- Tú Trinh, 2003.












Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

tháng 9, bù hai.



Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
thảnh thơi trắng bò qua khoảnh trời xanh
bên trên dãy mái ngói đỏ bạc phết
không mấy ai nhìn

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
mười lăm phút tính từ đầu đường
băng qua hai ngã tư vun vút bóng những xe qua lại
dưới dựng đứng những chóp tầng cao chót vót
mười lăm phút đi bộ giữa chốn không nhà.

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
muốn ôm lấy một
dáng lưng ong bất chợt vượt qua
ngấu nghiếng nghiếng ngấu
như phổi hút cạn không khí,
không thở.

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
bị chộp lấy
trong khoanh tròn
nhuộm nắng.


Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
tìm mãi chẳng mô ra đất nào làm mồ
đặt hoa lên/trên/cho
nỗi bất hạnh của Algernon
chẳng mấy ai nhìn.
















Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

tháng 9, bù một.

trích toàn văn (không kể lỗi typo-chính tả) của một ghi chú (footnote) trong Giảng đường yêu dấu (dù đọc xong chỉ thấy yêu dấu đâu đáu tận phường nao) của Mai Anh Tuấn. Bản quyền thuộc về Mai Anh Tuấn; Nxb Trẻ độc quyền xuất bản từ 2010 đến 2015.

Hướng dẫn đọc bài: phần bôi đen không cần tô lên để đọc.







1. Năm 1996, trong một bài giảng ở Viện hàn lâm Ý, sau khi, hết sức tinh tế, chỉ ra những nhầm lẫn của V.Hugo trong cuốn Nhà thờ Đức bà thành Paris, Umberto Eco, bằng vốn tri thức rộng lớn, đã say mê bàn đến những thay đổi bão táp trong việc tạo ra các phương tiện vật chất kỹ thuật liên lưu giữ văn bản, từ Gutenberg đến Internet. Niềm cảm khoái của ông dừng lại ở cụng từ "chiếc máy điện toán" mà theo đó, thứ nhất, một nền giáo dục khai sáng phải biết cách tận dụng triệt để những tiện ích của mọi phương tiện truyền thông và thú hai, trong xã hội mà sự chọn lọc, phê phán thông tin quan trọng hơn là hưởng thụ nó thì chiếc máy điện toán sẽ ưu thế hơn truyền hình. Và thứ ba, rất lý thú, Eco khẳng định: "với kỹ thuật máy điện toán chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên Samizdat [tự xuất bản] mới. Con người có thể liên lạc trực tiếp không cần phải qua trung gian những nhà xuất bản ...", liền đó, kèm theo một mệnh đề: "Nếu mạng máy điện toán thành công trong việc giảm số lượng sách xuất bản, thì đấy là một sự cải thiện hàng đầu về văn hóa". (Xem thêm Umberto Eco, Đi tìm sự thật biết cười. Vũ Ngọc Thăng dịch. Nxb HNV, H. 2004). Rõ ràng, muộn hơn rất nhiều so với khái niệm Thiên hà nhìn (visual galaxy) của McLuhan nhưng do chỗ đi từ lý giải cái tính cách văn hóa của cộng đồng điện tử nên triết luận mà học giả người Ý gợi ra, luôn có tính thời sự và rất đáng suy ngẫm thấu đáo. Đối với người Việt Nam, quốc gia mới thiết lập hệ thống Internet hơn 10 năm, lời khẳng định trên đây của Umberto Eco, quả thực, có một kiểm chứng sinh động, tôi xin nói thu hẹp, trong sinh hoạt văn chương.

2. Có thể còn nhiều bàn cãi nhưng sự hiện tồn của các website và blog văn chương cá nhân là biểu hiện cao của kỷ nguyên Samizdat song song với web publishing... Thực tế đầu thế kỷ 21 cho thấy: gần như, bất cứ người cầm bút nào cũng đều muốn xây dựng cho mình một web/blog riêng và họ, trong một kết cấu nhị trùng, vừa là tác giả vừa là độc giả, sẽ có một không gian mạng tự sinh. Trước hết, về diện mạo, các web/blog văn chương cá nhân xuất hiện rất sớm, được xây dựng bởi một nhà văn, nhà nghiên cứu có tên tuổi, trực tiếp tham gia vào đời sống văn học nghệ thuật đương đại. Các web/blog này tồn tại theo những cộng đồng thông tin khác nhau (báo chí, nhà trường, sáng tác, dịch thuật...) và nếu lấy con số lượt người truy cập thì rõ ràng, chúng có một số lượng độc giả rất lớn, thậm chí, chung thủy. Các blog/web văn chương cá nhân cũng phân hóa theo nhiều dạng: dạng đơn thuần tìm kiếm, chuyển tải thông tin về văn chương; dạng nghiêng về sáng tác hoặc dịch thuật; dạng tạo ra các diễn đàn, sôi nổi và đang là thời thượng hơn, về các vấn đề văn hóa xã hội. Việc một số ác phẩm văn học, vốn là những bài viết tự xuất bản trên web/blog, ra đời dưới hình thức sách trong thời gian qua cho thấy khả năng thay thế cung cách xuất bản trước nay, đồng thời làm đa dạng hóa các con đường đến với độc giả của văn học nói riêng và văn hóa nói chung. Nỗi lo lắng về việc "cái này sẽ giết chết cái kia" như của V.Hugo khi liên tưởng đến độc giả mạng đang ngày một tăng thay vì đến các phòng đọc sách, các thư viện hoặc rằng, các web/blog văn chương cá nhân sẽ khiến các phát ngôn chính thống lép vế, thực ra, là nỗi lo dư thừa. Sẽ không có sự phân quyền và ranh giới tuyệt đối, vấn đề chỉ nên và cần được hiểu là có sự thay đổi sâu sắc. Mặc dù, cho đến tận lúc này, sự hiện tồn của chúng thường đi theo một qui luật khá là tự phát nhưng đã nói lên những biến đổi cấu trúc ý thức, tâm lý của các nhóm cộng đồng trong việc tạo ra một hình thức sinh hoạt tư tưởng độc lập, biến cá thể thành một đơn vị tư duy có tính tương tác cao. Đây là một nhân tố, như Thomas L. Friedman phân tích, có tác dụng làm phẳng thế giới, và ở chiều ngược lại, hệ thống thế giới phẳng cũng sẽ cho phép mọi người tải các nội dung lên mạng và, theo ông "toàn cầu hóa chúng - mà không phải trải qua sự kiểm duyệt của bất cứ tổ chức hoặc thể chế mang tính cấp bậc nào". (Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng. Nxb Trẻ, 2006 tr.146).

Từ góc nhìn này, có thể nói, các web/blog văn chương cá nhân đang tạo ra những qui tắc và quyền lực mới.

Đầu tiên, từ sự thẩm định của độc giả, các web/blog trở nên có uy tính, là địa chỉ tin cậy trong việc tra cứu và lưu trữ các sản phẩm thông tin. Nếu trước đây, sinh hoạt văn chương chỉ tập trung ở báo viết và các tạp chí chuyên ngành thì nay, xu hướng lấy các web/blog cá nhân làm diễn đàn đang dần nổi lên, liền đó, hình thành lớp độc giả/tác giả kiểu mới, trái ngược lại với kiểm "giáo sư hoài cổ" như Eco ví von, chỉ gửi/đọc/phản hồi các nội dung văn chương số. Điều đáng chú ý là, ngay trong giới thiệu nghiên cứu, sự phân biệt cấp bậc nguồn gốc dữ liệu đã dần mờ nhòe đi. Nhiều bài viết trên web/blog cá nhân đã có mặt trong thư mục tham khảo của các công trình, luận án văn chương, điều trước đây thường bị phủ nhận hoặc "lờ" đi do gốc gác ngoại biên của nó: không phải cơ quan ngôn luận của một tổ chức hội đoàn. Nay thì, với sức hấp dẫn và mức độ đa chiều của thông tin, việc dẫn các dữ liệu như vậy càng làm giàu hóa thông tin để đề cao năng lực xử lý, chọn lọc của người sử dụng. Chính sự thay đổi phương thức sản xuất văn học đã nảy sinh phương thức tiếp nhận mới, nó không ăn khớp với các tập quán thâu nhận truyền thống. Hệ quả là, sự thắng thế của các công nghệ tự xuất bản trên mạng, cả về thời gian lẫn thông tin, đã hút vào đó một cộng đồng rộng lớn mà không hề/cần truy vấn nguyên nhân việc tham gia. Tự năng sản, như vậy, cũng là điểm độc đáo của web/blog cá nhân. Trong trường hợp độc giả tải hoặc lấy một nội dung số thì tính phi lợi nhuận và sự biến các dữ liệu tri thức thành tài sản công cộng, dù ở mức độ nào, cũng có tác dụng cải thiện hiểu biết của các cộng đồng. Và đó là điểm độc đáo thứ hai mà một web/blog cá nhân có được.

3. Sức mạnh từ dưới lên - một cách hình dung về các web/blog văn chương cá nhân, trước hết là ở các khế ước văn hóa tạm thời. Trong bối cảnh mà những đức lý văn hóa cần phải kiêng cữ do cái nhìn cấm kỵ gây nên đang dần tháo dỡ để làm thế giới trở nên phẳng, thì rõ ràng, phổ hệ của khế ước lớn hơn nhiều, riêng các khế ước có tham vọng vĩnh viễn hóa chân lý, sự thật sẽ bị hoài nghi, phản biện. Nói cách khác, thay vì tôn trọng một khế ước vĩnh viễn, văn hóa bao giờ cũng cần tạo ra nhiều khế ước tạm thời mà ở đó, lý tưởng phản biện như một vầng sáng đơn độc không bị thâu tóm, chìm khuất bởi đại chúng. Trong khế ước tạm thời thì "tiêu chuẩn phê phán" (chữ dùng của Vương Sóc) phải là đích đến chứ không nên coi là biểu hiện của đạo đức trá hình. Bởi phê phán, phản biện là đa tâm điểm, trả lại nếp sống tự do nhận thức và đại nghị văn hóa. Đặc biệt, đối với phê bình văn học thì đối thoại và kèm theo đó, mở rộng các luồng ý kiến, các diễn giải khác nhau đang là tính cách giao liên tương tác mới. Nó, một mặt, biểu lộ sự chung sống và ham sống trong sự đa dạng văn hóa, mặt khác, đẩy lùi các "vùng cấm" để người đọc có cơ hội giữ được một cự ly cần thiết cho việc thụ lý những ý nghĩa, những tính hiệu có trong văn bản. Cả hai, trong tư cách nuôi dưỡng sinh hoạt phê bình, đã là một giá trị cơ bản. Và theo tôi, đây là yếu tố tạo tác phê bình một cách liêm chính và hiệu quả. Sẽ không có một hệ trục di sản bất động trước vòng quay mới của xã hội, nó phải có một đặc quyền nào đó cho phép người hưởng thụ được dán mác phản tỉnh cá nhân. Cá nhân hóa, trong trường hợp này, là quyền lực mới của văn hóa.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

tháng chín, bù.








Pretend that you're alone now and everything is gone





















.

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

tháng 9, không chính.


(1), (2), (3)



Quả thật tôi không biết nói gì.

Tôi thường tự hỏi, khi nhìn các cô gái soi gương hay giữa chừng nghe lỏm cuộc nói chuyện của hai ai nào: họ làm điều đó như thế nào. Ý tôi là những người gọi là yêu nhau đấy, họ nói những chuyện gì suốt ngày qua lại ngày mà vẫn còn thể tiếp tục gặp nhau tiếp tục nói những chuyện gì suốt ngày qua lại ngày? Tôi chưa từng yêu nhau, nhưng tôi có hỏi những người yêu nhau. Đa phần họ cười; 'cứ yêu nhau đi!'. Tôi thật không biết được; cũng như những cô gái đứng trước gương; tôi thật không thể hiểu họ nhìn gì khi mãi đứng đó: những cô gái trước gương nhìn gì?

Như cô gái đó đang đứng trước gương, trên vách lối rẽ vào toilet, những ba lần rồi.

Họ ngồi chếch về bên phải, khuất sau kệ sách đường vệ như phù điêu. Tôi không thể thấy được họ làm gì, nhưng tôi có nghe được tiếng rì rầm. Và chỉ có thế. Nhưng như thế thì giải thích thế nào cho việc cô gái với chiếc quần jeans màu sậm ôm sát và chiếc áo khoác màu đen gọn gàng chốc chốc lại ra đứng trước gương, trên lối rẽ vào toilet, rồi biến mất trong cả một lúc, trước khi lại trở về với những chuỗi rầm rì. Có vẻ không phải là dậm lại phấn son, cô gái không trang điểm; một gương mặt đẹp.

Quán lúc này ngồm ngộp tiếng người. Nếu không chú ý, không cả nghe được giọng nữ uể oải đang hát trên loa. Một ngày cuối tuần như vậy không hẳn là đông. Nhưng nườm nượp ra vào; không dưới mười lần tôi đưa mắt về phía tấm kính cửa: những đôi giày gót cao, những váy quần lụa là, những gương mặt điểm trang son phấn, dường như tôi nghe được các thể loại nước thơm quen thuộc; những đôi môi đỏ mọng son mấp máy, những tiếng cười nghiêng ngã, những gương mặt cùng túm tụm vào một niềm vui chung, có cả những cái nhíu mày, vuốt cằm; những đoàn khách trễ chun vào ngó nghiêng rồi phúng phiểu bước đi; những cô con gái bận váy bước vào ngơ ngác nhìn quanh trước khi rơi tỏm xuống đệm ghế rồi dán mắt vào khung màn hình sáng; có cả những người đi một mình xuất hiện nơi cửa rồi như biến mất ở xó nào trong đây, như tôi.

Tôi luôn có mong muốn được biến mất; chui vào một xó nào đó rồi biến mất mãi mãi. Hoặc ít ra tôi có thể biến thành vô hình ở những nơi đông người, trước những cặp mắt tò mò và những đôi môi chỉ chờ thể hiện thành lời sự quan tâm. Hoặc ít ra là như lão già chỉ mê đọc chuyện tình, mà phải là những chuyện tình có hậu, tôi có thể tháo hàm răng ra, bọc khăn đem cất, và tôi không buộc phải nói gì.

Trở lại những cuộc gặp gỡ và chuyện trò, quả thật tôi không biết nói gì.

Đến đây, tôi nghĩ đến T.; nghĩ đến cuộc gặp gỡ im lặng hoàn hảo mà có lần T. kể tôi nghe về sự êm ái mà cô cảm thấy cũng đem đến cho tôi một chút gì êm ấm. Họ bên nhau suốt cả buổi, ở nơi thành phố xa lạ, với nắng chiều như thiêu đốt từng từng lấm tấm mồ hôi tuôn ra như vã. Không nói lời nào, và điều đó thật dễ chịu. Cuối cùng T. lên tiếng: T đang rất rất rất dễ chịu, và t biết m cũng vậy. Hụp sâu trong chiếc sofa đối diện, chỉ thấy cái khua lên đồng tình của chai bia. Không cần thêm lời nào.

Phải gắn bó đủ sâu thì mới có thể đem đến sự dễ chịu cho ai khác, chỉ bằng sự có mặt của mình; hoặc, tôi nghĩ, theo một cách trái ngược, là hoàn toàn xa lạ: sẽ không có những cái nhìn xoáy thẳng vào nạn nhân, nhân danh sự quan tâm; hoặc những lời thừa thải về sức khỏe vốn chưa chết được của bạn, hoặc một lần lặp lại vô nghĩa nữa của câu hỏi muôn thuở: 'lúc này, sao rồi?'. Sự hời hợt có tác dụng gây khó chịu gấp bội so với vẻ dửng dưng, mặc cho bạn có đang dễ chịu đến mức nào.

Tôi không khó chịu chút nào. Ngược lại, tôi thật đang rất dễ chịu, vào một buổi chiều cuối tuần, với vay quanh hoàn toàn xa lạ, quyển sách gấp bên cạnh, tiếng trompet dập dìu, và cơ man những chuỗi rầm rì vô lối; chẳng gì có thể làm tôi khó chịu, tôi không buộc phải nói cái gì. Không có ai trước mặt.


Không có ai trước mặt. Bạn còn trông đợi gì hơn nữa cho những cuộc gặp gỡ như vầy?















Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

tháng 9, không bảy.


(1), (2), (3).



Như mọi khi, tôi mỉm cười. Đa số các cuộc gặp gỡ tôi có dự phần thường trôi qua trong im lặng suốt một quảng lớn thời lượng gặp mặt cho đến khi một biến cố nào xuất hiện. Tôi thích như vậy. Tôi hưởng thụ điều đó; ngắm nhìn cái gì đó giữa yên tĩnh đến từ xung quanh trong khi những suy tưởng hờ hững lướt ngang qua đầu; không một chủ đích nào. Tôi không biết giữa sự thỏa thích của ngắm nhìn và cảm giác bềnh bồng của quấn lấy bởi các ý nghĩ, cái nào là nguồn cơn thỏa mãn vượt trội hơn; có vẻ như khi không bị quấy rầy bởi suy toan, ứng phó với những giao tiếp thành lời để rồi mặc sức đuổi theo bất kỳ điều gì nảy ra trong óc, đuổi theo bất kỳ khả dĩ nào làm tôi sung sướng, điều đó cho tôi cảm giác dễ chịu: cảm giác của không bị trói buộc, tự do hưởng tận.

Đa phần mọi cuộc gặp mặt đều tốt đẹp như thế, cho đến khi tiếng nói ấy vang lên. Lần này là đôi mắt; vẫn với cái nhìn chăm chú ấy tôi không thể tiếp tục im lặng. Gấp trang sách lại, một cách chậm rãi, tôi nói tỉnh:

- Thì tui đang nhìn bạn mà.

Vẫn nhìn tôi chăm chăm, con hồ ly một đuôi ở phía đối diện tiếp tục màn tra hỏi, sau một liếc mắt nhanh về phía cuốn sách; tiếng nói vang lên trong cái nhíu mày:

- Tui làm gì mà bạn nhìn tui?

Tôi biến thành heo thật.

Không phải là tôi biến hình thành con heo, cũng không phải là tôi có ý thóa mạ đồng nghiệp bốn chân của mình. Vốn dĩ tôi chẳng khác gì heo, và tôi hoàn toàn không lấy gì làm xấu hổ với sự thật hiển nhiên đó. Nhưng sự chẳng đặng đừng một khi mỉm cười là không đủ cho những trường hợp đối phương như lăm lăm dí câu hỏi vào mặt "Tiền, hay là chết?" như thế này thì biến hình thành heo là một giải pháp tương đối khả dĩ: chìa vào mặt đối phương một gương mặt heo, thiếu điều bật thành tiếng kêu ộp ộp, là cách thay lời tôi muốn nói "Cho ăn không thì ra?". Hiệu quả của phép biến hình sẽ rất nhanh chóng thu được trên khuôn mặt giãn ra và có phần sốt ruột phía đối diện. Trừ phi, bên đó cũng là heo.

May mắn thay, bên đó không phải là heo. Bên đó là con gái. Đáng sợ gấp bội!

- Mà sao hôm nay bạn kêu tui?, con gái tiếp tục. Bình thường tui rủ bạn hông thèm đi mà!?

- Tui có hông thèm đâu, con heo, à không, con người trả lời. (Hông thèm mà tui kêu bạn ra đây cho tui dòm à? - đó là tôi nghĩ thầm). Tui có thèm mà.

- Thèm cái là bạn kêu tui ra rồi ngồi nhìn không dậy hả? Nhìn đã rồi dzề hả?

( Ừ.) Biến thành con heo. Tiếp tục nhìn.

- Bạn nhìn quài dậy? Bạn giỡn tui hả? Cái nhìn chăm chăm lúc này đã chuyển thành cái lườm nheo mắt rồi.

(Không nhìn thì làm quái gì giờ?). Vẫn đang là heo. Vẫn tiếp tục nhìn.

- Dậy bạn kêu tui ra ngồi không cho bạn dòm dậy thôi đó hả? Bạn nói gì đi chứ! Tui có phải là cọp đâu mà bạn sợ?

Chiến thuật con heo quả nhiên hữu dụng. Như quyền lựa chọn đổi câu hỏi trong các game show, tôi đã chờ được đến câu hỏi mình có thể trả lời. Tất nhiên, tức nước thì vỡ bờ, đáp không cần nghĩ.

- Bạn không ăn thịt tui vẫn sợ.

- Tui làm gì mà bạn sợ?

- Bạn là con gái. Hễ con gái là tui sợ.

- Dậy bạn mê trai?

- Hông, tui mê gái. Vừa mê, vừa sợ.

- Bạn vừa mê vừa sợ tui?, con gái chau mày, chuyển giọng.

- Tui hông mê bạn, tui thích bạn. Vừa thích, vừa sợ.

Con gái dừng lại một lúc, có lẽ để tìm từ. Và trong một thoáng, lưng con gái hơi cử động, thẳng hơn lên.

- Mà, tui có thấy bạn thích tui gì đâu?, con gái nói, chậm và rõ.

Vẫn không cần nghĩ, tôi đáp ngay:

- Tui thích nhìn bạn nè, nhất là khi bạn không nói gì.

Tới lúc này thì thành lườm nguýt to rồi.

- Tui biết tui nói hông lại bạn rồi mà.

Con gái còn định nói gì nữa, nhưng kịp dừng lại. Rồi con gái duỗi lưng dựa vào thành đệm, hai tay chống trên cạnh ghế, hai chân bắt chéo đung đưa. Như con gái đang chơi trò đung đưa trên chiếc ghế đệm. Con gái nhìn nghiêng. Con gái nhìn nghiêng trông dễ thương vô cùng.

Vừa may, nước uống vừa tới. Tôi thở phào mừng thầm. Cúi người với ly nước, tôi chợt thấy nụ cười tủm tỉm kín đáo của người phục vụ. Con gái không biết. Con gái đang bận nhìn nghiêng. Vã lại, nếu nhìn thì con gái chỉ thấy thắt lưng hắn ta là cùng. Nên con gái không biết.


Quả thật tôi không biết nói gì.