Nhưng thực ra hắn chẳng có gì để tìm kiếm. Khi nhìn vào mắt M., hắn thấy sự dứt khoát; khi xông vào giữa chừng buổi chất vấn và nâng súng lên nhằm vào bà, hắn run rẩy đến bắn trượt mục tiêu; khi gồng mình trước mặt bà - người phụ nữ đang được tô trét thành tượng đài ấy - hắn chỉ thấy nỗi bất thoả, và sợ hãi: đến cả khi đối diện với cái chết người đàn bà ấy cũng không lộ chút gì là hối tiếc. Trả thù không làm hắn thanh thản; sự giải thoát có chăng là đến từ ánh mắt thừa nhận của người phụ nữ già: rằng bà có sót thương cho những gì hắn đã chịu đựng; rằng bà là người có lỗi cho những gì hắn đã chịu đựng; rằng bà là lý do cho những gì hắn đã chịu đựng. Hắn đã ch
ịu đựng (những) điều này quá lâu để rồi không còn đủ tỉnh táo nhận ra rằng cái hắn đòi hỏi là một chút biểu hiện của tình cảm gắn bó cá nhân trong cái chu trình hành xử chuyên nghiệp và vô tình đó, của khi đó. Chính khi đó, hắn trở thành tay mơ trong cuộc chơi mà vốn dĩ hắn đã là giáo sư. Nên hắn chọn cái chết như là một lối thoát. Và đã lại bị khước từ.
Tất nhiên mọi điều trên đây là một diễn giải. Và tâm thế hậu hiện đại bắt buộc chúng ta phải nghi ngờ. Thế nhưng chúng ta nghi ngờ điều gì: những diễn ngôn, những câu chuyện, sự thật hay cú vươn tay của tư tưởng vượt qua hố thẳm để chạm vào thực tại? Tôi không thể trả lời cho bạn được.
Tôi cũng không có câu trả lời cho câu hỏi tại sao giữa buổi chiếu phim tôi luôn cảm thấy mình cần phải nắm tay gái. Tôi chẳng biết mình tìm kiếm gì ở cái nắm tay đó (dĩ nhiên là tôi xạo rồi). Hoặc giả tôi tìm kiếm một giấc mơ. Dù bản thân điều này đã là một giấc mơ rồi.
Nhưng điều đó chẳng hề quan trọng. Cả việc tôi có đang hoá thân thành giấc mơ hay giấc mơ hoá thân thành tôi cũng vậy. Cái chính yếu là để sống một cách toàn vẹn, người ta phải nhanh chóng thoát ra khỏi những ảo tưởng nhập vai thành các nhân vật trong đầu mình. Nhanh chóng thoát ra, để thực là bản thân mình: như trần trụi trước ánh mặt trời nóng rẫy. Tất nhiên đó lại là một giấc mơ khác. Rồi thoát ra, rồi lại bắt đầu. Rồi cứ thế cho đến khi chết hẳn. Ý tôi là cuộc đời ấy. Còn với những giấc mơ, í tôi là khi gặp chúng í, khi mình nhận ra mình đang ở trong chúng í, thực chẳng có cách nào khác nữa đâu í, chúng ta nên thẳng thắn mà dịu dàng:
Chào cuộc đời xinh đẹp, tôi mơ giấc mơ khác đây.
(Mơ chứ không phải mớ, nhé!)
Tất nhiên mọi điều trên đây là một diễn giải. Và tâm thế hậu hiện đại bắt buộc chúng ta phải nghi ngờ. Thế nhưng chúng ta nghi ngờ điều gì: những diễn ngôn, những câu chuyện, sự thật hay cú vươn tay của tư tưởng vượt qua hố thẳm để chạm vào thực tại? Tôi không thể trả lời cho bạn được.
Tôi cũng không có câu trả lời cho câu hỏi tại sao giữa buổi chiếu phim tôi luôn cảm thấy mình cần phải nắm tay gái. Tôi chẳng biết mình tìm kiếm gì ở cái nắm tay đó (dĩ nhiên là tôi xạo rồi). Hoặc giả tôi tìm kiếm một giấc mơ. Dù bản thân điều này đã là một giấc mơ rồi.
Nhưng điều đó chẳng hề quan trọng. Cả việc tôi có đang hoá thân thành giấc mơ hay giấc mơ hoá thân thành tôi cũng vậy. Cái chính yếu là để sống một cách toàn vẹn, người ta phải nhanh chóng thoát ra khỏi những ảo tưởng nhập vai thành các nhân vật trong đầu mình. Nhanh chóng thoát ra, để thực là bản thân mình: như trần trụi trước ánh mặt trời nóng rẫy. Tất nhiên đó lại là một giấc mơ khác. Rồi thoát ra, rồi lại bắt đầu. Rồi cứ thế cho đến khi chết hẳn. Ý tôi là cuộc đời ấy. Còn với những giấc mơ, í tôi là khi gặp chúng í, khi mình nhận ra mình đang ở trong chúng í, thực chẳng có cách nào khác nữa đâu í, chúng ta nên thẳng thắn mà dịu dàng:
Chào cuộc đời xinh đẹp, tôi mơ giấc mơ khác đây.
(Mơ chứ không phải mớ, nhé!)
" không hiểu sao tôi thấy mình cần phải nắm tay gái" - khi người ta quá thừa năng lượng, người ta rất muốn tống nâng lượng ấy đi :-) không dừng đc cảm xúc giống chủ nhà nên đường đột tẹo :-D
Trả lờiXóathực ra là em lo ra chứ không liên quan gì đến các quỹ đạo năng lượng hay tình trạng năng lượng bị kích thích cao của nguyên tử, ngay cả khi nắm tay gái em vẫn lo ra nghĩ đến một cái khác như là tối nay thì ăn gì.
Xóa