Âm nhạc có tính cứu rỗi? Câu hỏi này thật khó mà trả lời. Xã hội phân hóa, con người khác biệt; chưa kể đến sự khác biệt trong bản tính con người, ngay cả môi trường tồn tại của mỗi người đã là khác biết; thật không biết đâu mà lần - không biết ngứa chỗ nào thì gãi làm sao. Do đó, câu hỏi này có lẽ cũng bất khả trả lời; trả lời theo hướng đưa ra một sự khẳng định có tính chân lý và chắc chắn, ít nhất là vững chắc trong suốt thời đại của mỗi chúng ta, hoặc giã chỉ trong một thời đoạn, ngắn ngủi, cũng khó có thể: thời đại của các chân lý tất định đã cáo chung; chào mừng đến với kỷ nguyên bất định.
***
Lược sử thời gian là một công trình diễn-xuôi lịch trình tiến triển của vũ trụ, dưới góc nhìn của một nhà khoa học, bằng ngôn ngữ bình dân tối giản. Có thể nhìn nhận đây là một nỗ lực tiếp cận số đông đại chúng của giới hàn lâm, cụ thể là của Stephen Hawpking. Điều này vốn không lạ, xét trong lịch sử phát triển khoa học tự nhiên của Châu Âu và thế giới: những thành tựu của chóp đỉnh nguy nga trí tuệ nhân loại, từ lúc phôi thai cho đến khi thành hình thực sự, luôn đòi hỏi phải được trình bày trước đại chúng, một cách cặn kẽ và có-thể-hiểu-được, còn không thì chính bản thân thành tựu đó là không tồn tại; kể cả tình trạng thể trạng dị biệt của ông cũng không phải là nguyên do làm cho cuốn sách trở nên đặc biệt; thậm chí, tuy được viết bằng ngôn ngữ bình dân, nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể hiểu được những gì đang diễn ra trong thế giới chúng ta, ít ra là theo những gì số ít con người, hiện tại, cùng thừa nhận.
Tác phẩm này, hiển nhiên không phải là tác phẩm văn chương, lại càng không thể xếp vào hàng ngũ các dòng tác phẩm mang tính học thuật và hàn lâm; nó cần được trả về đúng bản chất của chính mình, như những gì Stephen Hawpking đã thừa nhận: văn học lãng mạn. Mà xét cho cùng, hễ viết bất kỳ cái gì ra giấy, rồi lưu lại, cũng là hàng động lãng mạn rồi. Kể cả viết giấy hóa đơn thu tiền, càng đúng.
Vì những lý thuyết riêng phần mà chúng ta có đã đủ để đưa ra những tiên đoán về tất cả, trừ những tình huống cực đoan nhất, nên việc tìm kiếm một lý thuyết tối hậu về vũ trụ khó có thể biện minh trên có sở những ứng dụng thực tiễn. Do đó sự phát minh ra lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh có thể không giúp gì cho sự sống sót của chúgn ta. Nhưng ngay từ buổi bình minh của nền văn minh, loài người đã không bằng lòng nhìn những sự kiện như những thứ rời rạc và không giải thích được. Họ đã khao khát hiểu biết cái trật tự nằm sâu kín trong thế giới. Ngày hôm nay chúng ta cũng vẫn trăn trở muốn biết tại sao chúng ta lại ở đây và chúng ta từ đâu tới. Khát vọng tri thức, khát vọng sâu xa nhất của loài người, đủ để biện minh cho sự tìm kiếm liên tục của chúng ta. Và mục đích của chúng ta không gì khác hơn là sự mô tả đầy đủ vũ trụ, nơi chúng ta đang sống.
***
Album thứ 4 của nhóm The Cranberries, Bury the hatchet, có một bài hát mang tên Dying in the sun. Bài hát là sự sợ hãi, nỗi tiếc nuối và cảm giác day dứt của cô gái trước cuộc sống đang chuội dần, nỗi tuyệt vọng như một cái buông tay; đơn giản lắm, chỉ bằng điệp khúc với một câu hát:
Like dying in the sun.
Like dying in the sun.
Like dying in the sun.
Like dying in the sun.
Like dying.
***
Tôi bắt đầu, từ đầu đường đổi mới, ngang qua trung tâm thanh niên, hướng tới quãng trường Tuổi trẻ. Buổi trời nhiều mây, nắng hửng nhẹ, và gió hiu hiu thổi hơi nóng hâm hấp của một ngày tháng ba từng chốc phả vào mặt người. Những mảng nắng nhá nhem đan xen với bóng lá phủ lên nền đường, chốc chốc lại đung đưa; xe cộ lưa thưa; thành phố có đi ngủ trưa bao giờ!
Tôi bước trên vỉa hè; vượt qua tòa nhà trung tâm thương mại ánh xanh ve; vượt qua quãng trường lồng lộng tuổi trẻ, nơi mà không lúc nào vắng bóng người trẻ - chẳng nơi đâu mật độ tuổi trẻ cao bằng; vượt qua bức tượgn thánh và những lầm rầm khẩn nguyện; vượt qua cả đoạn dốc, với hai bên đường sang trọng những ô cửa lấp lánh; vượt qua nhà hát lớn; vượt qua một thế giới hào nhoáng, chưa bao giờ quen thuộc với một thế hệ người Sài Gòn; vượt quá con đường tự do: chẳng còn mấy chốc nữa là tới; chẳng còn mấy chốc.
Một chút linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
Hoàng hôn nghe một mình
Giáo đường chuông rời rạc
Tan vỡ nhiều âm thanh
Một chút linh hồn nhỏ
- Quang Dũng
Khó có thể viết được gì thêm nữa.
***
Những câu hỏi không phải lúc nào cũng trả lời được; cũng không phải câu hỏi nào cũng được trả lời; và cũng không phải câu trả lời nào cũng có thể trả lời. Nhưng sẽ có những lúc, bật lên những câu hỏi, mà việc trả lời là không còn cần kíp nữa; trả lời (được) hay không, không quan trọng bằng chính bản thân câu hỏi đó được nêu lên; như sẽ có lúc bạn ngước lên bầu trời đầy sao, và tự hỏi: chúng là ai và chúng ta đến từ đâu.
Dưới ánh mặt trời, những bông hoa rực rỡ.
Dưới ánh mặt trời, và tôi đã chết.
Dưới ánh mặt trời.
càng ngày bạn cafe sữa viết càng nóng như bị thiêu dưới ánh mặt trời í. :D
Trả lờiXóathích!
Trả lờiXóaAnh thích cái bìa của Bury the Hatchet - một người trần truồng chạy trốn con mắt trên cao; mà mắt đã ở trên cao thì còn chạy trốn gì nữa!
Trả lờiXóaCafe sữa viết có hot hay không thì không biết nhưng chắc chắn là có sữa.
Nhân đây anh tuyên bố tặng Cafe sữa cuốn Xứ cát luôn.
Tôi định tranh cử chức chủ tịch của GM's Fan Club, em đừng có mà link nhiều quá đấy nhá :-)
Trả lờiXóahi hi bác Phú ganh tị à:) link hay lắm, cứ thế nhé!:)
Trả lờiXóa- ẩn danh: cf sữa mà để dưới ánh mặt trời thì không chỉ nóng đâu, còn có say nắng dễ dẫn đến nhức đầu nữa.
Trả lờiXóa- anh Goldmund: cf sữa thì đương nhiên phải có sữa, đấy là em còn chưa thêm đường vào ấy chứ. he he
mà em có được đệ đơn xin điều trần hay phúc thẩm hông dậy anh?
- anh Phú cứ yên tâm mà mạnh dạn ứng cử nhé, em bây giờ là em máu Hội ái hữu bạn Pi sửa giày hơn :D
chỉ có điều, anh Phú xưng 'tôi' với em, nghe cứ như em cf sữa là co con gái '_' mà có khi thế thật.
- Mr. QT: sát thát!!! kì này chơi lên mông hay trán đê, cho nó máu.
Trả lờiXóađang suy nghĩ có nên gởi đơn lên blogspot về thêm chức năng "like" như bên FB không nhỉ. =.=
Trả lờiXóađã trốn sang tận đây rồi, còn định lập chợ sao?
Trả lờiXóa