Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

tháng 9, bù hai.



Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
thảnh thơi trắng bò qua khoảnh trời xanh
bên trên dãy mái ngói đỏ bạc phết
không mấy ai nhìn

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
mười lăm phút tính từ đầu đường
băng qua hai ngã tư vun vút bóng những xe qua lại
dưới dựng đứng những chóp tầng cao chót vót
mười lăm phút đi bộ giữa chốn không nhà.

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
muốn ôm lấy một
dáng lưng ong bất chợt vượt qua
ngấu nghiếng nghiếng ngấu
như phổi hút cạn không khí,
không thở.

Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
bị chộp lấy
trong khoanh tròn
nhuộm nắng.


Điều xa xỉ trong thành phố 8 triệu người
tìm mãi chẳng mô ra đất nào làm mồ
đặt hoa lên/trên/cho
nỗi bất hạnh của Algernon
chẳng mấy ai nhìn.
















Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

tháng 9, bù một.

trích toàn văn (không kể lỗi typo-chính tả) của một ghi chú (footnote) trong Giảng đường yêu dấu (dù đọc xong chỉ thấy yêu dấu đâu đáu tận phường nao) của Mai Anh Tuấn. Bản quyền thuộc về Mai Anh Tuấn; Nxb Trẻ độc quyền xuất bản từ 2010 đến 2015.

Hướng dẫn đọc bài: phần bôi đen không cần tô lên để đọc.







1. Năm 1996, trong một bài giảng ở Viện hàn lâm Ý, sau khi, hết sức tinh tế, chỉ ra những nhầm lẫn của V.Hugo trong cuốn Nhà thờ Đức bà thành Paris, Umberto Eco, bằng vốn tri thức rộng lớn, đã say mê bàn đến những thay đổi bão táp trong việc tạo ra các phương tiện vật chất kỹ thuật liên lưu giữ văn bản, từ Gutenberg đến Internet. Niềm cảm khoái của ông dừng lại ở cụng từ "chiếc máy điện toán" mà theo đó, thứ nhất, một nền giáo dục khai sáng phải biết cách tận dụng triệt để những tiện ích của mọi phương tiện truyền thông và thú hai, trong xã hội mà sự chọn lọc, phê phán thông tin quan trọng hơn là hưởng thụ nó thì chiếc máy điện toán sẽ ưu thế hơn truyền hình. Và thứ ba, rất lý thú, Eco khẳng định: "với kỹ thuật máy điện toán chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên Samizdat [tự xuất bản] mới. Con người có thể liên lạc trực tiếp không cần phải qua trung gian những nhà xuất bản ...", liền đó, kèm theo một mệnh đề: "Nếu mạng máy điện toán thành công trong việc giảm số lượng sách xuất bản, thì đấy là một sự cải thiện hàng đầu về văn hóa". (Xem thêm Umberto Eco, Đi tìm sự thật biết cười. Vũ Ngọc Thăng dịch. Nxb HNV, H. 2004). Rõ ràng, muộn hơn rất nhiều so với khái niệm Thiên hà nhìn (visual galaxy) của McLuhan nhưng do chỗ đi từ lý giải cái tính cách văn hóa của cộng đồng điện tử nên triết luận mà học giả người Ý gợi ra, luôn có tính thời sự và rất đáng suy ngẫm thấu đáo. Đối với người Việt Nam, quốc gia mới thiết lập hệ thống Internet hơn 10 năm, lời khẳng định trên đây của Umberto Eco, quả thực, có một kiểm chứng sinh động, tôi xin nói thu hẹp, trong sinh hoạt văn chương.

2. Có thể còn nhiều bàn cãi nhưng sự hiện tồn của các website và blog văn chương cá nhân là biểu hiện cao của kỷ nguyên Samizdat song song với web publishing... Thực tế đầu thế kỷ 21 cho thấy: gần như, bất cứ người cầm bút nào cũng đều muốn xây dựng cho mình một web/blog riêng và họ, trong một kết cấu nhị trùng, vừa là tác giả vừa là độc giả, sẽ có một không gian mạng tự sinh. Trước hết, về diện mạo, các web/blog văn chương cá nhân xuất hiện rất sớm, được xây dựng bởi một nhà văn, nhà nghiên cứu có tên tuổi, trực tiếp tham gia vào đời sống văn học nghệ thuật đương đại. Các web/blog này tồn tại theo những cộng đồng thông tin khác nhau (báo chí, nhà trường, sáng tác, dịch thuật...) và nếu lấy con số lượt người truy cập thì rõ ràng, chúng có một số lượng độc giả rất lớn, thậm chí, chung thủy. Các blog/web văn chương cá nhân cũng phân hóa theo nhiều dạng: dạng đơn thuần tìm kiếm, chuyển tải thông tin về văn chương; dạng nghiêng về sáng tác hoặc dịch thuật; dạng tạo ra các diễn đàn, sôi nổi và đang là thời thượng hơn, về các vấn đề văn hóa xã hội. Việc một số ác phẩm văn học, vốn là những bài viết tự xuất bản trên web/blog, ra đời dưới hình thức sách trong thời gian qua cho thấy khả năng thay thế cung cách xuất bản trước nay, đồng thời làm đa dạng hóa các con đường đến với độc giả của văn học nói riêng và văn hóa nói chung. Nỗi lo lắng về việc "cái này sẽ giết chết cái kia" như của V.Hugo khi liên tưởng đến độc giả mạng đang ngày một tăng thay vì đến các phòng đọc sách, các thư viện hoặc rằng, các web/blog văn chương cá nhân sẽ khiến các phát ngôn chính thống lép vế, thực ra, là nỗi lo dư thừa. Sẽ không có sự phân quyền và ranh giới tuyệt đối, vấn đề chỉ nên và cần được hiểu là có sự thay đổi sâu sắc. Mặc dù, cho đến tận lúc này, sự hiện tồn của chúng thường đi theo một qui luật khá là tự phát nhưng đã nói lên những biến đổi cấu trúc ý thức, tâm lý của các nhóm cộng đồng trong việc tạo ra một hình thức sinh hoạt tư tưởng độc lập, biến cá thể thành một đơn vị tư duy có tính tương tác cao. Đây là một nhân tố, như Thomas L. Friedman phân tích, có tác dụng làm phẳng thế giới, và ở chiều ngược lại, hệ thống thế giới phẳng cũng sẽ cho phép mọi người tải các nội dung lên mạng và, theo ông "toàn cầu hóa chúng - mà không phải trải qua sự kiểm duyệt của bất cứ tổ chức hoặc thể chế mang tính cấp bậc nào". (Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng. Nxb Trẻ, 2006 tr.146).

Từ góc nhìn này, có thể nói, các web/blog văn chương cá nhân đang tạo ra những qui tắc và quyền lực mới.

Đầu tiên, từ sự thẩm định của độc giả, các web/blog trở nên có uy tính, là địa chỉ tin cậy trong việc tra cứu và lưu trữ các sản phẩm thông tin. Nếu trước đây, sinh hoạt văn chương chỉ tập trung ở báo viết và các tạp chí chuyên ngành thì nay, xu hướng lấy các web/blog cá nhân làm diễn đàn đang dần nổi lên, liền đó, hình thành lớp độc giả/tác giả kiểu mới, trái ngược lại với kiểm "giáo sư hoài cổ" như Eco ví von, chỉ gửi/đọc/phản hồi các nội dung văn chương số. Điều đáng chú ý là, ngay trong giới thiệu nghiên cứu, sự phân biệt cấp bậc nguồn gốc dữ liệu đã dần mờ nhòe đi. Nhiều bài viết trên web/blog cá nhân đã có mặt trong thư mục tham khảo của các công trình, luận án văn chương, điều trước đây thường bị phủ nhận hoặc "lờ" đi do gốc gác ngoại biên của nó: không phải cơ quan ngôn luận của một tổ chức hội đoàn. Nay thì, với sức hấp dẫn và mức độ đa chiều của thông tin, việc dẫn các dữ liệu như vậy càng làm giàu hóa thông tin để đề cao năng lực xử lý, chọn lọc của người sử dụng. Chính sự thay đổi phương thức sản xuất văn học đã nảy sinh phương thức tiếp nhận mới, nó không ăn khớp với các tập quán thâu nhận truyền thống. Hệ quả là, sự thắng thế của các công nghệ tự xuất bản trên mạng, cả về thời gian lẫn thông tin, đã hút vào đó một cộng đồng rộng lớn mà không hề/cần truy vấn nguyên nhân việc tham gia. Tự năng sản, như vậy, cũng là điểm độc đáo của web/blog cá nhân. Trong trường hợp độc giả tải hoặc lấy một nội dung số thì tính phi lợi nhuận và sự biến các dữ liệu tri thức thành tài sản công cộng, dù ở mức độ nào, cũng có tác dụng cải thiện hiểu biết của các cộng đồng. Và đó là điểm độc đáo thứ hai mà một web/blog cá nhân có được.

3. Sức mạnh từ dưới lên - một cách hình dung về các web/blog văn chương cá nhân, trước hết là ở các khế ước văn hóa tạm thời. Trong bối cảnh mà những đức lý văn hóa cần phải kiêng cữ do cái nhìn cấm kỵ gây nên đang dần tháo dỡ để làm thế giới trở nên phẳng, thì rõ ràng, phổ hệ của khế ước lớn hơn nhiều, riêng các khế ước có tham vọng vĩnh viễn hóa chân lý, sự thật sẽ bị hoài nghi, phản biện. Nói cách khác, thay vì tôn trọng một khế ước vĩnh viễn, văn hóa bao giờ cũng cần tạo ra nhiều khế ước tạm thời mà ở đó, lý tưởng phản biện như một vầng sáng đơn độc không bị thâu tóm, chìm khuất bởi đại chúng. Trong khế ước tạm thời thì "tiêu chuẩn phê phán" (chữ dùng của Vương Sóc) phải là đích đến chứ không nên coi là biểu hiện của đạo đức trá hình. Bởi phê phán, phản biện là đa tâm điểm, trả lại nếp sống tự do nhận thức và đại nghị văn hóa. Đặc biệt, đối với phê bình văn học thì đối thoại và kèm theo đó, mở rộng các luồng ý kiến, các diễn giải khác nhau đang là tính cách giao liên tương tác mới. Nó, một mặt, biểu lộ sự chung sống và ham sống trong sự đa dạng văn hóa, mặt khác, đẩy lùi các "vùng cấm" để người đọc có cơ hội giữ được một cự ly cần thiết cho việc thụ lý những ý nghĩa, những tính hiệu có trong văn bản. Cả hai, trong tư cách nuôi dưỡng sinh hoạt phê bình, đã là một giá trị cơ bản. Và theo tôi, đây là yếu tố tạo tác phê bình một cách liêm chính và hiệu quả. Sẽ không có một hệ trục di sản bất động trước vòng quay mới của xã hội, nó phải có một đặc quyền nào đó cho phép người hưởng thụ được dán mác phản tỉnh cá nhân. Cá nhân hóa, trong trường hợp này, là quyền lực mới của văn hóa.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

tháng chín, bù.








Pretend that you're alone now and everything is gone





















.

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

tháng 9, không chính.


(1), (2), (3)



Quả thật tôi không biết nói gì.

Tôi thường tự hỏi, khi nhìn các cô gái soi gương hay giữa chừng nghe lỏm cuộc nói chuyện của hai ai nào: họ làm điều đó như thế nào. Ý tôi là những người gọi là yêu nhau đấy, họ nói những chuyện gì suốt ngày qua lại ngày mà vẫn còn thể tiếp tục gặp nhau tiếp tục nói những chuyện gì suốt ngày qua lại ngày? Tôi chưa từng yêu nhau, nhưng tôi có hỏi những người yêu nhau. Đa phần họ cười; 'cứ yêu nhau đi!'. Tôi thật không biết được; cũng như những cô gái đứng trước gương; tôi thật không thể hiểu họ nhìn gì khi mãi đứng đó: những cô gái trước gương nhìn gì?

Như cô gái đó đang đứng trước gương, trên vách lối rẽ vào toilet, những ba lần rồi.

Họ ngồi chếch về bên phải, khuất sau kệ sách đường vệ như phù điêu. Tôi không thể thấy được họ làm gì, nhưng tôi có nghe được tiếng rì rầm. Và chỉ có thế. Nhưng như thế thì giải thích thế nào cho việc cô gái với chiếc quần jeans màu sậm ôm sát và chiếc áo khoác màu đen gọn gàng chốc chốc lại ra đứng trước gương, trên lối rẽ vào toilet, rồi biến mất trong cả một lúc, trước khi lại trở về với những chuỗi rầm rì. Có vẻ không phải là dậm lại phấn son, cô gái không trang điểm; một gương mặt đẹp.

Quán lúc này ngồm ngộp tiếng người. Nếu không chú ý, không cả nghe được giọng nữ uể oải đang hát trên loa. Một ngày cuối tuần như vậy không hẳn là đông. Nhưng nườm nượp ra vào; không dưới mười lần tôi đưa mắt về phía tấm kính cửa: những đôi giày gót cao, những váy quần lụa là, những gương mặt điểm trang son phấn, dường như tôi nghe được các thể loại nước thơm quen thuộc; những đôi môi đỏ mọng son mấp máy, những tiếng cười nghiêng ngã, những gương mặt cùng túm tụm vào một niềm vui chung, có cả những cái nhíu mày, vuốt cằm; những đoàn khách trễ chun vào ngó nghiêng rồi phúng phiểu bước đi; những cô con gái bận váy bước vào ngơ ngác nhìn quanh trước khi rơi tỏm xuống đệm ghế rồi dán mắt vào khung màn hình sáng; có cả những người đi một mình xuất hiện nơi cửa rồi như biến mất ở xó nào trong đây, như tôi.

Tôi luôn có mong muốn được biến mất; chui vào một xó nào đó rồi biến mất mãi mãi. Hoặc ít ra tôi có thể biến thành vô hình ở những nơi đông người, trước những cặp mắt tò mò và những đôi môi chỉ chờ thể hiện thành lời sự quan tâm. Hoặc ít ra là như lão già chỉ mê đọc chuyện tình, mà phải là những chuyện tình có hậu, tôi có thể tháo hàm răng ra, bọc khăn đem cất, và tôi không buộc phải nói gì.

Trở lại những cuộc gặp gỡ và chuyện trò, quả thật tôi không biết nói gì.

Đến đây, tôi nghĩ đến T.; nghĩ đến cuộc gặp gỡ im lặng hoàn hảo mà có lần T. kể tôi nghe về sự êm ái mà cô cảm thấy cũng đem đến cho tôi một chút gì êm ấm. Họ bên nhau suốt cả buổi, ở nơi thành phố xa lạ, với nắng chiều như thiêu đốt từng từng lấm tấm mồ hôi tuôn ra như vã. Không nói lời nào, và điều đó thật dễ chịu. Cuối cùng T. lên tiếng: T đang rất rất rất dễ chịu, và t biết m cũng vậy. Hụp sâu trong chiếc sofa đối diện, chỉ thấy cái khua lên đồng tình của chai bia. Không cần thêm lời nào.

Phải gắn bó đủ sâu thì mới có thể đem đến sự dễ chịu cho ai khác, chỉ bằng sự có mặt của mình; hoặc, tôi nghĩ, theo một cách trái ngược, là hoàn toàn xa lạ: sẽ không có những cái nhìn xoáy thẳng vào nạn nhân, nhân danh sự quan tâm; hoặc những lời thừa thải về sức khỏe vốn chưa chết được của bạn, hoặc một lần lặp lại vô nghĩa nữa của câu hỏi muôn thuở: 'lúc này, sao rồi?'. Sự hời hợt có tác dụng gây khó chịu gấp bội so với vẻ dửng dưng, mặc cho bạn có đang dễ chịu đến mức nào.

Tôi không khó chịu chút nào. Ngược lại, tôi thật đang rất dễ chịu, vào một buổi chiều cuối tuần, với vay quanh hoàn toàn xa lạ, quyển sách gấp bên cạnh, tiếng trompet dập dìu, và cơ man những chuỗi rầm rì vô lối; chẳng gì có thể làm tôi khó chịu, tôi không buộc phải nói cái gì. Không có ai trước mặt.


Không có ai trước mặt. Bạn còn trông đợi gì hơn nữa cho những cuộc gặp gỡ như vầy?















Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

tháng 9, không bảy.


(1), (2), (3).



Như mọi khi, tôi mỉm cười. Đa số các cuộc gặp gỡ tôi có dự phần thường trôi qua trong im lặng suốt một quảng lớn thời lượng gặp mặt cho đến khi một biến cố nào xuất hiện. Tôi thích như vậy. Tôi hưởng thụ điều đó; ngắm nhìn cái gì đó giữa yên tĩnh đến từ xung quanh trong khi những suy tưởng hờ hững lướt ngang qua đầu; không một chủ đích nào. Tôi không biết giữa sự thỏa thích của ngắm nhìn và cảm giác bềnh bồng của quấn lấy bởi các ý nghĩ, cái nào là nguồn cơn thỏa mãn vượt trội hơn; có vẻ như khi không bị quấy rầy bởi suy toan, ứng phó với những giao tiếp thành lời để rồi mặc sức đuổi theo bất kỳ điều gì nảy ra trong óc, đuổi theo bất kỳ khả dĩ nào làm tôi sung sướng, điều đó cho tôi cảm giác dễ chịu: cảm giác của không bị trói buộc, tự do hưởng tận.

Đa phần mọi cuộc gặp mặt đều tốt đẹp như thế, cho đến khi tiếng nói ấy vang lên. Lần này là đôi mắt; vẫn với cái nhìn chăm chú ấy tôi không thể tiếp tục im lặng. Gấp trang sách lại, một cách chậm rãi, tôi nói tỉnh:

- Thì tui đang nhìn bạn mà.

Vẫn nhìn tôi chăm chăm, con hồ ly một đuôi ở phía đối diện tiếp tục màn tra hỏi, sau một liếc mắt nhanh về phía cuốn sách; tiếng nói vang lên trong cái nhíu mày:

- Tui làm gì mà bạn nhìn tui?

Tôi biến thành heo thật.

Không phải là tôi biến hình thành con heo, cũng không phải là tôi có ý thóa mạ đồng nghiệp bốn chân của mình. Vốn dĩ tôi chẳng khác gì heo, và tôi hoàn toàn không lấy gì làm xấu hổ với sự thật hiển nhiên đó. Nhưng sự chẳng đặng đừng một khi mỉm cười là không đủ cho những trường hợp đối phương như lăm lăm dí câu hỏi vào mặt "Tiền, hay là chết?" như thế này thì biến hình thành heo là một giải pháp tương đối khả dĩ: chìa vào mặt đối phương một gương mặt heo, thiếu điều bật thành tiếng kêu ộp ộp, là cách thay lời tôi muốn nói "Cho ăn không thì ra?". Hiệu quả của phép biến hình sẽ rất nhanh chóng thu được trên khuôn mặt giãn ra và có phần sốt ruột phía đối diện. Trừ phi, bên đó cũng là heo.

May mắn thay, bên đó không phải là heo. Bên đó là con gái. Đáng sợ gấp bội!

- Mà sao hôm nay bạn kêu tui?, con gái tiếp tục. Bình thường tui rủ bạn hông thèm đi mà!?

- Tui có hông thèm đâu, con heo, à không, con người trả lời. (Hông thèm mà tui kêu bạn ra đây cho tui dòm à? - đó là tôi nghĩ thầm). Tui có thèm mà.

- Thèm cái là bạn kêu tui ra rồi ngồi nhìn không dậy hả? Nhìn đã rồi dzề hả?

( Ừ.) Biến thành con heo. Tiếp tục nhìn.

- Bạn nhìn quài dậy? Bạn giỡn tui hả? Cái nhìn chăm chăm lúc này đã chuyển thành cái lườm nheo mắt rồi.

(Không nhìn thì làm quái gì giờ?). Vẫn đang là heo. Vẫn tiếp tục nhìn.

- Dậy bạn kêu tui ra ngồi không cho bạn dòm dậy thôi đó hả? Bạn nói gì đi chứ! Tui có phải là cọp đâu mà bạn sợ?

Chiến thuật con heo quả nhiên hữu dụng. Như quyền lựa chọn đổi câu hỏi trong các game show, tôi đã chờ được đến câu hỏi mình có thể trả lời. Tất nhiên, tức nước thì vỡ bờ, đáp không cần nghĩ.

- Bạn không ăn thịt tui vẫn sợ.

- Tui làm gì mà bạn sợ?

- Bạn là con gái. Hễ con gái là tui sợ.

- Dậy bạn mê trai?

- Hông, tui mê gái. Vừa mê, vừa sợ.

- Bạn vừa mê vừa sợ tui?, con gái chau mày, chuyển giọng.

- Tui hông mê bạn, tui thích bạn. Vừa thích, vừa sợ.

Con gái dừng lại một lúc, có lẽ để tìm từ. Và trong một thoáng, lưng con gái hơi cử động, thẳng hơn lên.

- Mà, tui có thấy bạn thích tui gì đâu?, con gái nói, chậm và rõ.

Vẫn không cần nghĩ, tôi đáp ngay:

- Tui thích nhìn bạn nè, nhất là khi bạn không nói gì.

Tới lúc này thì thành lườm nguýt to rồi.

- Tui biết tui nói hông lại bạn rồi mà.

Con gái còn định nói gì nữa, nhưng kịp dừng lại. Rồi con gái duỗi lưng dựa vào thành đệm, hai tay chống trên cạnh ghế, hai chân bắt chéo đung đưa. Như con gái đang chơi trò đung đưa trên chiếc ghế đệm. Con gái nhìn nghiêng. Con gái nhìn nghiêng trông dễ thương vô cùng.

Vừa may, nước uống vừa tới. Tôi thở phào mừng thầm. Cúi người với ly nước, tôi chợt thấy nụ cười tủm tỉm kín đáo của người phục vụ. Con gái không biết. Con gái đang bận nhìn nghiêng. Vã lại, nếu nhìn thì con gái chỉ thấy thắt lưng hắn ta là cùng. Nên con gái không biết.


Quả thật tôi không biết nói gì.


















tháng 9, không hai.


(1), (2), (3).



- Bạn rảnh hông ra tui dòm cái?

Mười lăm phút trước tôi rồ máy phóng xe đi sau vài câu gọn lỏn quẳng về phía bên kia điện thoại. Mười lăm phút sau cái hiện tại đó tôi đã ngồi cạnh bàn, vắt chân lên gối với cuốn sách mở ở trên, và ngó mông lung về phía cửa. Trên đầu chiếc quạt trần xoáy những vòng vun vút. Quán không vắng; buổi tối hơi lạnh.

Hiện tại của tôi không phải trang sách; tôi còn mãi nghĩ về cái khoảng ngắn im lặng của bạn trước khi bật ra câu hỏi tu từ theo một cách không thể khéo léo hơn: "Hả?".

Những khuôn mặt ngạc nhiên luôn làm tôi thích thú. Trong một thoáng trì độn, khi hai con ngươi to tròn giãn ra và giương cái nhìn ngơ ngác pha chút sợ sệt lẫn đề phòng về phía đối điện, điều đó tạo nên một cảm giác sung sướng khó tả: cứ như đang đứng trên bục diễn thuyết trước hàng hàng cặp mắt triều mến của cử tọa: "Nói, hay đi xuống?". Tất nhiên, tôi nói. Nhưng tưởng tượng mà xem, gương mặt của bạn ấy, gương mặt hàng ngày bạn lại được dịp ngắm nhìn, ít nhất, mỗi buổi sáng, khi khoác lên lớp điểm trang nhàn nhạt của vô tri, đáng giá vô cùng. Vì nó rất buồn cười. Kể cả lúc này, khi bạn đang cố gắng đọc những hàng chữ bé ti ghi trên thực đơn, dưới ánh sáng vàng của những ngọn đèn tròn cũng bé tí trên trần, cho dù với sự chăm chú cao độ, cũng chẳng làm giảm đi một chút nào điều đó: gương mặt bạn rất buồn cười. Không phải vì nó buồn cười hay là trông nó buồn cười; vẫn còn (hoặc có) chút gì ngơ ngác trên gương mặt bạn. Khoảnh khắc đó là vô giá.

Giờ thì tôi nhìn bạn rồi. Bạn có gương mặt hấp dẫn, ít nhất với tôi. Tôi luôn có cảm giác bị lôi cuống bởi những gì xinh xắn chẳng giống ai; không dưới ba lần tôi nhận ra bạn bè tôi tỏ ra hờ hững với những gì tôi thích thú. Bạn là cái lần đầu tiên đó. Tôi cũng không hiểu. Thậm chí lúc này đây, khi tôi nhận ra tôi đang tự biến tôi thành nhân vật nam chính trong tiểu thuyết, cái anh chàng si mê không tưởng được với cô nàng xanh Shinamoto-san ấy - cái cô nàng mà chỉ như một nét phớt nhợt nhạt của Naoko, tình yêu si mê không tưởng của Toru, kẻ chấp nhận trả bất cứ giá nào để tiếp tục sống, và yêu Naoko, thì tôi cũng không lý giải được. Anh ta cũng vậy.

Tìm kiếm những tương đồng với các nhân vật tiểu thuyết ưa thích là một việc thích thú; tôi thích thú khi làm việc đó. Tuy nhiên dù có hết mực yêu mến thì đó cũng không thể là nguyên do cho việc một nhân vật tiểu thuyết có thể sấn sổ nhảy bổ vào cuộc đời bạn, ngồi phệch ngay trước mắt và choáng hết cả khuôn mặt mà bạn đang được hấp dẫn; không thể có lý do nào cho việc ấy. Tôi không phải nhân vật tiểu thuyết, bạn cũng không phải nhà văn. Nhưng việc có thể có các nhân vật tiểu thuyết đột ngột xuất hiện trước mắt, nói theo cách khác, là cho phép bản thân có thể di chuyển tự do giữa các lớp không-thời gian tồn tại của các thế giới tương ứng, hay theo cách nói khác là, kéo dài sự sống tiếp tục của các câu chuyện được vẽ nên bởi thế giới ngôn từ của tiểu thuyết; cũng giống như cưỡng lại việc chấm dứt nhanh chóng một bài viết, giữ cho tâm trí tiếp tục đong đưa giữa phần mở đầu và phần kết thúc của một công cuộc vất vã, dù sự vất vã không kém, giữ nó ở đó và trì hoãn không viết ra cho đến, ít nhất, tận hôm sau; là điều gì đó còn hơn cả thích thú. Đó là niềm đam mê. Giống như tiếng chuông nhà thờ buổi sớm vang lên, tỏa ra không trung những vòng lan ra, lan ra, lan ra, mãi: nó vồ lấy tôi; nó dìm tôi vào sâu trong mê đắm; nó cuốn hút, nó chiếm lấy tôi, với tất cả mê say, với tất cả chăm chú; hệt như cách đôi mắt ấy đang nhìn tôi chăm chăm từ phía bên kia bàn:

- Bạn kêu tui ra đây rồi mở sách ra để đó ngó tui dậy thôi đó hả?, con hồ ly một đuôi cuối cùng đã lên tiếng.


Trong cái nhìn chăm chú cao độ của đôi mắt ấy tôi thoáng có cảm giác mặt mình là cái thực đơn.

















Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

tháng 9, không năm.


Đổ thừa trời mưa làm cho mình sến
mượn trời mưa sến gọi đàn sếu bay dzề


1.

thành phố bên sông một chiều mưa
mắt người nhìn nhau nén thở dài
xăm xắp nước nổi dâng ngang lối
người với xe lầm lũi bơi thành hàng

2.

thành phố bên sông một chiều mưa
ngõ vắng thênh thang gió thổi tràn
lung lay bên vách nhà hàng xóm
tiếng mẹ ru hời ru hời ru

3.

thành phố bên sông một chiều mưa
nghe tiếng kêu vang cóc ruộng đồng
bên bờ kênh đen sáng hàng quán
trên bãi tan hoang xác những nhà

4.

thành phố trong mưa một chiều rơi ...















Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

tháng 9, không ba (phẩy).



Tôi thích đọc sách.

Thực ra tôi quên mất đã rất lâu cho đến khi buộc phải tìm thấy lại chút niềm vui của việc đọc để chống lại sự nhàm chán của ngập ngụa thời gian thừa thải. Điều đó thật tuyệt!

Nghĩ về căn phòng nhỏ với những bức tường trắng; nhìn từ phía trên, xuống căn phòng nhỏ có những bức tường trắng, với cửa sổ đối diện ngập nắng, chiếc sofa và cuốn sách mở. Tôi thích nghĩ về điều đó. Không biết có phải là tôi mơ mộng; tôi thích thế: việc đọc sách mang tôi đến căn phòng màu trắng, rồi chính cuốn sách đưa tôi vượt thoát khỏi căn phòng: nhìn ra bên ngoài cửa sổ, thay màu các bức tường, và hiện lên một thế giới khác. Nhiều thế giới khác. Tôi thích điều đó. Tôi thích đọc sách.

Như cậu bé Orhan mãi mê tìm kiếm một Orhan khác đang đâu đó bên trong thành phố Istanbul sống cuộc đời hạnh phúc; hay hòa mình vào cuộc tìm kiếm của cọ màu trên toan vẽ một công cuộc đào thoát khỏi sự nhàm chán của cuộc sống chung quanh, để lại trở về với thế giới ta không ngừng trở về; như ngắm nhìn những con tàu trên vịnh Borphorous: như ngắm nhìn nỗi sợ hãi trong mình cứ lớn dần, lớn dần lên. Tôi thích điều đó.

Chúng ta dùng chung trí tưởng tượng, ít nhất trong khi nói về điều này: niềm đam mê trong những quyển sách. Cách thức một người thực hiện một cuộc phiêu lưu thoát khỏi xung quanh, thực hiện cuộc chuyển dời tâm trí ra khỏi những gì nhìn thấy trước mắt, hay nói cách khác, là chồng lên cuộn phim của hiện thực lớp màn nhung của trí tưởng tượng, tựu trung là giống nhau: bắt đầu một khi mong muốn tin vào những ý nghĩ lớn dần (thay vì những gì nhìn thấy), cuộc phiêu lưu trở thành một quá trình tự-thuyết phục theo những phương thức hết sức riêng tư, dựa trên những lựa chọn hoàn toàn tùy ý nhằm tái-tạo một hệ thống hiện thức thứ cấp về thế giới, một thế giới hiện thực sơ cấp riêng. Nói đơn giản, thông qua hồi tưởng và suy tưởng đem lại một hình tượng về sự dễ chịu hoàn toàn. Và điều này ở trên hết thảy: làm việc đó cho chúng ta dễ chịu.

Tôi dùng sách như công cụ mồi; người khác thì vẽ; người khác nữa thì có lẽ không cần gì cả. Tôi thường có những suy nghĩ nhỏ nhặt, và đa phần quá tản mác đến nỗi sau đó tôi không thể nhớ chút gì; một ánh chớp lóe lên, rồi mãi mãi không gì khác nữa, ngoài chính ánh chớp đó. Những cuốn sách, hay nói đúng hơn, là sự tồn tại của những cuốn sách cho, tôi một giải pháp neo giữ khả dĩ: chúng là nơi phát xuất, ngọn nguồn cảm hứng cho các ý tưởng; chúng là điểm mốc của các ý tưởng, của trí nhớ, và của quá trình lần hồi trí nhớ về các ý tưởng phái sinh; chúng là những hiện thực duy nhất mà không bao giờ tôi nhàm chán. Đặc biệt là những quyển sách hay; nơi tâm trí có thể được neo giữ lâu dài, hoặc là mãi mãi. (Những lời đoan chắc không đáng tin, nhưng niềm vinh danh luôn muốn được mãi mãi). Nhưng đọc sách là một công việc vất vã; mọi thú vui đều lắm cực nhọc.

Nhà văn nào đó đã từng viết, ý rằng: cuộc đời một người không thực sự đọc quá mười cuốn sách; không chỉ là đưa mắt chậm chạp lướt qua từng dòng ký hiệu ngôn từ của trang giấy mà thực sự hòa mình vào đó, sống trong đó. Tôi lại nghĩ đó là vấn đề thời điểm. Ngoài lý do về bản chất loại trừ của thẩm mỹ cũng như lý luận, một lý do tối quan trọng khác ngăn cản khả năng liên tục hóa thân vào những cuộc phiêu lưu ẩn sau lớp chữ nghĩa đó là thời gian: tôi không làm sao ngăn được tôi già đi; mọi việc sẽ rất khác.

Nhưng niềm thích thú là không hề suy suyển; tôi thích đọc sách, và tôi thích đọc những cuốn sách hay. Vì bất kể cuộc đời tươi đẹp này có ra làm sao thì tôi luôn còn một chốn trú ngụ không có là gì khác ngoài hoàn toàn dễ chịu, nơi tôi mặc tình ra vào. Vì cũng như nhà văn của những điều nhỏ nhặt có thể dìm bạn xuống tột cùng hạnh phúc, mà tôi vô cùng thích thú, đã mở đầu một tác phẩm của chính mình, hơn cả niềm vinh danh: "Tôi đã đọc một cuốn sách, và điều đó đã thay đổi cả cuộc đời tôi".

...




Cuộc đời tôi, thực sự đã thay đổi rất nhiều!















Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

tháng 9, không bốn.


không cần đỉnh cao (*)


1.

không thể nhớ trọn một bài ca
đành cất câu hát trong túi áo
vẫy tay chào những phòng hát máy lạnh
người ta chỉ chui vào khi cuộc đời muốn quên

chả có cục kẹo nào trong đó
chả thằng khờ nào chịu nhậu một chai bia (?)
mặc kệ những ánh xanh vàng chớp tắt
cơn say nào rồi sẽ tới lúc vui

Không có đỉnh cao

từ chóp đỉnh nguy nga
đến lớn lao bình dị

Không làm được gì to tát
nhớ rằng ta còn cuộc đời để sống
hay là cuộc vui chưa tàn
ít nhất còn chưa.

chẳng còn ai không khóc một mình
cũng chẳng ai chết quá cuộc đời rưỡi
thôi thì sống:
Hát lên bài ca những cuộc đời bơ vơ!
'Sống tử tế, càng khó.' (1)


2.

thôi mà làm ơn đừng cảm ơn
bớt một lời quầy quả qua chiếu lệ
bớt một phen ớn lạnh phía sau lưng
bớt một bận quay ngang lia con mắt
thêm một lần chẳng ngó ngàng gì nhau

thôi mà làm ơn ngừng đạo đức
mớ trò đời tốt xấu mí đúng sai
tiếng thở dài trôi qua đã trăm kiếp
cái con mẹ! chẳng chó nào thèm

thôi mà làm ơn thôi làm ơn
từ thiện tình thương hi sinh mái ấm
cùng lúc hò hô bao việc nghĩa
đứa bé bên thềm ngó cổng xê

thôi mà làm ơn thôi tổ quốc
thôi người lớn thôi tuốt cả trẻ con
thôi kêu ca oai oái tiếng lợn điếc
thôi bao lần phấp phới ánh hào quang

Tôi chỉ có một cuộc đời để sống
Tôi chỉ cần cuộc đời để sống
Tôi chỉ còn cuộc đời để sống
Tôi còn sống.


thôi mà, làm ơn!


3.

Trong bóng tối những con cá hồi ngược thác (2)
Trong bóng tối cá hồi chết trong cuộc trường tồn

không cần đỉnh cao.

















ghichú:

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

5 phút cho quảng cáo.



Quảng cáo cho bạn Land cái.




***



Internet, với tôi, là nơi mà thông tin trải rộng đến mênh mông còn những tấm lòng thì xích lại gần nhau ấm áp..


Đã gần một tuần kể từ ngày chúng tôi khai trương cái shop nho nhỏ ở ‘một chốn gọi là’. Khách khứa lai rai và việc kinh doanh tương đối.. ế ẩm. :)

Tôi đùa đấy, có kinh doanh ế ẩm thì cũng không nên hê lên như thế, nhỉ ? Vấn đề tôi muốn kể là về khoản “khách khứa lai rai”. Thực ra, khách mua hàng ghé chốn nhỏ của chúng tôi thì lai rai thật, nhưng bạn hữu thì hầu như không ngày nào không ghé. Điều thú vị là có rất nhiều người tìm đến đây không phải thông qua kênh marketing rộng khắp các diễn đàn và mạng xã hội của chúng tôi, mà đơn thuần là vì các bạn đọc blog tôi. Có bạn gặp tôi còn hỏi đi hỏi lại đôi ba lần, rằng tôi có thực là Land. Có vẻ tôi khiến nhiều người thất vọng sau vụ này :)



Nhưng thú thật rằng từ ngày tôi bắt đầu nghiêm túc viết cái blog này, tôi đã có thêm rất rất nhiều những người bạn mới. Điều thú vị là các bạn (trừ một vài người thân thiết) rất ít khi xuất hiện và trò chuyện cùng tôi ở đây, giữa cái chốn internet khổng lồ hay cái blog bé xíu này, mà chúng ta lại vô tình gặp nhau ở đâu đó trong cuộc sống. Cái thế giới mạng rộng lớn nhiều hoài nghi hoá ra lại là nơi ươm mầm những điều bé nhỏ tốt đẹp nhất..

Tôi cảm ơn các bạn..

..

Sáng đang làm việc thì chị K. nhắn tin, hỏi em đã gửi tiền cho chị chưa. Số là chị đang ở Mỹ và tôi có nhờ chị mua hộ ít đồ bên đó. Đã định chuyển tiền trả cho chị nhưng mấy hôm nay nhiều việc quá nên quên bẵng đi. Số tiền không lớn. Tôi định bụng online chuyển ngay cho chị.

Chị nói khoan, gửi cho tôi một đường link và bảo tôi gửi hết số tiền ấy để giúp anh Quý. (Các bạn nếu không thể vào facebook có thể xem ở đây). Tôi đã từng xem qua đường link này và cũng đã ghi chú vào sổ tay cẩn thận, nhưng thú thật khoảng nửa tháng qua là thời gian mà tôi hết sức căng thẳng và áp lực. Việc mở shop và quán xuyến để nó chạy chập chững là một việc không dễ dàng với một thằng “doanh nhân nửa buổi” như tôi. Tôi đã quên nhiều điều lẽ ra phải nhớ. Cám ơn chị đã nhắc nhở tôi.

..

Tôi gặp anh Quý một lần duy nhất, khi diễn đàn Zidean (diễn đàn đồ hoạ lớn nhất Việt Nam) tổ chức gặp mặt thành viên. Gần 3 năm trước, ở cafe K&K, tôi còn nhớ rõ. Khi đó tôi chưa từng biết anh Quý là ai, chỉ là thấy mọi người tụ tập quanh một người đi xe lăn. Tôi đến gần thì nhận ra anh đã mất cả hai cánh tay. Có phần ngạc nhiên, tôi hỏi thì được biết đó người có nickname Quywork của diễn đàn, đã tốt nghiệp Đại Học Kiến Trúc nhưng hiện đang làm đồ hoạ. Và điều quan trọng, anh có được sự tin yêu và tôn trọng của tất cả mọi người bởi nghị lực và sự sáng tạo mạnh mẽ. Hai điều đó vươn lên trong anh như những chồi cây tự nhiên mà nảy nở, mải mê rướn cao mình trong nắng mà mặc kệ đất dưới chân mình có cằn cỗi đến đâu.

Đó là những gì người ta kể với tôi về anh. Riêng tôi, ấn tượng duy nhất của tôi về anh là đôi mắt sáng, nụ cười hiền và mái tóc dài lãng tử. Cùng một câu hỏi cứ canh cánh mãi – anh vẽ bằng cách nào, và tôi có thể nào cầm bút tiếp tục vẽ nếu tôi cũng như anh ?

Tôi không gặp lại anh từ đó, chỉ đôi lần nghe nhắc về anh qua lời kể bạn bè. Từ đó mà nhận ra anh quảng giao và được lòng mọi người vô cùng. Nghĩ cũng lạ, đôi khi tôi ghen tị với những con người mà họ không may mang khiếm khuyết, bởi từ đó mà ý chí họ trở nên mạnh mẽ vô cùng. Khi người ta buộc phải đương đầu với một khó khăn nào đó, và họ vượt qua được, thì bằng một cách rất không chủ ý, họ cũng tự đẩy giới hạn của bản thân mình ra xa hơn nhiều những người không bao giờ có được cơ hội trải qua khó khăn đó. Bởi vậy mà mỗi lần nghe nhắc về anh, câu hỏi ngày nào lại trở về miên man trong suy nghĩ tôi..

Thật tiếc chúng tôi chưa thực sự trò chuyện và tôi chưa từng có dịp uống được uống cốc bia nào cùng anh. Nhưng tôi tin rồi cũng sẽ có ngày đó. Để tôi cảm ơn anh vì một bài học lớn..

..

Số tiền mà chị nhờ tôi gửi cho anh chẳng nhiều như tấm lòng chị, tôi biết điều đó và tôi tin chị cũng biết vậy. Tôi lục lại ví và biết mình cũng chẳng khá khẩm gì hơn, quá ít để có thể mang lại ít nhiều cảm giác an tâm. Tất cả số vốn dành dụm tôi đã đổ hết vào “một chốn gọi là”, tự hỏi mình phải làm gì tôi ơi..

Và tất cả như những mảnh ghép rời rạc trong tôi tự động xếp thành câu trả lời, điều tôi phải làm không gì khác hơn là vượt qua giới hạn, tạo ra những thứ tưởng không thể từ những điều tôi có, như cách mà anh Quý nhiều năm nay đã làm, như câu trả lời cho câu hỏi mà tôi vẫn hỏi..

Tôi là một “doanh nhân nửa buổi”, tôi tin vào việc tạo ra nhiều từ ít.

Tôi là Land, là “DreamsCatcher” với nickname đã được đăng ký và phủ sóng ở hàng trăm diễn đàn, tôi tin vào sức mạnh của internet

Tôi là một blogger, tôi tin vào sức mạnh và sự lay động của những con chữ, nhất là khi chúng mang theo một thông điệp ấm áp.

Và tôi là một người làm nghệ thuật, nên tôi tin vào sự rung động trong mỗi con người..

..

Việc đầu tiên tôi làm, như một doanh nhân chính hiệu, là đầu tư và kêu gọi đầu tư. Tôi bàn bạc với bạn mình góp tất cả số tiền chúng tôi còn trong người để mua hai chiếc túi và hai chiếc ví trong chính shop C-warehouse của mình. (C-warehouse là tên shop đặt ở ‘một chốn gọi là’)

Tiếp đến như một blogger, tôi viết bài này và sắp tới sẽ đăng nó ở tất cả những nơi tôi mong có người đọc nó.

Kế đến, tôi tổ chức đấu giá cho tất cả mọi người và cam đoan rằng toàn bộ số tiền đấu giá được sẽ được gửi ngay đến gia đình anh Quý. Tôi chọn blog mình là nơi DUY NHẤT các bạn có thể tham gia đấu giá. Ban đầu tôi định chọn facebook nhưng sau đó nghĩ lại tôi chọn ở đây, vì đây là nơi mà bất kỳ ai cũng có thể comment dù có hay không có tài khoản, chỉ cần một địa chỉ email là đủ, bên cạnh đó cũng dễ dàng để mọi người theo dõi diễn biến đấu giá. www.theDreamsCatcher.com là blog của tôi. 090 297 2910 là số điện thoại của tôi và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đấu giá này.

Mức giá khởi điểm cho mỗi sản phẩm là 0 đồng và bước giá là 50 nghìn đồng. Chi tiết về sản phẩm đấu giá nằm ở cuối bài.

Thời gian bắt đầu đấu giá tính từ lúc bạn đọc được bài viết này cho đến 12:00 AM ngày Chủ nhật 19.09.2010

Số tiền thu được sẽ được chuyển đến nơi và thông báo cho các bạn trong ngày thứ Hai 20.09.2010

Ngoài ra, tôi cũng sẽ trích 10% tổng số tiền bán được của C-warehouse shop từ nay đến hết ngày 19.09.2010 để góp chung với các bạn

Tôi hiểu sự thị phi của việc đứng ra tổ chức làm một điều gì đó liên quan đến tiển bạc, vì vậy mà tôi tự hưá với mình cũng như với các bạn rằng tôi sẽ cố hết sức rõ ràng về vấn đề này. Bên cạnh đó, tôi cũng hiểu rằng ngay lập tức trong suy nghĩ của một vài người đọc bài viết này, rất tự nhiên, sẽ tỏ ý nghi ngờ về mục đích việc tôi làm. Nhưng tôi cũng tin rằng rất nhiều những người đọc blog này đã biết đôi phần về tôi, và với những gì các bạn biết tôi mong các bạn đứng về phiá tôi.. Một lần nữa tôi nói ngắn gọn mục đích của toàn bộ việc làm này: tôi tin vào những điều kỳ diệu và tấm lòng chia sẻ của con người..

Cuối cùng, tôi hy vọng các bạn cùng với tôi làm việc này, bắt đầu bằng việc đơn giản nhất là thông báo đến bạn bè mình về nội dung cuộc đấu giá.

Tôi cám ơn các bạn..

-Land-

p/s: Một vài tác phẩm của anh Quý mà tôi được biết: http://www.zda.vn/d/65982

p/s 2: Có bạn xem bài viết xong hỏi tôi về anh Quý, anh gặp chuyện gì và anh có chấp nhận sự giúp đỡ hay không. Tôi nhận ra vài bạn không thấy những đường link ẩn mà tôi để trong bài, nên tôi copy lại ở đây để bạn hiểu hơn về tình trạng của anh. Còn về chuyện anh có sẵn lòng nhận hay không, tôi tin là có.

http://www.facebook.com/photo.php?pid=31702774&id=1142570159&ref=fbx_album

và đây

http://www.zda.vn/forums/viewthread.php?threadid=10531&page=1&show_reply=yes#lastpost

..

Chi tiết nội dung đấu giá:


Lưu ý: Tất cả túi của C-warehouse shop là hàng Crumpler thật 100% với tiêu chuẩn và chất lượng châu Âu. Vải và da Crumpler là những chất liệu đã được đăng ký độc quyền với tính năng không thấm nước.

Các bạn có thể đến shop C-warehouse ở địa chỉ 45/0 Phan Văn Hân, P.19, Q.Bình Thạnh, HCMđể xem sản phẩm, mua hàng hay góp sức cùng chúng tôi. Số điện thoại của shop là 01222 066 440

Các sản phẩm đấu giá sẽ được chuyển đến tận nơi miễn phí cho người thắng cuộc.

..

Mã số 01 – túi Crumpler Royale Sackli

Bằng da thật và chống thấm hoàn toàn. Túi đẹp và phong cách. Có 2 cỡ với ngăn laptop chứa máy 13″ hoặc 15″

Size 13″ còn màu nâu và đen, size 15″ chỉ còn màu đen. Các bạn đấu giá thắng có thể chọn size phù hợp với mình.

Xem thêm thông tin về túi ở link hoặc ở đây: http://www.facebook.com/photo.php?pid=49200&id=100001558396398&ref=fbx_album

..

Mã số 02 – túi Crumpler Russian King

Bằng da thật và vải chống thấm, phong cách đằm thắm mà vẫn rất năng động cho các bạn nữ. Có dây đeo tháo rời và nhiều ngăn nhỏ tiện lợi.

Size M, có cả ngăn chống shock dày và khoá gọn gàng laptop 13″. Có màu nâu và trắng để chọn

Xem thêm thông tin về túi ở link hoặc ở đây: http://www.facebook.com/photo.php?pid=49683&id=100001558396398&ref=fbx_album

..

Mã số 03 – ví nam Crumpler Bill Snatcher

Bằng da chống thấm, nhỏ gọn, và thời trang. Thích hợp cho nam. Đảm bảo đựng vừa các giấy tờ thông thường như bằng lái, CMND.

Có 3 màu: trắng sữa, đen, nâu

Xem thêm thông tin về ví ở link hoặc ở đây: http://www.facebook.com/photo.php?pid=49192&id=100001558396398&ref=fbx_album

..

Mã số 04 – ví nữ Crumpler Savaria

Bằng da chống thấm, nhỏ gọn, và thời trang. Thích hợp cho nữ. Đảm bảo đựng vừa các giấy tờ thông thường như bằng lái, CMND.

Chỉ có màu trắng. mới về nên chưa có hình thật, sẽ bổ sung trong hôm nay.

Xem thêm thông tin về ví ở link

..

Mọi góp ý và đóng góp các bạn có thể gửi về email của tôi: Land.theDreamsCatcher@yahoo.com

Chi tiết về những người đóng góp cũng như mọi thông tin về việc đấu giá này sẽ được update đều đặn và thông báo rõ ở bài viết này.

-Land-










Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

tháng 9, không một.







...


Thèm một cánh thư tay, thèm vòng quay chong chóng, thèm căng cánh diều uống gió giữa chiều mầu. Thèm cơn mưa phùn, thèm ngày đông xuống phố, thèm thênh thang những quãng vắng không người. Thèm nụ cười người dưng, thèm lao chao ngọn nến, thèm bước nhanh trên con phố lát đá xù xì nhấp nhô không đều. Thèm cả móm mém người già, thèm cái môi em bé, thèm buổi trưa nắng quẩn quanh dốc phố lạ. Và thèm cả được đi lạc.

3. Đôi khi Sài Gòn chơ vơ đến lạ. Cảm xúc như lạc tận đâu còn thời gian như không tồn tại. Lại lặp lại những điều đã từng lặp lại không biết bao lần: Sống là vì cái gì ? Tồn tại vì cái gì? Và lại nhớ những điều tưởng như không bao giờ phải nhớ là mình nhớ. (vì tự nhiên nhận ra mình đang nhớ cái bạn này lắm !)

4. "Tôi 20+", tức là tôi không còn trẻ, tức là tôi chưa kịp già. Nhưng tôi đã sống đủ lâu và trải qua đủ nhiều, để có thể hiểu được, cảm giác gồng mình nén chặt cái đang chảy tràn, cái đang nồng nàn, cái đang chực chờ phanh ngực xông ra. Cái cảm giác phập phồng mà khi bạn tôi 'thét' lên thế này: "giá bao nhiêu? Tao mua tất" !!!

Và không còn gì hơn để nói. Này sống, giá bao nhiêu, tôi trả.













Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

tháng 9.







lòng khách thương hồ
chiều trong tiếng sóng




















.