Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Rằm tháng mười



1. Xe rẽ vào ngõ nắng rải mật. Tôi nhớ có nói rằng may mà mình có điều hòa. Q cười. Lúc đó Q làm gì? Nhìn qua kính chiếu hậu chỉ thấy được nếp tóc rẽ ngôi, cái kính cận, và đôi mắt Q. Xe chạy chậm dần. Lúc đó tôi làm gì?

Tôi ôm ngoại về.


2. Ngoại mất rồi, mẹ thành mồ côi.









Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

tinh cầu số ba


gởi Kc.


anh muốn viết cho em một lá thư
kể về nỗi cô đơn của bầu trời
xuyên ngân hà; giữa những kẻ trôi dạt
biết có lẽ đâu đó cách nay hàng tỷ năm đã loé lên chói loá cuối cùng của một ngôi sao
vừa qua đời

,

mặt trời vĩ đại của chúng ta đến một ngày rồi cũng.

*

anh muốn kể em nghe về thời gian
trôi qua
 trôi qua
  trôi qua
   trôi qua
qua
 qua
như tinh cầu cô độc lầm lũi trôi vô lượng kiếp đời

,

biết gì về đêm tối không?
là đời người mù khua gậy qua lối vắng
vang lách cách tiếng va vào mặt cứng
bao giờ thì bọn mình va vào nhau?

*

anh muốn kể em nghe
về ngôi sao buổi sớm
về tiếng gà gáy điên
về những nhói dai gại ướp đẫm sương
nỗi cơ cực của mẹ
hết thảy niềm tự hào
tựu chung cùng hư hỏng
ở anh

;

anh muốn kể em nghe về nỗi cô đơn
trong buổi chiều tàn tạ như phong ba
ở tinh cầu số ba
của hơn bảy tỉ tiểu vũ trụ kẹt trong vô thường
của hơn chín triệu chiếc xe đạp vào ra
của bao sự thật không thể nào chối bỏ được

,

chúng ta sống giữa những chân trời rất khác
nơi chân đèn đỏ không dáng người ăn xin; người đàn bà ăn xin tay bế đứa trẻ nằm im lìm; đứa trẻ lim dim
đêm nào cũng ngủ ngon
đêm nào cũng ngủ ngon
đêm nào cũng ngủ ngon
đêm nào cũng ngủ
đêm nào cũng
Mẹ?

hay tình yêu?

*

anh muốn viết cho em một lá thư
anh muốn kể em nghe về cuộc đời
về một giấc mơ riêng và hết sức thầm kín.





Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

.



trong buổi chiều tàn tạ như phong ba
sự trở lại của mạn vũ
con đò trôi đêm






Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Alain và tình yêu


uncut

***


Kết Cuộc của cho Tình Yêu

Đọc thêm một quyển sách viết về tình yêu cũng như thể uống thêm một ngụm nước biển. Chẳng giúp xoa dịu được mấy đỗi, mà ngược  lại, càng khiến cơn khát thêm cồn cào. Ấy là dựa trên giả định, rằng chúng ta lúc nào cũng đòi hỏi nhiều hơn nữa. Vì chúng ta luôn muốn hạnh phúc thêm nữa. Và tình yêu là một lời hẹn,(1) với bao nhiêu là rối bời.

Rối bời vì những mối hồ nghi lúc nào cũng chực dằn vặt khổ chủ -  những kẻ phàm trần đang đứng dợm chân bước qua ngưỡng si mê thể nào rồi cũng phải gặp, rằng đó có phải là tình yêu không, hay ta có xứng với nàng không, hay là làm thế nào nàng cũng yêu ta, hay tình yêu là gì?... Và nhất là, làm sao để tránh phạm phải những sai lầm không thể cứu vãn có thể khiến cho chồi non kỳ vọng vừa mới nhú đây trở thành hối tiếc một đời? Khao khát càng lớn lao, ham muốn càng mãnh liệt thì giày vò càng kinh khủng.

Chẳng gì có thể trấn an hay là xua tan được những bồn chồn, bức rứt dấy lên trong lòng một kẻ đang yêu, hay ít ra là hắn nghĩ hắn đang yêu. Thay vào đó, trong trước tác trứ danh của thời trai trẻ (Luận về yêu, Trần Quốc Tân dịch), Alain de Botton đã nỗ lực chỉ rõ những gì có thể xảy ra, và lý giải cặn kẽ những điều đó, trong suốt đời sống của một câu chuyện tình, giả như là có thật giữa nhân vật tôi và nàng Chloe. Như một nỗ lực ngõ hầu phần nào "giải thiêng" được huyền thoại yêu huyễn hoặc đầy tính "mê lô" trong đời sống xã hội của con người: chúng ta yêu như thế nào.

Khởi nên từ một cuộc gặp gỡ tình cờ tưởng chừng định mệnh vào một chiều "mùa đông xám xịt", trong một quãng ngắn thời gian "lướt qua tính cách nhau" kéo dài cho đến lúc "bước qua cửa hải quan", thì "tôi đã phải lòng Chloe mất rồi". Đó là khởi đầu cho cuộc phiêu lưu tình ái say đắm và nồng nàn, cũng như dự cảm cho một kết cuộc khi tôi nhận ra "rằng tôi sẽ không còn yêu cô nữa". Dẫu cho đó có là tình yêu kéo dài 3 năm hay đã thực hành phép đặt lại tên cho nhau như một cố gắng kiến tạo "những nếp gấp độc nhất và thầm kín hơn của tình yêu", nhưng một khi điều đó xảy đến, và chắc là điều đó sẽ xảy đến, thì cũng không cách nào ngăn lại được. "Người ta yêu nhau, rồi người ta không yêu nhau nữa."(2) Có chăng là khi cơn bộc phát u ám đã qua, ta nhận biết được mình đã trở thành "kẻ khủng bố tình ái" như thế nào.

Khác biệt nằm ở lựa chọn được biết. Bởi tuy đứng trước "đối tượng ham muốn", khó lòng đừng được những khát khao, và dẫu đa số chúng ta rồi cũng có cùng kết cuộc "đắm đuối"(3), nhưng nhận chân được thêm điều gì đang xảy ra, là tăng thêm cơ hội ta tránh được bị rơi vào "đối cực của khôn ngoan", tức là tránh được cảnh biết đúng mà không làm theo được vậy. Bởi rốt cuộc hết thảy nhiêu khê nói đến đây sẽ là phi lý, nếu không được dẫn hướng bởi thôi thúc hướng đến trở thành "một con a-míp hạnh phúc". Không có cái liên tục gắng sức thực thi đó, thì mọi mối quan hệ tình ái sẽ thành ra vô nghĩa. Vì chúng ta không thể cứ sống trong tự dối lừa rằng "phần bù" ấy là mãi mãi. 

Trở lại với tình yêu. Cái Alain không nhắc đến, và có phần thừa nhận qua những mô tả về "nỗi sợ hãi hạnh phúc", ấy là sự xuất hiện của tình yêu. Không phải có được nhờ những lao tâm khổ tứ hay là vất vã kéo dài, tình yêu đến với tôi như một món quà được ban tặng, và vì vậy, như Alain đã viết, mà nó thành ra mơ hồ, mông lung và gây sợ hãi. Nỗi sợ rằng ngày mai tôi không còn yêu nàng nữa. Bằng cách cho tình yêu có khởi đầu là một tiên đề, tức là cái gì đó hiển nhiên đúng mà ai cũng thừa nhận, qua đó, gián tiếp Alain công nhận tính bất định của trò đùa tình ái: chúng ta không thể biết trước hay là dự báo được lúc nào thì tình yêu đó đổ ập xuống đầu mình, hoặc giả là chúng ta không ngờ tới, dù cho có ngờ ngợ "thức ăn sắp được mang ra". Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi một ai đó xuất hiện và khuấy đảo cuộc đời ta như thể ấy là lần đầu tiên ta "thấy rung động ở cái vùng vẫn được các nhà thơ gọi là trái tim, những rung động chỉ có thể mang một ý nghĩa - [là] thêm một lần nữa tôi lại bắt đầu yêu." 

Và đó là kết cuộc đích đáng cần có, cho tình yêu.

 - A Míp


(*) Mọi trích dẫn trong ngoặc kép, nếu không có ghi chú gì thêm, là được trích từ Luận về yêu.
(1) "sắc đẹp là hứa hẹn của hạnh phúc" - Stendhall
(2) Françoise Sagan 
(3) Trần Dần












Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Để tình yêu hát



Đây là bài đieerm điểm phim, hơi lộn xộn.

 Dưới bóng cây Sơn Trà (Under the hawthorn tree) là câu chuyện dung dị về tình yêu, và cuộc đời bình dị. Người ta gặp nhau, rồi người ta không còn gặp nhau nữa: Buồn ơi, chào mi! Chỉ ký ưsc còn lại.

Hai diễn viên chính mang nét đẹp thanh tú, lối diễn nhẹ nhàng, rất thích hợp làm tâm điểm cho mắt nhìn người xem suốt bao nhiêu phút quên rồi. Nưx Nữ chính có vẻ là diễn viên múa. 

Cảnh cô chạy đi nhặt quả bóng chuyền gợi nhắc đến những nhân vật nữ trong truyện của adachi. Thực ra là cô lướt ngang sân, về phía anh. Đẹp như múa.

Cảnh đau lòng nhất phim là cảnh từ trên quay xuống phòng Tịnh Thu. Mẹ cô đang đujc đục rãnh cho những xấp giấy mà chốc lát sau sẽ thành hình chiếc phong bì. Tiểu Tôn ngồi cạnh bên băng lại băng chân cho Tịnh Thu. Rồi nước mắt lăn dài, cả hai người họ. Tình yêu vẻ như là phải kìm nén như thế. Bà mẹ không nói gì, cũng không tỏ vẻ rắn rỏi hay lo lắng. Nước mắt lăn dài. Phòng tuyệt nhiên không có tiếng nào khác, ngoài tiếng đục giấy dằn từng hồi một.

Câu chuyện có cái kết đasng đáng ra phải buồn, nhưng dường như ấy là đieeuf điều chúng ta hằng chờ đợi. Không phải tình yêu định mệnh một phát chung thân suốt đời hoài nhớ đến, cũng không phải kiểu cách tình cảm ttrong sáng tuổi hoa mai gờn gợn gợi nhớ nhung. Tôi cho là chúng ta đều vẫn đang chờ đợi để có chăng một lần trong đời, được nghe tình yêu cất tiếng hát thầm lặng. Như cách hai người họ đứng ở hai bên biwf bờ sông, vòng tay ra trước như là ôm nhau, rồi lặng lẽ rời xa. 
Anh vẫn đứng đó. 
Chờ đợi cả cuộc đời.










Beautiful things do not ask for attention. - Sean
Neither does love.




Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

4 giờ chiều



thành phố mưa tầm tã
tiếng khóc


*

[như] "nảy lên từ sâu trong lòng đất."


*

là vết rách xuyên tim.
















Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

thật ấy?


nông nổi dịch thơ gái (chép) tặng ha ha

*

who are you,
really?

you are not a name
or a height, or a weight
or a gender
you are not an age
and you are not where you
are from

you are your favorite books
and the songs stuck in your head
you are your thoughts
and what you eat for breakfast
on saturday mornings

you are a thousand things
but everyone chooses
to see the million things
you are not

you are not
where you are from
you are
where you're going
and i'd like
to go there
too

**

Anh là ai,
thật ấy?

anh không phải cái tên
hay chiều cao, hay cân nặng
hay giới tính
anh không phải tháng năm tồn tại
càng không phải nơi chốn anh
rời đi

anh là cuốn sách ưa thích
và bài hát đòng đưa trong trí
anh là những ý nghĩ
và là bữa điểm tâm trên bàn
vào buổi sáng thứ bảy

anh là hàng ngàn thứ
song mọi người muốn
thấy ti tỉ thứ khác
không là anh

anh không phải
nơi anh rời đi
anh là
nơi đang đến
và em những muốn
đến được đó
cùng anh.

m.k.



Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Trong công viên, ở góc vườn [2]



1. Giữa sân trẻ chơi, đứng cây ngô đồng. Câu này bị nhịu. Phải sửa lại thành: Giữa sân trẻ chơi, có cây ngô đồng; hoặc xuôi tai hơn: Cây ngô đồng đứng đó, giữa sân trẻ chơi. Nhưng thứ tự miêu tả mang một ý nghĩa nhất định ở đây, tức là khung cảnh hiện lên chú trọng việc phân biệt rạch ròi thứ tự trước-sau: là sân cát với trẻ đang chơi, và cây ngô đồng. Nên ta viết lại: Giữa sân trẻ chơi, đó cây ngô đồng.

Giữa sân trẻ chơi đó cây ngô đồng. Nó đang nói chuyện với tôi. Thật chứ không phải đùa, cây ngô đồng đứng đó và đang nói chuyện với tôi. Như thể chính tôi cũng là một cái cây màu xanh vậy. Chuyện trò lanh quanh, câu được câu chớ, đại loại có thể chép lại như này:

- Sáng trời nhiều mây mát nhờ!
- Ừ, nắng suốt thế cháu mệt lắm chú ạ.
- Ấy, gọi anh thôi. Không thân không thích, đã vậy tuổi tác khác hệ quy đổi chéo qua lại thì cũng chẳng cách nhau bao nhiêu. Với lại, ra dáng thiếu nữ rồi, không cần phải quá lễ phép vậy. Gọi anh đi, nhé!
- Ừ, anh này hôm nay ngồi đấy làm gì không chơi cát à?
- Tuổi trẻ kỳ diệu lắm, có thể chơi mãi một trò tuột lên tuột xuống thế mãi mà không chán. (thật ra tuổi trẻ ấy chỉ mới hơn hai tuổi thôi.) Anh thì đã trôi qua tuổi dại dột ấy rồi. Bây giờ bước vào tuổi già bồng bột, chỉ ngồi đây thôi.
- Ừ, bồng bột ngồi đấy đi.

Ừ, bồng bột ngồi thế thôi.


2. Tôi nghiêng về phương án dịch The remains of the day thành Phần còn lại của ngày - courtesy to Bồng Bột Từng Là Nhà Thơ, hơn là Tàn tích của ngày. Bởi vì cái gọi là tàn tích ấy, thực ra chính là thời gian: thời gian của trống rỗng rồi sẽ đến. Nhưng không phải vì thiếu vắng tình yêu, mà ngược lại vì tình yêu từng hiện hữu mà còn lại trống rỗng.

3. Tình yêu là si mê hay tình yêu và si mê? Huyền thoại ấy có lẽ chẳng bao giờ chung quyết được. Dẫu đã rời xa đám đông điên loạn.




Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Những kết cuộc











































"Xong rồi. Để mặc đi."




Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Ở công ty



Trung bình hai ngày là uống hết một bình nước loại 19L.
Khoảng 4g chiều có tiếng gọi mở e-sai. Nắng thế nên dội từ mặt sàn xi măng tráng bóng đổ một mảng xiên vàng nhạt trên cửa phòng.
Phòng máy lạnh lúc nào cũng bật; hiếm có khi nào 25 đ ộ. Không có cửa sổ. 

Mất khoảng 2 phút để đ ến phòng tài liệu (TECS). Thêm 3 phút nữa thì đến cổng. 3 phút gian truân, khoảng sân trống ngập nắng.

Căn tin nằm ở giữa 3 phút ngập nắng. Cơm đây ăn không thấy ngán như cơm mấy u buổi tối. Có lẽ giờ cơm nghĩa là gần hết ca sáng. Sắp về.
Cách giấc ngủ 3 phút ngập nắng và 15 phút chạy xe không tắy đường.

Bù lại tối gió lộng.
Đứng trước landside hay ngồi phía bê kia, quanh chòi hút thuốc, đều được. Thuốc hút tối, dù đầy gió, vẫn say như thường.

Kế bên chòi đứng một cái cây, trông như họ sung. Lá thưa thớt và rủ rượi, như hai nét vẽ mỏng, thẳng đứng trên cái bệ xi măng đ ăjc giữa biển nắng.
Bấy giờ bắt đầu ra lá mới, xanh mướt.

Anh nghĩ là trời sắp mưa.
Em đã thấy mùa xuân chưa?















Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Thức ăn cho hôm nay



Mọi cái đều tốt

Một tháng trước đây tôi vẫn tin
“Không có việc gì khó …”

Một tuần trước đây tôi nghe thấy
âm thanh của bãi cứt bò rơi xuống mặt đường nhựa
bỏng mùa hè
khi ai đó nói: “Muốn là được !”

Một năm nữa trôi qua. Vẫn thế
có lẽ không nên vội
ném đá lên tường

Tôi vẫn tin những câu truyện cổ tích
cả những điều xuẩn ngốc nên thơ

Nếu đứng ở giữa đường hầm
xuyên từ Việt Nam sang châu Mĩ
tôi sẽ bị hút về phía nào?

Có cần vội xác tín điều gì
khi tôi còn quá trẻ

Đỗ Trí Vương




bài được đăng lại khi chưa có sự cho phép của tác giả. mà kể tác giả có lầu bầu bố cũng cóc ke.



Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

cách bình minh một quãng, về phía đêm tối.



tôi bước lên cân và đồng hồ chỉ sang 11 giờ. buổi trưa xoay ngang, nắng trườn trên sàn nhà. gió nhẹ thổi qua. tôi nghĩ bấy giờ là tháng ba. cô bảo: ra hồ Rùa đi! tôi liếc sang: quán đập rồi còn đâu. có hoa sao dầu nào vừa bay qua?

2 giờ sáng, chúng tôi co rúm lại trước những đợt gió thổi. lại gió thổi; vẫn giờ này: thành phố xa lạ. cách bình minh một quãng, về phía đêm tối. bất giác đưa tay lên môi, rít một hơi dài, nhom lên đóm lập lòe trong đêm, rồi xõa xuề nhả ra một luồng hơi khan.

những ngày oi ã. nắng vàng rươi mặt đường.

buối tối mát trời, nhưng càng về sáng càng oi. tôi tự hỏi bao giờ điều này kết thúc? bao giờ tôi thấy biển?

tin nhắn từ số lạ, đầu số nước ngoài: chuyện gì đã xảy ra? tôi khựng lại, đèn chuyển thành màu vàng nhờ nhờ rồi tối hẳn lại. có tiếng điện thoại reo. tôi không thấy bàn tay nữa. như chao liệng một vòng trong đầu. giếng sâu.

- con mèo biến mất rồi.
tiếng ai đó trả lời.












Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Trong phạm vi hẹp


thì hội sách là nơi có mật độ tập trung gái đột biến cao hơn cả siêu thị. Thiếu mỗi cái máy lạnh.

và, thế nên bất kể hội hay không sách, sau đây là nhóm xì tin, không theo thứ tự có nghĩa nào hết:

- Thần thoại Sisyphus, Trẻ: ~200trang/13x20/85k.
- Tiền không mua được gì, Michael Sandel, Trẻ: TBA
- Mẹ, thơm một cái, Cửu Bả Đao, Nhã Nam: 260trang/14x20.5/70k
- Phật ở tầng áp mái, Julie Otsuka, nxb Phụ nữ: 48trang/13x20.5/48k
- Điệp viên Z.21 - kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ [The spy who loved us], Thomas Bass, Nhã Nam: 408trang/14x20.5/100k
- Xa đám đông điên loạn, Thomas Hardy.
- Dữ liệu lớn - Cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tư duy, Trẻ: 344trang/14.5x20.5/120k
- Hồ, Banana Yoshimoto, Nhã Nam: 204trang/13x20.5/56k
- Đảo, Tư, Trẻ: 220trang/13x20/55k.
- ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối, Patrick Modiano, Nhã Nam: 153trang/14x20.5/48k.
- Ai cùng tôi cạn chén, Cổ Long, Nhã Nam: 216trang/14x20.5/60k.
- Đoản luận về tình yêu, Alain de Botton, Gia Vũ dịch: TBA
- Những đứa con của nửa đim, Nham Hoa, Nhã Nam: TBA
- Từ Beirut đến Jerusalem, Thomas L. Friedman, Alphabook.720trang/16x24/249k
- Con đường Hồi giáo, Nguyễn Phương Mai, Nhã Nam: 304trang/14x20.5/78k.

Bonus:
Tiểu sử Ben-Gurion, Trí Vương dịch, Alphabook: 519trang/16x24/179k
Tào Tháo - thánh nhân đê tiện, Alphabook: 169k


sơ sài thế thôi mà đã bạc triệu rồi. ai bảo nghề sách không giàu được?


















Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Ngày 16 tháng ba
















































































Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Năm cuối cuộc đời




để kệ lại câu chuyện buồn.



































Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

.























Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Để dành





Tình này dành lại cơn đau
Tình này gửi lại đêm thâu lòng người.

270214






















Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Những gì ở lại


Du khách đến rồi đi, 
làng quê nghèo ở lại. 
































Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

"Chúng ta đứng trong bóng tối, và ánh sáng vây quanh".



Buổi sáng có mùi thơm.



Kết thúc của hành trình là giây phút ta nhìn thấy lại những khoảnh khắc vừa qua tua chậm lại trước mắt. Hẳn nhiên không phải  theo cách của Lévi vĩ đại đã làm với Nhiệt đới buồn. Thậm chí là ngược lại: cái cung cách liên tưởng phổ quát đến độ nó tạo ra một gợi nhắc thường trực trong đầu người đọc, để mà trong một cảnh huống tương tự, không sao tránh được không nghĩ đến.

Lúc đó, còn một tóp nhỏ ngồi lại. Một khoanh bếp củi, một nồi cháo khuya. Không khí thật không tránh sao cho khỏi những lời rủ rỉ tâm tình. Nhưng tôi chỉ ngồi đó thôi, một lúc rồi đi đâu quên mất.

Càng về đêm tiết trời càng ngọt: cái lạnh mềm mại như buổi sáng thức dậy, chợt nghe thấy mùi thơm; trên làn da con gái.

Tôi ngồi đó một lúc, nhìn ra đường. Lấp lánh từng lượt xe khách ì ạch ngang qua. Những chiếc xe khách treo bóng đèn suốt dọc thân, chiếu sáng cả khúc đường. Từng lượt, từng lượt: lướt qua.

Chúng tôi đang làm gì, trong đêm tối đây?

















Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Vì sao là tủ lạnh?


hay Làm thế nào để đọc một bài thơ?

*

Trong bộ dạng một cái tủ lạnh, Virgil nói chuyện cà kê vài chai nhấm nhá cùng Vĩng biệt, các gangster.



Các bác nghĩ là vì sao?


(còn tiếp)









































Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Nói ngắn
















Đừng mơ từ bỏ số mệnh, hay có thể là trò lấy số của trẻ con.






Hẹn hò với bình minh


Tôi khởi sự viết một bài thơ
trang giấy trắng tôi đi tìm đó
Hãy thôi ngay! lũ mồm lợn mắt mẻo
những ngón tay thô kệch-ngôi nhà bên hồ

Tôi khởi sự đi tìm dòng sông
hay con suối hay nguồn nước mẹ
Henry Đệ Tứ và dàn tứ tấu
trước cái: Ập! tin chết xoáy cuộn lồng

Tôi khởi sự bắt đầu yêu em
những cây cầu bắc qua vô nghĩa
thêm một nhịp tiến dần ra vô tận
chát chát bùm chát cìn đơn côi

Tôi khởi sự viết vào đời tôi
thêm một lần một chiều vội vã
đây chia xa một nữa hoàng hôn
thêm một dài hoang phế bước song hành

*

Trông đêm trôi đâu làn gió thổi sớm
hò hẹn những bình minh












Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Biệt ngữ


Thói quen duy trì lâu ngày sẽ thành văn hóa. Mặt khác, thời gian cũng bào mòn dần cái nghĩa ban đầu của thói quen. Ngôn ngữ xét như một khía cạnh của văn hóa, cũng mang trong mình quá trình quên lãng như vậy. Dù không thể phủ nhận nghĩa trong một sinh ngữ được định nghĩa và tái định nghĩa thông qua biết bao hoạt động đời sống cộng đồng ngày ngày.

Ví dụ như gay vốn chỉ đến những người vô lo (carefree) và vui tươi (merry), nay phần lớn được hiểu như xu hướng tính dục đồng giới (homosexual). Đối ứng trong tiếng Việt là vô khối, nhất là với gốc Hán-Việt: đểu cáng là phường mua gánh bán bưng, nay rụng đuôi đi thành phường - phường đểu cáng; cứu cánh là đích cuối song đường xa quá dài nên cần bám vào phao.

Hiện tượng dùng từ lệch nghĩa so với ban đầu không chỉ nói lên dụng ý của người sử dụng, hay là vấn đề của lòng kiêu hãnh. Bởi ngôn ngữ, trong từng chi tiết nhỏ nhặt của đời sống, còn là phương tiện ký thác tinh thần đương thời; mà hiện tại thì mãi mãi.

Những gì bị chệch khỏi dòng chảy cuồn cuộc của cuộc đời, bị quên lãng hay dứt khỏi cái giao tiếp hằng ngày, sớm hay muộn, dù không thành tử ngữ thì có chăng cũng chỉ là một dạng biệt ngữ lưu truyền trong cộng đồng nhỏ hẹp và bí bách, cứng nhắc và quên lãng, thi thoảng được đôi ba người đời nhắc đến, như mắt lướt ngang qua những tấm mộ bia trong nghĩa địa từ điển mà thôi.

Cố nhiên, sẽ vẫn còn đó, những lớp nghĩa không mất đi bao giờ. Chỉ là cần ít nhiều sửa soạn, để phần nào có thể nhòm thấy cái tinh thần thời đại ấy: cái không khí mà từ đó một tác phẩm được hoài thai  và mãi mãi hướng về.

Chính vậy, Haroun và biển truyện cần được đặt trong bối cảnh của những ngày rong ruổi để có thể hiểu được vì đâu có thể xem như là một biệt ngữ: một lá thư và là lời từ biệt gởi đến đứa con trai. Bố sẽ về.

















Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

một chốn gọi là nhà (II)




Kỷ niệm là không thay thế được. Hết cái này đến cái khác, tới lượt, thì ghi vào ký ức. Thời gian là dòng chảy liên tục, có độ dài-ngắn/co-giãn tuỳ thuộc vào mật độ ký ức cắm mốc. Ký ức, theo một cơ chế nào đó hãy còn bí ẩn, được chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn, rồi lưu giữ đâu đó trên vỏ não. Ký ức dài hạn khi nhớ lại thì thành hồi ức. Hay là nỗi hoài cảm về những gì trông rất thực.

Hãy nói về thời gian. Có lẽ điều làm cho nó trở nên khủng khiếp có lẽ là vì không trở ngược được còn người thì không sống mãi: cái chết, tự nó, là một kết cuộc treo sẵn, không biết khi nào ập xuống. Tương lai vì thế mà đáng sợ. Quá khứ qua đó mà đáng trọng. Hoặc giả vì những kỷ niệm ta mang, hoặc giả vì những người ta đã gặp: hay là vì ta có bạn?

Tôi chẳng biết nữa.

Tôi cũng chẳng biết tôi đang viết gì nữa. Có lẽ nên đọc lại lần nữa:

Kỷ niệm là không thay thế được. Hết cái này đến cái khác, tới lượt, thì ghi vào ký ức. Thời gian là dòng chảy liên tục, có độ dài-ngắn/co-giãn tuỳ thuộc vào mật độ ký ức cắm mốc. Ký ức, theo một cơ chế nào đó hãy còn bí ẩn, được chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn, rồi lưu giữ đâu đó trên vỏ não. Ký ức dài hạn khi nhớ lại thì thành hồi ức. Hay là nỗi hoài cảm về những gì trông rất thực.

*

Có thể chúng ta chỉ chờ những cuộc gặp lại, như để một lần nữa trông thấy lại một điều rất thực. 
Dù chỉ là nhìn mặt nhau, rồi cười. 












Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Còn cả cuộc đời dài phía trước để thắp nhang.



Tết, mặc định, là về nhà.

Nếu Tết không làm dậy lên trong bạn một nỗi hồi cảm thanh xuân, thì cầm chắc là tôi quá hồ đồ rồi.

Tôi cũng không có ý bài xích những ai không thích Tết. Vì lẽ Tết, cũng có thể, không hẳn là Tết, mà nhà không nhất thiết phải là nhà.

Trước là chút gì cảm giác lạc nhịp, sau mới đến lựa chọn: hay là khởi sự một sự bắt đầu, để khác. Cố nhiên, một khi đã khác đi thì mãi mãi không thuộc về.

Dù vậy, vẫn không sao ngăn được thôi thúc muốn trở về; ý tôi nói là dịp Tết; hay một dịp gọi tên nào đó mà có nghĩa là nhàn hạ đồng loạt. Khi toàn bộ thời gian trên cuộc đời này không buộc phải dành cho ai hay việc gì khác ngoài bản thân mình: chỉ cho bản thân mình. Thì việc/cái gì có thể cho ta dù chỉ một niềm ngất ngây nhỏ nhoi, ấy chính nơi ta thuộc về.

Chúc bạn tìm thấy nơi chốn nhỏ nhoi ấy, cho riêng mình.

Happy birthday, again, my dearest time!


P/s: nói gì thì nói, thiệt tội nghiệp (mấy) con chim heo.












Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Không ngoài tình yêu



nguyên bản giàu tính viễn vong và đầy vẻ vời - trích lời điều tra viên tổ trọng án tây cửu long ICAC; vốn chẳng ăn nhập gì đến tít bài. 


*


công cuộc cốt tử của làm nhà văn chính là viết; như là căn cứ đặc thù để phân biệt giữa làm nhà văn với làm thợ sửa ống nước, nhân viên văn phòng hay là ông luật sư, chẳng hạn. vậy, xen giữa những lần viết thì nhà văn làm gì? Tức là, hình tượng hơn, giữa những cuốn tiểu thuyết nhà văn làm gì? Với Pamuk, như một biểu tượng thành công của nghề văn, ấy là Những màu khác - một tập hợp của những phân mảnh vụn vặt suốt (hơn) ba mươi năm hành nghề tiểu thuyết.

tích cách phân mảnh không chỉ được chính tác giá nhắc đến ngay ở lời tựa mà còn được trình hiện như là vô số lối rẽ xuyên suốt hơn 400 trang của tập sách. Pamuk viết về bất cứ điều gì có thể, như chính ông thừa nhận, ngõ hầu thỏa mãn cơn đói khát và tham lam của kẻ cuồng viết bên trong mình.Với đôi mắt tò mò và lòng nhiệt thành ngây thơ của một đứa trẻ.

Cũng bởi vì vậy, hạn chế lớn nhất của tập sách này, cũng như đối với thể loại tuyển tập, là sự tản mát của đề tài. Người đọc khó mà tìm thấy một công cuộc viễn du đơn nhất dài hơi tương xứng với độ dài những trang viết này. Trái lại, khả dĩ tìm thấy những lát cắt chắt ngọt về những đứt gãy của đời sống hiện đại, về quá khứ huy hoàng, về cuộc đời nhỏ mọn này, và nhất là, về hai tình yêu lớn lao nhất đời Pamuk: văn chương và Istanbul. Ông viết cho những giấc mơ chưa kịp tỏ bày; viết – như một phương cách để lại những giấc mơ.

[Như cánh hải âu tung bay huy hoàng dưới cơn mưa lấp phất trong ánh chiều vàng vọt về trên vịnh Bosphorus. Như đứa trẻ mong ngóng được trở về. Nhà.]




Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngày hôm qua



Chiều đạp xe trên phố, gió phía cuối đường dài
Gió cuốn lối em đi vào hàng cây xanh thơm tóc em.



Trời lạnh còn bọn tôi thì đang uống bia. Có cái gì đó của ngày hôm qua thổi đến. Hoá ra phụng hiến là một từ có thật, được cả Đào Duy Anh chép lại. Thời tiết thật nhiễu nhương quá thể, mới tháng một mà bằng lăng đã tím cành. Những cây mai vặt trụi lá, đứng chờ tết như một mớ gạc sừng, chờ gì?


mới đó mà đã một năm, gió phía cuối con đường, còn dài.


Tôi nghĩ mùa xuân phía trước hãy còn dài.


















Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Cô độc duyên khởi



1.





2. Tôi nghĩ mình có hẹn với mùa xuân.