Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012
"Cô ơi, con muốn mua rau."
1. Thói quen là sự thực hành của vô thức. Mọi khi ý thức không nhận ra sự tiếm quyền của thói quen nên cuộc đời vô sự. Rắc rối nảy sinh khi cái thằng ý thức ấy bỗng nhiên nó bảo "êh coi chừng kờ", hay nói cách khác quy trình được thiết lập cùng thói quen đó nay bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu của "chuệch choạch". Vì nhiều lý do: do thay đổi môi trường, do thay đồi luật chơi, hay do vô thức lâu ngày đã hoá thành vô tâm đíu quan tâm mẹ gì nữa... Giải pháp lúc này chỉ đơn giản là ghi nhận các sự biến đổi rồi điều chỉnh quy trình theo hướng phù hợp với các tác nhân hiện thời. Hay đơn giản hơn là dừng làm theo thói quen cũ nữa.
2. Ví dụ như việc lái xe: đề máy, lên ga, vào số, kiểm tra mặt đường rồi cho xe chạy; các thao tác này là quá quen thuộc đối với một người chạy xe đến nỗi chẳng cần để ý [cơ thể] cũng tự khắc biết giảm ga trước khi lên số. Không thì xe sẽ bị giật, máy bị ép ga phát ra tiếng hú khá to. Đây là thao tác lỗi, cần loại bỏ ra khỏi quy trình. Tập luyện, mà cụ thể ở đây là thực hành, sẽ lặp đi lặp lại chuỗi những thao tác khả dĩ tạo nên hiệu quả mong muốn để hoàn thành một công việc cụ thể, như là lái xe, như là đi bợi; là dạy cho cơ thể thích ứng phối hợp các động tác phức tạp một cách tuần tự, nhịp nhàng và đồng bộ; là loại bỏ các động tác thừa và tiến hành ghi dấu ấn các thao tác gọi-là chuẩn. Thói quen được thiết lập cùng lúc với việc một quy trình được hoàn thành; dĩ nhiên, để đạt được một hiệu suất tốt nhất có thể. Và cứ thế tiếp diễn. Cho đến khi chớp sáng đó lại chợt loé lên "êh coi chừng kờ".
3. Mục này không phải kể chuyện mua rau. Nhưng sau một thôi hồi chờ đợi bao người đến sau nhưng xong trước, sau khi nhìn hết lượt những khuôn mặt ngơ ngác không biết đâu bấu víu, sau khi hết nhìn chiếc màn hình tinh thể lỏng hễ chạm tay vào là đùn phiếu mang số chờ lượt phục vụ lên rồi đến chiếc màn hình led sổ những gạch ngang màu đỏ, nhìn thêm một vòng quanh căn phòng ấy, tôi bước ra khỏi điểm thu cước lớn lớn đẹp đẹp đó với mảnh biên lai màu hồng trên tay, nụ cười trên môi cùng hồi ức mong manh của những ngày xa xưa mẹ móm lời cho khi lần đầu nhút nhát đi mua rau, bất giác tôi muốn thốt lên, nhỏ thôi: "Cô ơi, con muốn mua rau."
Mẹ!, quả nhiên, không nói sai bao giờ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
t thấy mày bật lên thành tiếng (nhỏ thôi) hoài đó mà
Trả lờiXóaô kơ, nhưng hem được chăn rau nha con :p
Trả lờiXóamuốn ăn rau (chắc) sạch thì phải tự tay giồng chứ
Xóa