Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Còn cả cuộc đời dài phía trước để thắp nhang.



Tết, mặc định, là về nhà.

Nếu Tết không làm dậy lên trong bạn một nỗi hồi cảm thanh xuân, thì cầm chắc là tôi quá hồ đồ rồi.

Tôi cũng không có ý bài xích những ai không thích Tết. Vì lẽ Tết, cũng có thể, không hẳn là Tết, mà nhà không nhất thiết phải là nhà.

Trước là chút gì cảm giác lạc nhịp, sau mới đến lựa chọn: hay là khởi sự một sự bắt đầu, để khác. Cố nhiên, một khi đã khác đi thì mãi mãi không thuộc về.

Dù vậy, vẫn không sao ngăn được thôi thúc muốn trở về; ý tôi nói là dịp Tết; hay một dịp gọi tên nào đó mà có nghĩa là nhàn hạ đồng loạt. Khi toàn bộ thời gian trên cuộc đời này không buộc phải dành cho ai hay việc gì khác ngoài bản thân mình: chỉ cho bản thân mình. Thì việc/cái gì có thể cho ta dù chỉ một niềm ngất ngây nhỏ nhoi, ấy chính nơi ta thuộc về.

Chúc bạn tìm thấy nơi chốn nhỏ nhoi ấy, cho riêng mình.

Happy birthday, again, my dearest time!


P/s: nói gì thì nói, thiệt tội nghiệp (mấy) con chim heo.












Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Không ngoài tình yêu



nguyên bản giàu tính viễn vong và đầy vẻ vời - trích lời điều tra viên tổ trọng án tây cửu long ICAC; vốn chẳng ăn nhập gì đến tít bài. 


*


công cuộc cốt tử của làm nhà văn chính là viết; như là căn cứ đặc thù để phân biệt giữa làm nhà văn với làm thợ sửa ống nước, nhân viên văn phòng hay là ông luật sư, chẳng hạn. vậy, xen giữa những lần viết thì nhà văn làm gì? Tức là, hình tượng hơn, giữa những cuốn tiểu thuyết nhà văn làm gì? Với Pamuk, như một biểu tượng thành công của nghề văn, ấy là Những màu khác - một tập hợp của những phân mảnh vụn vặt suốt (hơn) ba mươi năm hành nghề tiểu thuyết.

tích cách phân mảnh không chỉ được chính tác giá nhắc đến ngay ở lời tựa mà còn được trình hiện như là vô số lối rẽ xuyên suốt hơn 400 trang của tập sách. Pamuk viết về bất cứ điều gì có thể, như chính ông thừa nhận, ngõ hầu thỏa mãn cơn đói khát và tham lam của kẻ cuồng viết bên trong mình.Với đôi mắt tò mò và lòng nhiệt thành ngây thơ của một đứa trẻ.

Cũng bởi vì vậy, hạn chế lớn nhất của tập sách này, cũng như đối với thể loại tuyển tập, là sự tản mát của đề tài. Người đọc khó mà tìm thấy một công cuộc viễn du đơn nhất dài hơi tương xứng với độ dài những trang viết này. Trái lại, khả dĩ tìm thấy những lát cắt chắt ngọt về những đứt gãy của đời sống hiện đại, về quá khứ huy hoàng, về cuộc đời nhỏ mọn này, và nhất là, về hai tình yêu lớn lao nhất đời Pamuk: văn chương và Istanbul. Ông viết cho những giấc mơ chưa kịp tỏ bày; viết – như một phương cách để lại những giấc mơ.

[Như cánh hải âu tung bay huy hoàng dưới cơn mưa lấp phất trong ánh chiều vàng vọt về trên vịnh Bosphorus. Như đứa trẻ mong ngóng được trở về. Nhà.]




Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Ngày hôm qua



Chiều đạp xe trên phố, gió phía cuối đường dài
Gió cuốn lối em đi vào hàng cây xanh thơm tóc em.



Trời lạnh còn bọn tôi thì đang uống bia. Có cái gì đó của ngày hôm qua thổi đến. Hoá ra phụng hiến là một từ có thật, được cả Đào Duy Anh chép lại. Thời tiết thật nhiễu nhương quá thể, mới tháng một mà bằng lăng đã tím cành. Những cây mai vặt trụi lá, đứng chờ tết như một mớ gạc sừng, chờ gì?


mới đó mà đã một năm, gió phía cuối con đường, còn dài.


Tôi nghĩ mùa xuân phía trước hãy còn dài.


















Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Cô độc duyên khởi



1.





2. Tôi nghĩ mình có hẹn với mùa xuân.