Khi tôi cô đơn có ai ôm không?
Khi tôi cô đơn có ai ôm tôi có hết cô đơn không?
2. Những hạnh phúc bình dị; cuộc sống dài lắm, vắt ngang qua hàng ngấn cuộc đời. Có người đến vào buổi bình minh của văn minh, phiêu lưu cứ như sợi chỉ len lỏi trong những đống đổ nát từ/của ngày hôm qua, không ngừng ánh lên những lấp lánh mời gọi. May mắn hay kém sôi nổi hơn, những cuộc đời bình lặng tồn tại trong những đóng hộp của phân cảnh viên chức - nội trợ - người buôn bán - ..., những mảnh đời của routine đều đều tà tà, những trục xoay làm tựa cho một thế giới luôn quay. Điểm chung là, họ đến và họ sống, hay nói rõ hơn: họ đã đến và đã sống, những cuộc đời như bao cuộc đời. Thêm điểm chung nữa, họ có hạnh phúc(?) họ có đau khổ(?) và họ có cả những cơn vật vã không ngừng bắt nguồn từ cái kẻ mang tên là: Sống.
Kỳ vĩ hạnh phúc - hạnh phúc bình dị: con người thường chỉ cúi đầu trước hạnh phúc. Hoặc nói cách khác, hạnh phúc là thứ sức mạnh cuồng phong, cuồng bạo, mà thực ra chẳng cuồng bạo chút nào, duy nhất có thể khuất phục con người, theo cách dễ dàng và ít phản kháng nhất. Hoặc, hạnh phúc đơn giản có được chỉ bằng phục tùnh chính cái hạnh phúc đó. Cuộc đời mấy ai mà chẳng? Cuộc đời có ai chưa từng?
Tuổi trẻ ra đi, không biết có bao giờ trở về?
Lá rụng về cội, không biết nơi cội còn là đâu?
Ký ức của tuổi thơ trôi mãi theo dòng sông, mà hú họa, đứa bé nào sinh ra cạnh dòng sông sẽ không luôn trở về ngủ bên dòng sông nó(1). Mà, không phải chỉ tuổi thơ. Mà, không chỉ có ký ức. Thời gian đâu buông bỏ một ai; chết có khi cũng chỉ là một dấu chấm,
rồi xuống hàng.
Nhưng, tuổi trẻ phải đi. Không biết mà cũng không cần biết cái ích lợi của việc đi to lớn, hay nhỏ bé(!), chừng nào; khi chưa biết và chưa thể biết lý do để làm một việc gì, thì hay nhất và thường nhất là cứ làm theo những gì người ta thường làm, thường nói, với tất cả đam mê của một lý trí hoàn toàn con người. Cứ cái gì cũng có lý do, thì đời chả còn mấy đéo mà làm.
Vì đời người ngắn lắm.
Mà, cuộc sống vô thường.
Tiến xa tới tận biên của nền văn minh cộng đồng, đất nước, con người, thời đại đương thời, hay chấp nhận sắm cái vai mà 'số phận' đã trao cho mình, cam chịu hay vui vẻ, phục tùng hay chống đối, ngấm ngầm hay ra mặt, cũng đều được nhìn nhận như là những dạng thức tồn tại. Từ tồn tại đến sống còn cả con đường. Nhưng, tựu trung, họ đều đang vùi mình vào hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống, của và cho, riêng mình. Ít ra, cái ý nghĩa mà chúng ta có thể chấp nhận và gán cho cuộc đời mình. Hay, cái niềm tin chúng ta cần có để có thể vin vào, để chống chọi với cái vô nghĩa thường trực của cuộc vô thường. Và hạnh phúc không bao giờ tầm thường. Hạnh phúc là vĩ đại.
Khi ta chọn dừng lại để một người khác nắm tay
Ta mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của hai chữ sum vầy. (2)
Nói theo chiều nghịch, tức là chấp nhận, bằng lòng, thỏa hiệp, hay bất cứ từ ngữ nào có thể biểu đạt cái ý nghĩa dừng lại của thời trẻ của một người, bất cứ từ ngữ nào có thể làm liên tưởng đến một sự chấm dứt cuộc phiêu lưu, đến một cái nhìn nửa mặt đau đáu, đến bộn bề trăm ngàn việc không hề gọi tên, đến tất cả những gì liên quan đến hai từ gia đình; tất cả đều không có nghĩa là kết thúc. Đó là sự lựa chọn, một lựa chọn can đảm. Và đó là điều tổi thiểu con người có thể làm để tạo ra một thế hệ kế cận biết ước mơ và dám ước mơ. Nếu con người đã không ngừng hy vọng.
Giải thưởng dành cho người thắng, nhưng vinh danh kẻ không ngừng cố gắng: những điều bình dị lớn lao!
3. Câu trả lời là: không và không.
Vì một lẽ tất nhiên: theo sau hạnh phúc cực cùng là cô đơn tột độ. Cũng như Siddhartha sau phút giây ngập chìm trong chói lòa của tỉnh thức, liền nhận ra sự trần trụi tuyệt đối của mình. Cô đơn tuyệt đối.
Mà, You are already naked (3).
4.
Khi tôi cô đơn có ai biết không?
Khi tôi cô đơn có ai biết tôi có hết cô đơn không?
Không.
(1) Nguyễn Ngọc Thuần
(2) Phong Việt
(3) Steve Jobs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét