Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Alain và tình yêu


uncut

***


Kết Cuộc của cho Tình Yêu

Đọc thêm một quyển sách viết về tình yêu cũng như thể uống thêm một ngụm nước biển. Chẳng giúp xoa dịu được mấy đỗi, mà ngược  lại, càng khiến cơn khát thêm cồn cào. Ấy là dựa trên giả định, rằng chúng ta lúc nào cũng đòi hỏi nhiều hơn nữa. Vì chúng ta luôn muốn hạnh phúc thêm nữa. Và tình yêu là một lời hẹn,(1) với bao nhiêu là rối bời.

Rối bời vì những mối hồ nghi lúc nào cũng chực dằn vặt khổ chủ -  những kẻ phàm trần đang đứng dợm chân bước qua ngưỡng si mê thể nào rồi cũng phải gặp, rằng đó có phải là tình yêu không, hay ta có xứng với nàng không, hay là làm thế nào nàng cũng yêu ta, hay tình yêu là gì?... Và nhất là, làm sao để tránh phạm phải những sai lầm không thể cứu vãn có thể khiến cho chồi non kỳ vọng vừa mới nhú đây trở thành hối tiếc một đời? Khao khát càng lớn lao, ham muốn càng mãnh liệt thì giày vò càng kinh khủng.

Chẳng gì có thể trấn an hay là xua tan được những bồn chồn, bức rứt dấy lên trong lòng một kẻ đang yêu, hay ít ra là hắn nghĩ hắn đang yêu. Thay vào đó, trong trước tác trứ danh của thời trai trẻ (Luận về yêu, Trần Quốc Tân dịch), Alain de Botton đã nỗ lực chỉ rõ những gì có thể xảy ra, và lý giải cặn kẽ những điều đó, trong suốt đời sống của một câu chuyện tình, giả như là có thật giữa nhân vật tôi và nàng Chloe. Như một nỗ lực ngõ hầu phần nào "giải thiêng" được huyền thoại yêu huyễn hoặc đầy tính "mê lô" trong đời sống xã hội của con người: chúng ta yêu như thế nào.

Khởi nên từ một cuộc gặp gỡ tình cờ tưởng chừng định mệnh vào một chiều "mùa đông xám xịt", trong một quãng ngắn thời gian "lướt qua tính cách nhau" kéo dài cho đến lúc "bước qua cửa hải quan", thì "tôi đã phải lòng Chloe mất rồi". Đó là khởi đầu cho cuộc phiêu lưu tình ái say đắm và nồng nàn, cũng như dự cảm cho một kết cuộc khi tôi nhận ra "rằng tôi sẽ không còn yêu cô nữa". Dẫu cho đó có là tình yêu kéo dài 3 năm hay đã thực hành phép đặt lại tên cho nhau như một cố gắng kiến tạo "những nếp gấp độc nhất và thầm kín hơn của tình yêu", nhưng một khi điều đó xảy đến, và chắc là điều đó sẽ xảy đến, thì cũng không cách nào ngăn lại được. "Người ta yêu nhau, rồi người ta không yêu nhau nữa."(2) Có chăng là khi cơn bộc phát u ám đã qua, ta nhận biết được mình đã trở thành "kẻ khủng bố tình ái" như thế nào.

Khác biệt nằm ở lựa chọn được biết. Bởi tuy đứng trước "đối tượng ham muốn", khó lòng đừng được những khát khao, và dẫu đa số chúng ta rồi cũng có cùng kết cuộc "đắm đuối"(3), nhưng nhận chân được thêm điều gì đang xảy ra, là tăng thêm cơ hội ta tránh được bị rơi vào "đối cực của khôn ngoan", tức là tránh được cảnh biết đúng mà không làm theo được vậy. Bởi rốt cuộc hết thảy nhiêu khê nói đến đây sẽ là phi lý, nếu không được dẫn hướng bởi thôi thúc hướng đến trở thành "một con a-míp hạnh phúc". Không có cái liên tục gắng sức thực thi đó, thì mọi mối quan hệ tình ái sẽ thành ra vô nghĩa. Vì chúng ta không thể cứ sống trong tự dối lừa rằng "phần bù" ấy là mãi mãi. 

Trở lại với tình yêu. Cái Alain không nhắc đến, và có phần thừa nhận qua những mô tả về "nỗi sợ hãi hạnh phúc", ấy là sự xuất hiện của tình yêu. Không phải có được nhờ những lao tâm khổ tứ hay là vất vã kéo dài, tình yêu đến với tôi như một món quà được ban tặng, và vì vậy, như Alain đã viết, mà nó thành ra mơ hồ, mông lung và gây sợ hãi. Nỗi sợ rằng ngày mai tôi không còn yêu nàng nữa. Bằng cách cho tình yêu có khởi đầu là một tiên đề, tức là cái gì đó hiển nhiên đúng mà ai cũng thừa nhận, qua đó, gián tiếp Alain công nhận tính bất định của trò đùa tình ái: chúng ta không thể biết trước hay là dự báo được lúc nào thì tình yêu đó đổ ập xuống đầu mình, hoặc giả là chúng ta không ngờ tới, dù cho có ngờ ngợ "thức ăn sắp được mang ra". Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi một ai đó xuất hiện và khuấy đảo cuộc đời ta như thể ấy là lần đầu tiên ta "thấy rung động ở cái vùng vẫn được các nhà thơ gọi là trái tim, những rung động chỉ có thể mang một ý nghĩa - [là] thêm một lần nữa tôi lại bắt đầu yêu." 

Và đó là kết cuộc đích đáng cần có, cho tình yêu.

 - A Míp


(*) Mọi trích dẫn trong ngoặc kép, nếu không có ghi chú gì thêm, là được trích từ Luận về yêu.
(1) "sắc đẹp là hứa hẹn của hạnh phúc" - Stendhall
(2) Françoise Sagan 
(3) Trần Dần












Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Để tình yêu hát



Đây là bài đieerm điểm phim, hơi lộn xộn.

 Dưới bóng cây Sơn Trà (Under the hawthorn tree) là câu chuyện dung dị về tình yêu, và cuộc đời bình dị. Người ta gặp nhau, rồi người ta không còn gặp nhau nữa: Buồn ơi, chào mi! Chỉ ký ưsc còn lại.

Hai diễn viên chính mang nét đẹp thanh tú, lối diễn nhẹ nhàng, rất thích hợp làm tâm điểm cho mắt nhìn người xem suốt bao nhiêu phút quên rồi. Nưx Nữ chính có vẻ là diễn viên múa. 

Cảnh cô chạy đi nhặt quả bóng chuyền gợi nhắc đến những nhân vật nữ trong truyện của adachi. Thực ra là cô lướt ngang sân, về phía anh. Đẹp như múa.

Cảnh đau lòng nhất phim là cảnh từ trên quay xuống phòng Tịnh Thu. Mẹ cô đang đujc đục rãnh cho những xấp giấy mà chốc lát sau sẽ thành hình chiếc phong bì. Tiểu Tôn ngồi cạnh bên băng lại băng chân cho Tịnh Thu. Rồi nước mắt lăn dài, cả hai người họ. Tình yêu vẻ như là phải kìm nén như thế. Bà mẹ không nói gì, cũng không tỏ vẻ rắn rỏi hay lo lắng. Nước mắt lăn dài. Phòng tuyệt nhiên không có tiếng nào khác, ngoài tiếng đục giấy dằn từng hồi một.

Câu chuyện có cái kết đasng đáng ra phải buồn, nhưng dường như ấy là đieeuf điều chúng ta hằng chờ đợi. Không phải tình yêu định mệnh một phát chung thân suốt đời hoài nhớ đến, cũng không phải kiểu cách tình cảm ttrong sáng tuổi hoa mai gờn gợn gợi nhớ nhung. Tôi cho là chúng ta đều vẫn đang chờ đợi để có chăng một lần trong đời, được nghe tình yêu cất tiếng hát thầm lặng. Như cách hai người họ đứng ở hai bên biwf bờ sông, vòng tay ra trước như là ôm nhau, rồi lặng lẽ rời xa. 
Anh vẫn đứng đó. 
Chờ đợi cả cuộc đời.










Beautiful things do not ask for attention. - Sean
Neither does love.




Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

4 giờ chiều



thành phố mưa tầm tã
tiếng khóc


*

[như] "nảy lên từ sâu trong lòng đất."


*

là vết rách xuyên tim.