Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Hôm nay,



là ngày của Vũ, một ngày rất gần dịp đại lễ ngàn năm rồng bay, chúng mình ra sức thi đua, chúng mình hăng say lao động lập, lập thành tích kính dâng đại lễ ngàn năm văn hóa rồng bay. Hôm nay đọc thơ Vũ, - Người đã sống tận cùng năm tháng.


Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên:
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.

- Bài hát ấy vẫn còn đang dang dở


Bởi còn đang dang dở nên đọc có nhiêu đó thôi.



Thêm chút hương đồng gió nội, đến từ sào huyệt của đế quốc tư bản xoài lang: Chủ nghĩa Tư bản, chúng mày rồi cũng sẽ chếttttttttttttt. Như tao thôi.






If you love your country, show 'em to me.

*winkle*











.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

bất tử một sự tương tư (*)



1. thời tiết hay tháng 8 có liên quan gì tới cơm trộn mà trì độn cứ lửng lơ cái mà lơ lửng?

2. Làm thế nào khử hiện tượng mất kết hợp để duy trì trạng thái vướng víu chồng chập các xác suất trạng thái tồn tại đồng thời trong không gian cấu hình của một đối tượng lượng tử; vừa ở nơi này vừa ở nơi kia; vừa chết mà cũng lại vừa sống?

3. Có cách nào vừa đọc sử vừa nhiệt tình ngây thơ (chính trị)? Có cách nào vừa đọc sử vừa ngây thơ? Có cách nào vừa đọc sử vừa làm thơ? Nhất quyết không vừa đọc sử vừa ăn bơ!

4. phải tốn bao nhiêu máy bay giấy để có thể bay ra HN ngắm mùa thu rơi trên môi con gái? Nhòm từ xa còn lại gần thì bịt tai bằng bông gòn không lại nghe chửi. Nghe đồn hơi bị kinh vãi cả hà.

5. Làm sao giờ?















Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

Ba ơi, mình đi đâu?



"Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó, như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.

Tôi có tới hai ngày tận thế."

















Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

.




via Z.











.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Biển.


Rốt cuộc rồi mùa hè cũng nhìn thấy biển.


Tôi đã cho xe chạy suốt trên con đường nhựa dọc bờ. Chậm, rất chậm, từ đầu này tới tận đầu kia, rồi ngoành lại. Cứ thế. Buổi sáng trời trong, nắng đậm. Gió từng đợt thổi, và tiếng ào ào đều đặn vang theo. Con đường nhựa gác một đầu trên dốc núi, rồi thả xuôi theo bãi cát xuống tận bến.

Bãi biển vắng; không có người tắm nhưng chi chít những chiếc tàu đang bập bềnh theo nhịp sóng. Phía bên đối diện, cách một dãi cỏ dài chạy song song mặt đường, là mặt lưng của các căn nhà phố sập sệ. Không có mấy thể loại quán xá, hoặc có, cũng chỉ một loạt quán hải sản phố biển nằm sát nhau, khúc gần cuối, khi con đường sắp sửa uốn cong, trước khi biến mất. Tất thảy đều đang trong thời đoạn uể oải của một ngày mới bắt đầu.

Ven đường, đôi ba lần tôi toan dừng lại, để hỏi chuyện, hay chỉ để ngắm những người gỡ lưới. Những đứa con của biển đang lại chuẩn bị cho một chuyến ra khơi, về với biển mẹ. Ngắm nhìn sự thành thục là một phương cách tốt để tìm kiếm thoã mãn.

Loanh quanh một lúc rồi tôi vào phố. Không tìm ra một thể loại quán xá nào khả dĩ có thể vào, hoặc ít ra, cũng có một chỗ để ngồi, để viết. Tôi rẽ vào một hàng net, sau khi đã dọc ngang qua nó cũng dăm ba lần.

Vắng! Hai dãy màn hình được kê sát tường, hướng mặt vào nhau, tạo ra một khoảng không mênh mông ở giữa làm cho căn phòng càng thêm lặng lẽ. Tôi chọn chỗ ngồi sát cửa, tách biệt với những con người ít ỏi vốn có trong phòng, rồi thích thú quan sát thế giới nhỏ của mình chuyển động. Và rồi, mỏi mệt lại ập đến.

Mệt mỏi đã đeo bám tôi suốt, ngay từ bữa đầu đặt chân về nhà nội. Nhức đầu ong ong và mệt mỏi dai dẳng làm tôi chán nản cực độ. Và nay, tưởng như đã hết, nó trở lại, và tôi không thiết gì thích thú nữa. Khi mệt mỏi tôi muốn ngủ, khi mệt mỏi tôi muốn trở về. Nhưng, về đâu?

Thế rồi, tôi cũng quay về. Trời vẫn trong, và nắng rất đậm. Gió đều đều thổi ngược, và không khí vẫn phập phồng hơi lạnh đặc trưng miền biển. Tôi cứ thế đi, tiến theo chiều lùi của những khung hình mang màu yên bình đang lần lượt trôi qua. Những khung hình kéo dài dọc bên con đường nối hai miền quê, không bao giờ tôi quên, cho dù bây giờ đã xa xôi lắm rồi.


P.s: Đến tận khi ngồi viết những dòng này, tôi đã tự hỏi: tại sao khi đó mình không vào mướn lấy một căn phòng trong vô số chỗ dừng chân được dựng lên ở thành phố biển này, để nghỉ, để ngủ, để khỏi đi, hay tốt nhất là chỉ để được một mình? Có lẽ điều đó sẽ tốt hơn nhiều! Được ở một mình ở nơi xa lạ bao giờ cũng là một cảm giác tốt. Ít nhất là trong những lúc như thế.


trích Note, một ngày rất gần tháng 08










Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Last night I dreamed of peace (*)


Tôi thường mơ về cái chết của mình.


Tỉ như khi ở trên hành lang của tầng lầu cao, nếu phải nhướn người qua lan can bằng sắt, thì luôn thường trực nỗi sợ bị lộn cổ ra ngoài; nếu trường hợp trên tầng thượng có lan can bằng bê tông đúc, thì đó là cảm giác hoài nghi, rằng những vết nứt nhỏ xí kia sẽ mau chóng rộng toác ra và cái lan can tưởng chừng chắc chắn sẽ đổ xuống, dù trường hợp nào, cũng là hết: chết là hết. Nhưng cái khoảnh khắc lướt đi cùng gió, khoảnh khắc thân thể như không còn trọng lượng đó là một điều tuyệt vời. Và thề có đấng toàn năng - nếu thật sự người tồn tại - tôi thực sự biết rằng mình biết rõ cảm giác đó tuyệt vời như thế nào.

Hoặc như mỗi lần ngã mình theo chiều cong của cung đường, trong lúc hãy còn chấp chới vì men bia nồng miệng, tôi lại mơ màng về đám tang của mình. Nếu như có xe đâm ngang qua, nếu như tôi thắng không kịp, nếu như tôi ngã, nếu như có xe tải trờ tới ... ? Và còn nhiều nếu như nữa, dù rằng những lúc như thế, tôi tỉnh táo hơn bao giờ hết.

Gọi tên là nỗi sợ thì không hoàn toàn đúng. Cảm giác đó không dữ đội như là sợ hãi. Cảm giác đó chỉ là một chốc rùng mình, một cơn lạnh xương sống, nhói lên đột ngột rồi biến đi mất dạng. Nó giống như một nỗi ám ảnh, mơ hồ như một thói quen. Thói quen muốn nghĩ rằng, hôm nay là ngày cuối, và ngày mai, mình sẽ chết.

Nhưng thường xuyên hơn cả, tôi có mơ mình bị bệnh, không thể chữa. Căn bệnh ập đến bất ngờ, như thể nhân vật xấu số trong những trang viết tiểu tư sản diễm tình, và nạn nhân thường có quá nhiều thời gian để sầu não. Tôi không thế. Tôi mơ căn bệnh tìm đến mình thật chậm, nhưng phát tác thật nhanh. Như hôm qua đi khám, hôm nay xếp đồ thì ngày mai đã chết rồi. Hiếm có cái chết nào đến với mơ tôi kéo dài quá một ngày. Tất cả đều là chết ngay. Tất cả đều là hết ngay.

Nhưng gọi mơ cũng không thật chính xác. Đó đơn giản hơn, giống như những ảo tưởng cứ lập đi lập lại không ngừng. Đó cụ thể hơn, chỉ là những ảo ảnh chỉ thấy khi được đặt vào một hoàn cảnh cụ thể, một môi trường liên tưởng xác định. Đó chưa phải là nỗi sợ.


Và đêm qua, tôi mơ thấy mình hạnh phúc.
Điều này thực sự là rất đáng sợ!











Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

Khu tao sống






Bão tràn tới rồi.











Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Reminiscene


.





1.

Không thể chết vì tự nín thở được. Không thể. Cũng như là nhớ. Không ai nhớ vì mình muốn nhớ là nhớ được.

Khi nghĩ, là chuỗi cố gắng sâu kết mang tính liên tục hợp lý về một liên tục của chuỗi sự kiện hợp lý. Có tính hợp lý cũng như nhượng bộ để thỏa mãn thứ tự các sự kiện. Con người ưa thích sự hợp lý chung trong quá khứ; ký ức ưu tiên tính hợp lý thỏa mãn một thứ tự nào đó giữa các sự kiện. Cái thứ tự đó, không phải lúc nào cũng có trật tự hợp lý: không hợp lý thì nghỉ-nghĩ qua cái khác.

Nhớ là các cửa sổ pop-up. Mỗi một cửa sổ hiện ra, chứa trong nó một cái gì được tái tạo thành từ chất liệu của quá khứ. Sức tác dụng của từng cửa sổ là tùy biến. Cửa sổ không chọn đóng được.

Hồi tưởng tức là trôi trên dòng sông các cửa sổ pop-up. Dòng sông không hướng. Dòng trôi bất định; không tồn tại trật tự liên tục hợp lý trên dòng.


2. Bài hát này có lẽ thuộc về thời đầu của cái người ta gọi là nền nhạc trẻ Việt Nam. Thời của những ca khúc nhạc ngoại lời Việt đẹp lung linh. Mà nếu không ai nói, cứ tưởng là nhạc Việt. Dù đúng là nhạc Việt.



Anh muốn | được cùng em | vào công viên vắng
Mình sẽ sống | những hè như nắng
Dưới bóng dừa là nơi | sẽ nói yêu nhau mãi
Với những lời yêu thương nhau từ lâu ôm ấp | trong lòng | này.


3.

Quán lạnh, nha nhút nhạc.
Tháng 8 đến rồi.








Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Vao mot ngay khong co may bay



Không có nhà thơ nào cả. Các nhà thơ bận quần quật kiếm tiền cho các nhà thơ đang ngủ không phải tập hút thuốc thay uống sữa rồi. Chỉ là một tiếng thở dài dài dài vắt qua cả nỗi buồn của những căn nhà mái ngói băng băng lướt qua khung cửa kính của đường tàu. (Họ không biết họ đang vứt bỏ đi những gì đâu. Tất nhiên, tôi cũng vậy).


1.

Lúa lưng ong lấp ló ngoài đồng
Ôi quê ta,
con cún nhỏ lăn cỏ bên đường.


Quê mình còn nghèo lắm. Mà buồn nhất là dân mình không biết mình nghèo.


2. Nếu có điều gì để nói, dù quả thật không có gì để nói, về cái tổ chim ấy, cái tổ chim lững lờ treo ở ngay phía trên ấy, khi mà một ai đó vừa bay qua tổ cúckoo, thì đó quả thật là đẹp! Tôi thật thích nó. Vì nó đẹp. Mà nó có không đẹp thì tôi cũng vẫn thích nó. Thật thế! Như thể nhìn một đứa con gái đứng trước gương, thấy nó mỉm cười vì nó đẹp ấy; hay như lúc Holden, cái gã chửi thề nhắng nhít ấy, cười khi nhìn em Phoebe chơi cưỡi ngựa gỗ quay: quay tròn, quay tròn, quay tròn.


3. Có sự khác biệt lớn giữa chấp nhận và thực sự có thể trở thành. Như việc có thể bứt mình ra khỏi cái chuỗi tuần hoàn của đời sống: tôi thức dậy, tôi làm việc, tôi nghỉ ngơi, tôi làm việc, tôi về nhà, tôi nghỉ ngơi, tôi thức dậy, dường như cần nhiều hơn là những lý do; hoặc không cần lý do gì: tôi trở thành cái tồn tại như nó tồn tại, và chỉ vì tôi tồn tại, dù điều đó có hay không gây nên những tổn thương sâu đậm cho một ai khác, dù tôi đó có muốn hay không. Hay như đi về phía tây mặt trời: có thể cần có những lý do, hoặc là không gì cả, người ta cứ thế đi về phía tây mặt trời. Không có gì cả. Cần có những lý do để chấp nhận, hoặc không gì cả, người ta cứ thế mà đi về phía tây mặt trời.

Tôi phát hiện ra đây không phải là câu chuyện tình. Tôi phát hiện ra nó quá kém giai điệu. Hoặc không có giai điệu. Tất cả chỉ là màn mờ màu ghi của những xam xám lẩn khuất trong đầu mình. Tôi phát hiện ra tôi không phải đang nhìn thấy thế giới đó hiện lên. Tôi thấy nó trở lại. Cứ như đọc lại câu chuyện tương lai về cuộc đời mình.





Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

mùa kết đôi




1. Mây ủ dầy. Thi thoảng vài khi trời xanh trong vắt, thi thoảng mới được thấy một hai tia vàng ấm áp. Mưa buổi chiều và gió trọn bữa, những sáng mát lành và đêm mơn mớt hương sữa, sục mình trong cơn run rẩy - giữa chừng thu, nửa chừng đông : Sài Gòn vào mùa lạnh.


2. Mùa hối hả theo nhau lướt về. Đêm cuối mùa, phố phường càng nêm chặt những vòng tay, những lúng liếng mắt, những tiếng ước thầm. Vẻ như áo bông lớp lớp càng dày, tay với tay càng gần, càng niếu. Trời càng lạnh, càng thêm cần, thêm niếu. Có lẽ thế, những ngày Sài Gòn mùa lạnh, có người nheo mắt cười tinh nghịch : mùa kết đôi.


3. "Thành phố không có mùa đông".
Nắng mưa hai nhịp thay nhau quay đều. Thời gian thoăn thoắt, cuốn trôi cả thu vàng. Để rồi khi cơn mưa chiều đổ ướt lên phố nhầy nhụa, mới giật mình thoảng thốt “ Đông về !?”.

"Thành phố không có mùa đông". Những con đường ướt sẫm sau mưa vắng lặng. Sớm lá rù rì, tối đèn lấp loe. Hai hàng táng xòe im nghe cung đường thủ thỉ những câu chuyện mình – những câu chuyện tình.



4. Này mùa kết đôi !
Nếu lỡ sáng một sớm thành phố se lạnh, mở cửa ra và thấy bạn mình, ngượng nghịu và loay hoay, ngại ngần và bật tiếng: nói như thét:

- m ơi, n đang yêu. – ai ? – m!!!

thì có lẽ đó là một bất ngờ nho nhỏ cho những đứa con thành phố trong mùa Sài Gòn kết đôi, dù không biết lúc đó nên cười hay mếu.











* Hà Nội mùa này trắng những cơn mưa !
Lơ ngơ đây đó những bàn tay chờ được ấm.

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

Một chốn gọi là Nhà (*)



Trước những chuyến đi xa, người ta thường nghĩ gì?

Chắc hẳn là không biết: chỗ ở, khí hậu, quần áo, phòng ốc, giáo trình, đi lại, ăn uống, tắm rửa, mỹ phẩm, tampon, thuốc men, bệnh tật (coi như không sâu răng), rau củ quả táo bón, mỹ phẩm (chắc không nhưng mà cũng kể vào luôn cho chắc), tóc tai, dầu gội, quần chíp, đồ bơi, nói chuyện ... và cả con người nữa: không biết ở đó nó ra làm sao? Có ti tỉ thứ không biết đứng trước và hàng ti tỉ thứ không biết khác đứng sau một chuyến đi xa. Nhất là khi người ta không biết người ta có không biết gì. Nhất là khi người ta trẻ. Tất nhiên trẻ nhưng không ngu.

Tiếp xúc một nền văn hóa khác, tất nhiên là lạ, tất nhiên là sướng hơn nhiều suốt ngày nằm nhà ôm laptop thủ dâm tinh thần rồi; bởi vì nó lạ, nó mới, nó không giống thường ngày, nên nó sướng. Rất sướng nữa là đằng khác, khi nền văn minh của xứ sở diệu kỳ sáng sáng ra đường bịt mũi bằng bụi tối về kẹt xe xếp hàng như ăn kem này không có là khỉ gì khi so với nơi đó. Nhưng có khác biệt cơ bản giữa chỉ tiếp xúc và đối mặt: những du khách ngang qua thành phố lạ chỉ trong thoáng chốc sẽ không bao giờ hiểu được cái nhìn bàng bạc của những cư dân trung niên trú ngụ ngày qua ngày dong ghế ra hiên tắm ráng chiều. Cũng giống như khác biệt giữa nhúng chân vào dòng suối chảy ngược chiều con dốc xuyên rừng cuốn lên đỉnh và quăng mình vào bốn bề nước lạnh giá, trong tiết tháng mười, ở vùng địa cực, mà, nhất là khi, người ta chỉ biết bơi chứ không biết đứng nước. Éo le cực cùng!

Chẳng khác quăng mình vào bốn bề nước lạnh giá; không thể bám víu vào đâu, không thể thay đổi gì, ngoài việc nổi lên: là tự mình nổi lên hay để tự mình nổi lên; nhưng thích nghi hay thích ứng chỉ là vấn đề thời gian, dù trong tập hợp các thói quen mới làm quen đó khả dĩ xuất hiện thêm một thành viên không thường trực nhưng xuất hiện khá thường xuyên: cơn nhớ. Như sau buổi tiệc muộn, giữa chừng cơn vui trở về, để rồi thấy mình đối diện với căn phòng tối và chiếc giường lạnh. Màn hình bật sáng.

Vấn đề là thời gian.

Thời gian không phải là chiếc đũa thần toàn năng, nhưng là phương thức hữu hiệu để tìm ra câu trả lời; thời gian cho ta khoảng dài của trải nghiệm, và trải nghiệm cho ta thêm cơ may, để nhìn thấy, nhìn rõ và để tìm ra câu trả lời thích hợp. Mà thích hợp luôn là một tiệm cận. Mà cuộc đời có chừng.

Mà nỗi nhớ không chừng.

Vì vậy trước khi đi xa, có lẽ người ta nên có những suy nghĩ đến khi trở về. Không phải là lên kế hoạch cho ngày trở về hay định trước một kết cục cho quãng thời gian tha hương lầm lạc: nghĩ về ngày trở về tức là ở nơi chúng ta đi chúng ta có để lại một thứ gọi là nỗi nhớ; nghĩ về ngày trở về tức là nỗi nhớ đó để lại đủ lớn lao để làm cho ta mong muốn trở về; và nghĩ về ngày trở về nghĩa là ta đang được hạnh phúc, tại đây. Chính điều này sẽ làm nhiều người khác nữa cũng cảm thấy ấm áp.

Tao không biết những chuyến đi xa có mang mày đến gần với hạnh phúc hay không. Tao cũng không thể chắc những chuyến đi xa có làm cho mày giàu có hay không. Nhưng bất kể mày làm gì hay đang ở đâu, bất kể mày giàu hay nghèo, bất kể mày là ai, một khi trong mày vang lên hai tiếng 'của mình', tức là mày đang giàu có hơn bao giờ hết. Cũng hệt như tao, khi nghĩ về mày. Và những chuyến đi xa chắc chắn sẽ cho mày cơ hội để tìm thấy một chốn gọi là Nhà.

Đó là bắt đầu của hạnh phúc. Và tất cả về cuộc đời.


Bay đi! rồi về.

P.s: Dù lên bờ cũng trần ai gian khổ chẳng kém quăng mình vào bốn bề giá lạnh, một khi đã ngâm mình đủ lâu.




(*) tựa truyện ngắn của Phan Việt.