Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Từ chóp đỉnh nguy nga



1.

Tôi có một nguyên tắc tối thượng, và tôi không bao giờ từ bỏ quyền tuân theo (hưởng thụ) cái nguyên tắc ấy: gọi là nguyên tắc số 1, nguyên tắc của chính hắn: tự do.

***


Giả sử rằng, quan niệm quyền tự do ở một người là quyền được làm bất cứ việc gì mà người đó có thể, và mong muốn được thực hiện; chừng nào bản thân người đó còn ý thức được cho dù những hệ quả thế nào sẽ xảy đến; tức là dù hậu quả như thế nào, bản thân người đó gánh chịu. Kể cả giết người.

Tất cả những gì gọi là đạo đức, nhân văn hay thuộc về quy ước xã hội con người, đều bỏ qua tất; con người, bước vào cuộc tồn tại, ngoài tính xã hội sớm hay muộn sẽ được/bị tiêm nhiễm, luôn mang trong mình, cái cơ bản nhất của một sinh thể sống: tính dã man cuồng nhiệt vô độ, mà như một ngọn lửa âm ĩ, chỉ đợi bắt được ngọn gió ngon, là bùng cháy dữ dội: say sưa mà mặc tình.

Con người, bỏ qua những khế ước xã hội, gieo mình vào những cuộc say sưa riêng, thì việc giết một con kiến, hay giết chết một con người, xem chừng cũng như nhau. Con người không hề có khái niệm về tội lỗi và sự trừng phạt; họ không biết gì về hối hận cũng như day dứt; họ không thiết cả sự quan tâm, một khi sự quan tâm đó hướng tới một ai đó khác ngoài họ. Con người, sẽ được trả về bản chất ích kỷ của một sinh thể, những gì lợi ích cho cuộc tồn vong của chính họ sẽ được đấu tranh giành lấy không khoan nhượng hay ngần ngại. Và sẽ không một ai truy vấn: hiển nhiên là chẳng ai quan tâm.

Sự tồn vong cá nhân được đặt lên trên bất kỳ lợi ích một bên thứ ba nào, hay nói cách khác, đặt trên bất cứ giao kèo nào của các lực lượng xã hội chính yếu nhằm bảo vệ một bên thứ ba yếu ớt, thuộc xã hội. Lúc này, người ta mới thực nhận ra sự tồn tại của tự do, theo đúng như nó phải là: chỉ có tự do xứng đáng với tên gọi: quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, theo bất cứ phương thức nào hạn hữu có thể, của mỗi một cá nhân.

Nhưng lịch sử đã không được viết theo cách đó; các cộng đồng không thể hình thành chỉ dựa vào sự tồn tại của các cá thể đầu đàn, dù rằng chính sự thống lãnh của các thế lực đứng đầu như vậy, chính là một trong những cách thức hữu hiệu để hình thành một cộng đồng, một cách sơ khởi: tự do không phải lúc nào cũng có lợi, và không phải ai cũng có thể tự lo.

Có thể như thế được không, khi người ta dùng quyền tự do để biện minh cho việc giết người? Điều đó là hoàn toàn không cần thiết; con người hoàn toàn có thể hành động, trước cả khi họ lưu tâm suy nghĩ hoặc suy nghĩ đến lý do biện hộ: đối với những người không có trí tò mò, thì việc trao cho họ sự tò mò sẽ càng khiến họ bối rối, vì rằng họ chẳng thể biết làm gì với nó. Còn cho những ai quan tâm: việc xem xét lý do có hoặc không, không thể đảo ngược lại hành động, một khi nó đã xảy ra; pháp luật và biện pháp trừng phạt của nó không thể gọi là công lý, một khi tội ác bị phán xét đã xảy ra rồi, khi đó, sự trừng phạt sẽ mang hơi hướm của một sự xoa dịu đám đông mục kiến hơn là biểu hiện của công bằng: công lý thực không tồn tại ở các sân tòa.

Vậy nếu không là pháp luật, thì cái gì làm nên chúng ta, của xã hội hôm nay?

***


Tôi có một nguyên tắc tối thượng, về tự do. Theo đó, con người tồn tại chỉ với một chân lý toàn năng và duy nhất: tự do. Nhưng tôi còn có một nguyên tắc không thể nhượng bộ khác; nguyên tắc về sinh mạng duy nhất: tính mạng con người là quý nhất, và như nhau, trong mọi hoàn cảnh bất kỳ.



2. Câu chuyện về Con quái không tên.


Johan cũng là một cái tên hay đấy chứ.



3.

Rốt cuộc, cái gì là lớn lao hơn cả, của cái cuộc đời này?








2 nhận xét: