Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014
Trong công viên, ở góc vườn [2]
1. Giữa sân trẻ chơi, đứng cây ngô đồng. Câu này bị nhịu. Phải sửa lại thành: Giữa sân trẻ chơi, có cây ngô đồng; hoặc xuôi tai hơn: Cây ngô đồng đứng đó, giữa sân trẻ chơi. Nhưng thứ tự miêu tả mang một ý nghĩa nhất định ở đây, tức là khung cảnh hiện lên chú trọng việc phân biệt rạch ròi thứ tự trước-sau: là sân cát với trẻ đang chơi, và cây ngô đồng. Nên ta viết lại: Giữa sân trẻ chơi, đó cây ngô đồng.
Giữa sân trẻ chơi đó cây ngô đồng. Nó đang nói chuyện với tôi. Thật chứ không phải đùa, cây ngô đồng đứng đó và đang nói chuyện với tôi. Như thể chính tôi cũng là một cái cây màu xanh vậy. Chuyện trò lanh quanh, câu được câu chớ, đại loại có thể chép lại như này:
- Sáng trời nhiều mây mát nhờ!
- Ừ, nắng suốt thế cháu mệt lắm chú ạ.
- Ấy, gọi anh thôi. Không thân không thích, đã vậy tuổi tác khác hệ quy đổi chéo qua lại thì cũng chẳng cách nhau bao nhiêu. Với lại, ra dáng thiếu nữ rồi, không cần phải quá lễ phép vậy. Gọi anh đi, nhé!
- Ừ, anh này hôm nay ngồi đấy làm gì không chơi cát à?
- Tuổi trẻ kỳ diệu lắm, có thể chơi mãi một trò tuột lên tuột xuống thế mãi mà không chán. (thật ra tuổi trẻ ấy chỉ mới hơn hai tuổi thôi.) Anh thì đã trôi qua tuổi dại dột ấy rồi. Bây giờ bước vào tuổi già bồng bột, chỉ ngồi đây thôi.
- Ừ, bồng bột ngồi đấy đi.
Ừ, bồng bột ngồi thế thôi.
2. Tôi nghiêng về phương án dịch The remains of the day thành Phần còn lại của ngày - courtesy to Bồng Bột Từng Là Nhà Thơ, hơn là Tàn tích của ngày. Bởi vì cái gọi là tàn tích ấy, thực ra chính là thời gian: thời gian của trống rỗng rồi sẽ đến. Nhưng không phải vì thiếu vắng tình yêu, mà ngược lại vì tình yêu từng hiện hữu mà còn lại trống rỗng.
3. Tình yêu là si mê hay tình yêu và si mê? Huyền thoại ấy có lẽ chẳng bao giờ chung quyết được. Dẫu đã rời xa đám đông điên loạn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét