Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

cũ kỹ


Hãy nói về trẻ em!





[2.] Anupam Nath




[4.] My journey - Bayu Hudoso










[9.] Shark attack - Will Jenkins










- Xem thêm tại đây.




Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Sài Gòn linh tinh xét nét lảm nhảm chuyện


Những ngày cuối năm:


Làm biếng quá mạng.










Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

thầy.



Tôi không muốn làm các bạn buồn. Câu chuyện của tôi không đáng gì để có quyền lấy đi những khoảnh khắc vui vẻ, vốn đã rất hiếm hoi trong cuộc đời bạn rồi. Nhưng đây là một câu chuyện buồn, và vì vậy, nếu nó không buồn, hoặc giả bạn đọc nó mà không cảm thấy chút gì buồn, thì quả thật câu chuyện của tôi chẳng khác nào một lời nói dối. Tôi không muốn thế; tôi muốn nói thật. Ít nhất, cho một lần trong đời, tôi có can đảm nói thật, hoặc là đủ can đảm để viết thật vậy.

Câu chuyện có cái chết, có đám tang, và thầy tôi là người qua đời. Chuyện xảy ra cách đây không lâu, và tôi còn nhớ rõ ràng như mới hôm nào còn thấy thầy trên bục giảng.

Thầy dạy tôi một lớp, năm cuối cấp tiểu học. Lớp tôi là lớp bán trú duy nhất của trường, và lại là lứa đầu tiên, nên vì thế, có lẽ nhận được nhiều sự chăm chút và ưu ái của nhiều người, trong đó có thầy. Thầy là giáo viên chủ nhiệm giỏi, nhất khối, hoặc đúng hơn, nhất cả trường, theo những gì được nói trong tấm bằng khen.

Thầy nghiêm khắc, và giờ học rất sinh động: những tiết học diễn ra trơn tru và nhanh gọn, phần bài tập cũng rốt ráo mà xong. Chỉ khoảng một buổi là chương trình học được giải quyết hoàn toàn, buổi còn lại chủ yếu thầy cho làm thêm bài tập, luyện thi. Dù gì chúng tôi cũng là lớp chuyên-con cưng không chính thức của trường.

Tôi không muốn nói thầy dạy giỏi. Điều đó chẳng có nghĩa gì khi nói về người thầy, nhất là nói về người mình kính trọng, thậm chí còn gây tác dụng ngược. Nhưng quả thật là vậy. Thầy tập cho chúng tôi đức tính cẩn thận, cùng những thói quen ngay ngắn, chỉnh tề trong viết lách, bằng sự nghiêm khắc của roi vọt. Nhưng tôi biết thầy thương chúng tôi lắm. Và bài học lớn nhất thầy dạy chúng tôi là bài học về tính trung thực. Trong tất cả các lỗi, nói dối là lỗi bị phạt nặng nhất. Ngày đó, ai cũng sợ. Tôi cũng sợ. Thế mà tôi đã quên.

Tin báo thầy bệnh đến vào khoảng giữa tuần, ung thư, tôi mơ hồ rồi lửng thửng lướt qua những ngày sau đó, với những lời giục giã, đi thăm thầy. Tôi tự nhủ với mình, đợi chút cũng được, chút nữa cũng được. Rồi tôi chẳng đi.

Thầy mất. Lũ bạn cũ cũng tập hợp được dăm ba đứa đến viếng, đến để thắp nhang và nghe cùng vợ thầy đôi lời tri ân; cô bình tĩnh và dịu dàng, nói lời cảm ơn tấm lòng lứa trò đã quá cũ. Không đứa nào khóc.

Cái đám tang đầu tiên của tôi là như thế. Tôi vẫn bình thường sống tiếp cuộc đời mình. Đến trường, về nhà, đi chơi, ăn và ngủ. Nhưng có chút gì đó ngờ ngợ, tôi không hiểu là gì. Mãi cho đến một hôm, nằm vật ra mà khóc, tôi mới nhận ra: tôi sẽ không còn bao giờ gặp thầy nữa, cả trong trí nhớ vốn dĩ đang ngày càng mù mờ. Lần đầu tôi đối mặt với sự khủng khiếp của cái chết, và càng khủng khiếp hơn là tôi đã không đến thăm thầy. Không phải tôi vô tâm, mà là tôi đã tự lừa mình: tôi còn nhiều thời gian và thầy chắc cũng vậy. Tôi đã nói dối.

Điều này không có nghĩa gì cả, khi chúng ta nói về sự thật. Sự thật vẫn sẽ là sự thật, bất kể chúng ta có nói dối hay không nói thật về chúng. Nhưng, tôi muốn nói thật, ít nhất, với mình, về một chuyện đáng lẽ có thể tốt hơn nhiều. Tất nhiên ai cũng sẽ có thể nói thật sau những lần nói dối, nhưng nói được (thật) từ đầu vẫn tốt hơn nhiều.















Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Cuộc chơi mới chỉ bắt đầu


Tôi mun viết v ni bun

mt đêm thành ph im lng

không hò reo, không ùn p xe c

không ni xoong, không xô chu, không cht chi tng bn tng ba vù vù

không h h nhng gương mt, không hò reo váng tri

không c nhng em bé tay cm c đ ming bi ba bi bô không hiu gì

Không có bão,

nhng người bán cờ lặng lẽ góc ph, cun hàng, đi v.


Chng cn phi nói thêm điu gì na

nhn đnh m ờ, phân tích ut ơ,

Ông ch tch đng lên nói li xin li

Già đu bc cười tr phân bua

Nhng bình lun viên thay nhau nheo nhéo khp các màn hình

Nhng ct báo xếp hàng tiếc r

Chng cn.


Người ta có cn đâu?

Cái người ta cn đâu?


Tôi viết v ni bun

mt đêm thành phố như lng im

l loi trên ph đôi ba người mc áo c đ

lướt qua âm thm nhng cái nhìn có cùng nhng nim chung

thiếu mt tiếng reo

lũ lượt người kéo nhau đi trên nhng tuyến đường vui

mới hôm qua thôi

nay thẫn thờ im lặng

hờ hững nhìn hờ hững những xe cộ lướt qua

Không một ai cười.


Nói về thất vọng

không gì hơn những chiếc áo trắng đổ gục trên sân.


Ngẩng đầu lên,

Này các chàng trai!

những người đàn ông không phải lúc nào cũng có thành tựu

Ngẩng đầu lên,

chúng ta yêu cuộc chơi này.

Ngẩng đầu lên,

Bao nhiêu năm người ta đã

Bao nhiêu lâu nữa chúng ta vẫn còn

Một mùa sau!







Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Đi tìm xa hoa đã mất



Cái sự đọc sách, được cho là, có nhiều cái lợi. Ngẫm ra thì cái lợi đầu tiên là cái lợi không cần phải băn khoăn tiền đi đâu mất rồi: đi vào nhà sách cả rồi chứ đâu. Ngẫm thêm chút nữa thì lòi ra cái lợi thứ hai: con người béo tốt lên; từ ngày bắt đầu đọc sách, coi như là, như điếu đổ, không thấy đứa nào dám mượn tiền mình nữa, chỉ có mình là liền tù tì xách đít đi mượn tiền người khác thôi. Ráng ngẫm thêm chút nữa thì cũng lòi tiếp ra cái lợi thứ ba: cảm giác như thời gian trôi chậm lại; năm 09 sắp qua đây, dường như, dài hơn hẳn mấy năm đã qua: được sống nhiều hơn, trong khi không già đi mấy, cứ coi như, là một cái sự lợi đi vậy. (Tới đây hết rồi, không ngâm nổi nữa đâu).

Mà mặc khác, cũng muốn thử nhớ thử xem đã xem những gì, đã đọc được bao nhiêu và còn nhớ được bằng nhiều, mình tiến hành công tác kiểm kê thói xa hoa của năm 09. Đương nhiên, ngoài ra, cũng là vì muốn đu theo một phong trào dự đoán sắp sửa trở nên rầm rộ trong cõi im ắng này, mà khởi xướng, là đọc được từ đây.

Và, chúng đây:
(xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, 80% là nhớ sao viết vậy, số này cũng ngẫu nhiên nốt).


- Đã đọc xong:
  • Giết con chim nhại - Harper Lee: "Chưa đến lúc phải lo" - bố Atticus.
  • Thâm nhập tiềm thức - Carl Jung.
  • Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống - Jean Teulé: một câu chuyện đẹp có thể có hoặc khởi đầu bình thường nhưng kết thúc phải đẹp, hoặc khởi đầu cuốn hút nhưng kết thúc nhảm xàm; ít ra nó cũng đã khiến người ta hậm hực.
  • pô beau de Tituef - Zep: mình thích, mình thích :D :D :D
  • Những mối tình nực cười - Milan Kundera: viết văn như nghiên cứu tâm lý.
  • Tâm lý học đám đông - Gustave le Bon: viết tâm lý như viết văn.
  • Di sản của mất mát - Kiran Desai: "Mọi thế hệ đều mất mát theo một cách nào đấy, luôn luôn đã và luôn luôn sẽ mất mát".
  • Biên niên ký chim vặn dây cót - Murakami: liên tu bất tận.
  • Đẹp và buồn - Kawabata: đẹp và buồn.
  • Suối nguồn - Ayn Rand.
  • Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Ông lão mê đọc truyện tình - Luis Sepúlveda.
  • Em ở đâu - Marc Levy.
  • Ba ơi, mình đi đâu? - Jean-Louis Fournier.
  • Tiếng người, Nước Mỹ, nước Mỹ - Phan Việt: người mà theo Nguyễn Đông Thức, sẽ là dự báo cho một chiều kích mới của văn học Việt Nam.
  • Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Chuyện tào lao - Nguyễn Ngọc Thuần.
  • Siddhartha (bản dịch của Lê Chu Cầu, cứ nhớ tên ông này thành Chu Lê Cầu, chả hiểu sao) - Hermann Hesse: Tri thức có thể truyền dạy, nhưng trí huệ thì không.
  • Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình - Raymond Carver: "Sao không nhảy đi?"
  • Chuông nguyện hồn ai, Hội hè miên man - Ernest Hemingway.
  • Người trong bóng tối - Paul Auster: nhưng như thế thật không phải; như thế thật không tương xứng với nó: chiến tranh là dữ dội.
  • Đại gia Gatsy - Fitzgerald: không phê phán người khác tức là chừa cho mình một cơ hội.
  • Ba phút sự thật - Phùng Quán: "sự thật ba phút".
  • Chúng ta là bạn - Phạm Quang Vinh: Số phận - đây là ví dụ điển hình cho tình trạng yêu nụ cười mà cưới (nhầm) mụ vợ.
  • Socrates in love - Katayama Kyoichi: "Này, mình còn ghen với cả áo ngực của Aki đấy chứ!".
  • Lược sử thời gian - Stephen Hawking: chả hiểu gì.
  • Mi là người bình thường - Lê Đạt: "Phàm mọi việc trên đời nhất thiết không nên vội, đặc biệt khi làm chữ và khi sắp tự tử".
  • Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại - Dương Thiệu Tống: "tính trung thực là sự can đảm của trí tuệ, và lòng can đảm cũng là sự trung thực của ý chí".
  • Đông Kinh nghĩa thục - Nguyễn Hiến Lê.
  • Kho tàng truyện Trạng Việt Nam - Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương sưu tập, biên soạn và giới thiệu.
- Chưa (dám) đọc xong:
  • Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim.
  • Dân chủ và Giáo dục - John Dewey: Cuộc sống, tự bản chất, là quá trình nỗ lực không ngừng để tiếp tục tồn tại.
  • Truy tìm căn nguyên tăng trưởng.
  • Nhiệt đới buồn - Claude Lévi - Strauss: buồn lắm :(
  • Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ - Đỗ Quang Minh :))
- (Dám) đọc chưa xong:
  • Khế ước xã hội - J.J.Rousseau: bản trên mạng, chỉ có 3/4 quyển, không biết số phận quyển 4 ra sao?
  • Việt Nam văn phạm - Trần Trọng Kim: tiếng Việt của mình :(
  • Lịch sử khẩn hoang miền Nam - Sơn Nam.
  • Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải - Vương Quân Hoàng.
  • Người Dublin - James Joyce: hông biết nguyên tác thì ra sao? chứ còn bản dịch thì ghi chú lia chia. '_'
  • chỉ tại con Chích Chèo - Dương Tường: đọc chưa xong mà ngán cái sự chích chòe của bác quá đỗi; tinh thần là sẽ chuyển cuốn này xuống mục liền dưới mục liền dưới.
  • người tỉnh nói chuyện mộng du - Mạc Ngôn (ghi chú: như trên).
- Xong chưa đọc:
  • Nàng Bovary - Maxime Benoit Jeannin: nhầm cuốn này với Bà Bovary của Flaubert :(
  • Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ - Stephen Hawking: lại tiếp tục cái sự không hiểu gì :(
  • Moon Palace, Trần trụi với văn chương - Paul Auster.
  • Thời xa vắng - Lê Lựu.
  • Lời hứa lúc bình minh - Romain Gary: ở nhà có bức tranh (chép) y hệt hình bìa; đẹp lắm!
  • Émile hay là về giáo dục - J.J.Rousseau.
  • Cô gái chơi dương cầm - Elfriede Jelinek: đúng là lời hứa lúc bình mình.
  • Kinh tế học (tập 1: Kinh tế vĩ mô) - Nguyễn Văn Ngôn.
  • Nam Hoa Kinh - Trang Tử.
  • Khổng học đăng - Phan Bội Châu.
- Chưa đọc (cũng) xong:
  • Những ghi chép vụn.
  • Những người thắp lửa.
  • Những người trẻ lạ lùng.
  • Cho em gần anh thêm chút nữa.
  • Chân trời có người bay.
- Xong chưa (dám) đọc:
  • Buồn nôn - Jean Paul Sátre
  • Bên kia Thiện Ác - Nietzsche: đứa nào lượm cuốn này của bạn rồi hả '_'
- Chưa xong (muốn) đọc, bao gồm: nhiều lắm.




Ghi chú 1: ai mượn sách của mình thì trả mình đê.

Ghi chú 2: ai tặng sách bạn đê '_'






Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Về các bà mẹ.



Tới một lúc nào đó, các bà mẹ trở nên nói nhiều kinh khủng. Chuyện không phải là thái quá; vốn thường các bà mẹ là đã nói nhiều. Mặc định như thể mặt trời mọc ở hướng đông, và một thời, trái đất là hình vuông, tận các biên của đường chân trời: các bà mẹ là nói nhiều; vốn đã nhiều nay lại càng nhiều. Mà tệ hơn, là khi nói về những đứa con. Tệ hơn nữa, là khi chính đứa con đang ngồi nghe, mà nó thì chẳng tỏ vẻ quan tâm gì. Bi kịch nhất là nó cứ ngồi nghe trong khi chẳng tỏ vẻ gì là đang nghe nhưng vẫn cứ tiếp tục ngồi nghe mà không tỏ vẻ đang nghe gì; tràng giang đại hải vô thiên lủng liên miên man tùng phèo chuyện cứ thế tuôn.

Mà tình cảnh hôm ấy cũng thật éo le. Tôi thấy bà, khi bà đang lơ ngơ đi dọc hành lang sạch trắng của cái bệnh viện sạch bong này. Không phải tôi quá rảnh rỗi, hay là tôi chợt thú tính đâm nhiều chuyện lọ xọ chuyện kia; bà đi ngang phòng tôi, nói đúng hơn là chỗ tôi ngồi, lần này là tới lần thứ bao nhiêu rồi tôi cũng chẳng buồn đếm. Ngẩng đầu lên là tôi lại thấy bà đang trước cửa, dáo dác. Bà đi tìm toilet. Phải chi tôi đã không biết.

Bà đi tập vật lý. Sáng thằng nhỏ chở đi sớm, tập xong, bà tự bắt buýt về. Bác sĩ chỉ định mổ, bà cương quyết cãi; bà tự phác đồ cho mình: mát-xa, bấm huyệt, châm cứu kết hợp với vật lý trị liệu, và đương nhiên, cộng với cả một mớ lằng nhằng thuốc với thuốc. Ông bác sĩ quen, chồng của bà bạn, bảo: cứ kiên trì, chừng nào không đỡ rồi thì mới mổ. Con bà, thằng lớn, cũng khuyến khích mẹ đi tập, mổ hay không thì người cũng phải khỏe trước đã. Thế là bà cứ đi; và thế là tôi cứ nghe. Bà sợ mổ.

Không khó khăn gì để biết được những chuyện vừa trên, và còn nhiều hơn nữa; người già mau chuyện. Tôi ngồi trên ghế, hơi chồm người, khuỷa tay co, hai bàn tay lồng vào nhau phía trước miệng, và nhìn bà. Con người trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời để rồi có được những buổi gặp gỡ, những cuộc giải bày như thế này, những lần được nói, trong bệnh viện, với một người xa lạ, như chưa bao giờ? Những tảo tần và bươn chải, rốt cuộc, mang đến cho người ta cái gì khác, nếu như không kể đến một chút của cải và và một lối sống nhàn hạ hơn, thảnh thơi hơn, ít ra là về mặt vật chất: thời gian và tiền bạc dư dã cùng đồng hành với tuổi già. Ít ra, trông bà cũng không phải người vừa chạy cơm vừa chữa bệnh. Âu cũng là điều an ủi. Mà tôi cũng chỉ đoán vậy.

Tôi nói không nhiều; sân khấu chủ yếu là của bà; người nghệ sĩ già đang trong cao trào độc thoại về cuộc đời; những chiêm nghiệm theo năm tháng cứ tuôn ra, đa phần không phải là cho tôi. Chính yếu là cảm giác được nói, là dành cho những quãng thời gian đã nắm giữ chúng lại. Bà nói về con trai, bà nói về tự hào. "Của để dành của mẹ", quay qua quay lại thể nào các bà mẹ cũng nói thế; họ chán phèo theo cùng một cách.

Đương nhiên tự hào là con trai; con gái thường thích (hay có thể) tỉ tê, tự hào đó không cần phải đem khoe, phần nhiều, có gì muốn nói thì những câu chuyện nhỏ to đã lấy mất rồi. Con trai thường vô tâm, và vì thế các bà mẹ lại càng nói nhiều. Chắc là thế. Và chán phèo cũng từ đó mà ra.

Con người vốn giống nhau; các bà mẹ càng giống nhau; và các cậu con trai của mẹ lại càng giống nhau nhiều chỗ. Tôi cũng là con trai, và tôi cũng còn mẹ. Tôi ngắm bà, trong khi bà đang ngụp lặn trong ký ức. Bà có vẻ ngoài không già như những con chữ tôi miêu tả, ngược lại, bà tỏ ra trẻ trung và sinh động. Nhưng bà đúng là một bà mẹ với mái tóc điểm bạc, với cái nhìn nhăn nheo và xơ xác, vì bệnh, vì tuổi; nhưng gương mặt sẽ lại sáng rực trong hai chữ con trai. Mà không nhất thiết phải nhìn mới thấy bà rực sáng. Mẹ tôi cũng vậy. Tôi đã thấy, không biết đứa con thì sao.

Đột nhiên, tôi nhớ đến Nhiệt đới buồn: những trí tuệ được xưng tụng vĩ đại hoặc là có giá rẻ bèo, hoặc là biếu không, hoặc là lâm vào tình cảnh không có đầu ra. Nghĩ cũng buồn cười, mà cười méo xẹo. Tôi cũng không định làm chuyện này buồn ra thế này; tôi muốn nhìn thấy nó khác đi. Như cách bữa đó bà cuốn tôi vào câu chuyện của mình; buổi sáng của tôi trở thành một dòng sông, trong câu chuyện bà.







* Khuyến mãi:

- Tôi chia Cuộc đời con người thành ba quãng nhỏ; tên gọi có thể khác nhau, mốc chia có thể khác nhau, thậm chí có những người không bao giờ thấy, không bao giờ hiểu ra cái lẽ giản đơn rằng may mắn lớn nhất cuộc đời mình là may mắn được sống. Tôi không có ý chê bai gì; tôi chỉ muốn nhớ, tôi chỉ muốn viết. Vì tôi đã thấy, và may mắn cho mình, là tôi được thấy. Cái lớn lao nhất của cuộc đời không phải là vũ trụ: đó là vòng tay của người mẹ; của người con; và của người yêu. Tùy vào cơ may mà một người sẽ thực trải, và chỉ có thực trải mới làm con người thực sự là người. Tôi chỉ mới thấy, mà thấy là chỉ biết, mà biết là bước đầu tiên đi đến tồn tại. Mong vậy.

- Hạnh phúc cho những ông bố nhận ra sự lớn lao của vòng tay con nhỏ, và may mắn cho những đứa con có được khát khao làm bố, như bố của mình, một ngày không quá xa, ngay từ những ngày đang còn nhỏ.

- "Thật là đàn bà!", không biết người ta còn dùng ngữ này để nói về những người đàn bà như thế nào nữa, tôi thật sự không đoán hết được. Nhưng nếu dùng để nói về cái hạnh phúc tủn mủn và thường vặt của các bà mẹ, thì thú thật, ngay từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã có những giấc mơ bình thường như thế. Tôi con trai, và tôi mơ giấc mơ "đàn bà"; phải chăng tôi "đàn bà"?

- Nhân tiện, tôi không phải bác sĩ.










Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Những lớn lao bình dị.



1.

Khi tôi cô đơn có ai ôm không?
Khi tôi cô đơn có ai ôm tôi có hết cô đơn không?



2. Những hạnh phúc bình dị; cuộc sống dài lắm, vắt ngang qua hàng ngấn cuộc đời. Có người đến vào buổi bình minh của văn minh, phiêu lưu cứ như sợi chỉ len lỏi trong những đống đổ nát từ/của ngày hôm qua, không ngừng ánh lên những lấp lánh mời gọi. May mắn hay kém sôi nổi hơn, những cuộc đời bình lặng tồn tại trong những đóng hộp của phân cảnh viên chức - nội trợ - người buôn bán - ..., những mảnh đời của routine đều đều tà tà, những trục xoay làm tựa cho một thế giới luôn quay. Điểm chung là, họ đến và họ sống, hay nói rõ hơn: họ đã đến và đã sống, những cuộc đời như bao cuộc đời. Thêm điểm chung nữa, họ có hạnh phúc(?) họ có đau khổ(?) và họ có cả những cơn vật vã không ngừng bắt nguồn từ cái kẻ mang tên là: Sống.

Kỳ vĩ hạnh phúc - hạnh phúc bình dị: con người thường chỉ cúi đầu trước hạnh phúc. Hoặc nói cách khác, hạnh phúc là thứ sức mạnh cuồng phong, cuồng bạo, mà thực ra chẳng cuồng bạo chút nào, duy nhất có thể khuất phục con người, theo cách dễ dàng và ít phản kháng nhất. Hoặc, hạnh phúc đơn giản có được chỉ bằng phục tùnh chính cái hạnh phúc đó. Cuộc đời mấy ai mà chẳng? Cuộc đời có ai chưa từng?

Tuổi trẻ ra đi, không biết có bao giờ trở về?
Lá rụng về cội, không biết nơi cội còn là đâu?
Ký ức của tuổi thơ trôi mãi theo dòng sông, mà hú họa, đứa bé nào sinh ra cạnh dòng sông sẽ không luôn trở về ngủ bên dòng sông nó(1). Mà, không phải chỉ tuổi thơ. Mà, không chỉ có ký ức. Thời gian đâu buông bỏ một ai; chết có khi cũng chỉ là một dấu chấm,
rồi xuống hàng.

Nhưng, tuổi trẻ phải đi. Không biết mà cũng không cần biết cái ích lợi của việc đi to lớn, hay nhỏ bé(!), chừng nào; khi chưa biết và chưa thể biết lý do để làm một việc gì, thì hay nhất và thường nhất là cứ làm theo những gì người ta thường làm, thường nói, với tất cả đam mê của một lý trí hoàn toàn con người. Cứ cái gì cũng có lý do, thì đời chả còn mấy đéo mà làm.
Vì đời người ngắn lắm.

Mà, cuộc sống vô thường.


Tiến xa tới tận biên của nền văn minh cộng đồng, đất nước, con người, thời đại đương thời, hay chấp nhận sắm cái vai mà 'số phận' đã trao cho mình, cam chịu hay vui vẻ, phục tùng hay chống đối, ngấm ngầm hay ra mặt, cũng đều được nhìn nhận như là những dạng thức tồn tại. Từ tồn tại đến sống còn cả con đường. Nhưng, tựu trung, họ đều đang vùi mình vào hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống, của và cho, riêng mình. Ít ra, cái ý nghĩa mà chúng ta có thể chấp nhận và gán cho cuộc đời mình. Hay, cái niềm tin chúng ta cần có để có thể vin vào, để chống chọi với cái vô nghĩa thường trực của cuộc vô thường. Và hạnh phúc không bao giờ tầm thường. Hạnh phúc là vĩ đại.

Khi ta chọn dừng lại để một người khác nắm tay
Ta mới thật sự hiểu hết ý nghĩa của hai chữ sum vầy. (2)


Nói theo chiều nghịch, tức là chấp nhận, bằng lòng, thỏa hiệp, hay bất cứ từ ngữ nào có thể biểu đạt cái ý nghĩa dừng lại của thời trẻ của một người, bất cứ từ ngữ nào có thể làm liên tưởng đến một sự chấm dứt cuộc phiêu lưu, đến một cái nhìn nửa mặt đau đáu, đến bộn bề trăm ngàn việc không hề gọi tên, đến tất cả những gì liên quan đến hai từ gia đình; tất cả đều không có nghĩa là kết thúc. Đó là sự lựa chọn, một lựa chọn can đảm. Và đó là điều tổi thiểu con người có thể làm để tạo ra một thế hệ kế cận biết ước mơ và dám ước mơ. Nếu con người đã không ngừng hy vọng.


Giải thưởng dành cho người thắng, nhưng vinh danh kẻ không ngừng cố gắng: những điều bình dị lớn lao!


3. Câu trả lời là: không và không.

Vì một lẽ tất nhiên: theo sau hạnh phúc cực cùng là cô đơn tột độ. Cũng như Siddhartha sau phút giây ngập chìm trong chói lòa của tỉnh thức, liền nhận ra sự trần trụi tuyệt đối của mình. Cô đơn tuyệt đối.


Mà, You are already naked (3).


4.

Khi tôi cô đơn có ai biết không?
Khi tôi cô đơn có ai biết tôi có hết cô đơn không?


Không.

























(1) Nguyễn Ngọc Thuần
(2) Phong Việt
(3) Steve Jobs