Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Ghi chú về nỗi nhớ



Là một cái bẫy tâm lý. Đầu tiên là những biểu hiện rất trung dung như: chộn rộn, bồn chồn, chân tay rụng rời, đầu óc mơ màng, hay quá nữa là khó thở tức ngực v.v.. Những triệu chứng có thể là biểu hiện của bất cứ nguồn cơn nào khả dĩ gây nên chứng ép tim. Nó khiến vật chủ (trong trường hợp này là người) khó thể làm gì khác ngoài trưng mình trịu trận những cơn giày vò. Giày vò hơi quá, ở mức độ nhẹ nhàng hơn ta gọi là dép vò. Từng cơn từng cơn dép vò kéo đến như sóng biển nối nhau vỗ bờ.

Giữa những đợt sóng vò như thế, vô tình hay cố ý, may mắn hay xui rủi, nhanh chóng hay chậm rãi, vật chủ nhận ra một nguồn kích thích, mà đối với những triệu chứng vừa trên, là một nguồn cơn có tác dụng xoa dịu toa lớn. Việc nhận ra này có được là nhờ nghĩ. Nghĩ về một người nào đó là hoàn toàn khác với việc nhớ. Khác biệt này cơ bản giống với sự phân biệt giữa buồn và chán: chán khiến ăn lạc mất vị ngon; trong khi cái kia ăn cũng chẳng buồn.

Sau cái lần đầu tiên ấy, vật chủ được khuyến khích bởi những tác động xoa dịu của việc nghĩ, đồng thời bị thúc giục bởi những kích thích khó chịu kể trên sẽ có xu hướng nghĩ về cái nguồn cơn êm dịu đó một cách thường xuyên hơn. Cái gạch chân ở trên là rất quan trọng nhé, khác đi một chút là thành ra cái khác rồi.

Nghĩ dần thành quen. Tới một lúc mà những quá trình kể trên gầu như đồng loạt diễn ra, tức là không còn phân biệt đâu là nguyên nhân thúc đẩy, đâu là nguồn cơn phần thưởng, đâu là thật đâu là ảo nữa thì chính xác vật chủ đã chuyển hẳn sang một giai đoạn mới, gọi là lậm. Còn nhớ, chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi của sáng tạo, một chớp loé sáng khi bạn nhận ra cái-gì đằng sau những xung đột trái chiều đó. Nhớ là khoảnh khắc mà lần đầu tiên bạn gắn một hình ảnh nối liền phần khó chịu với êm dịu: những gì đẹp đẽ nhất, hoặc đã từng.

những gì đẹp đẽ nhất mà ta may mắn có được, cách tốt nhất để lưu giữ, là tiêm vào tĩnh mạch để nó chạy về tim. (*)












8 nhận xét: