Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

câu viu lộ lĩu trơ tráo nhát thứ ba



Hãy nghĩ đây là một đêm mưa 
những nhồm nhoàm hãy tạm thời cất gác lại 
trong góc phòng đây con tàu nằm trốn 
những giấc mơ quá nửa ám mùi dầu 

Hãy nghĩ rằng đêm là mùi hương 
thơm thoang thoang những bóng người về muộn 
đêm trên phố hai hàng đèn vàng sáng 
phố trong đêm trong phố chờ ngày 

bàng vãn.

Hãy nghĩ rằng đời chờ câu chuyện kể
đi bên nhau bóng níu lấy đèn đường
tràn.
Hãy nghĩ mình một cơn gió nhẹ
trôi trôi qua, trôi qua, trôi qua qua
đời.











Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

câu viu lộ liễu trơ tráo phát thứ hai

tháng chín có nhiều điều đáng để nhớ. nên mình làm chuyện dở hơi. mục đích chẳng gì khác ngoài câu viu.


Có mấy việc cần nói: 

- thứ một, cấu thành giá của một phần cơm của hàng cơm 2000đ (cơm A), bằng cách này hay cách khác, là tương đương với hàng cơm bán theo giá thị trường (cơm B ). Khác biệt mấu chốt ở đây là giá bán.

+ tương đương là vì không gì có thể tự sinh ra, nhất là trong một nền kinh tế tự do, tất mọi sản phẩm một người có được đều thông qua trao đổi/mua bán mà nên. người ở đây có thể hiểu là cơm A, lẫn cơm B. tức là muốn bán được một phần cơm giá 2000d cho thực khách, cơm A cũng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương so với của cơm B. tức là lợi ích kinh tế cho các bên có liên quan như gạo, thịt, rau, củ quả này nọ được xem là như nhau ở cả hai trường hợp. 

+ bằng cách này hay cách khác là vì vốn cơm A có thể nhận được sự đài thọ cả về hiện kim lẫn hiện vật, cả sức người lẫn sức của: mà xét cho cùng đều là sự đánh đổi thời gian lao động của một bên nào đó mà nên vậy. 

+ Khả dĩ cơm A có thể bán với giá 2000 là vì cơm A có khả năng tạo vốn: lấy thu bù chi. Nếu tài chính ở đây là minh bạch, thì đây cũng là một cách thức dòng kinh tế vận hành. 

- thứ hai, về giá bán 2000d có thể gọi là phá giá hay không? lúc này cần xét lại khái niệm phá giá: trong bối cảnh nội địa thì dumping nghĩa là bán dưới giá sản xuất; tức là trong điều kiện chất lượng thành phẩm tương đương mà anh cố tình bán dưới giá sản xuất để dìm chết đối thủ, thì hành vi đó gọi là phá giá. theo đó, ta xét tới chất lượng của một phần cơm. 

+ chất lượng một phần cơm thể hiện ở nhiều mặt hơn là chỉ mỗi giá thành phẩm. và một trong các mặt đó là mặt sỉ, tức là sỉ diện. một người ăn vận bảnh bao như thằng Quang thì chắc sẽ không đành lòng nào mà lại vào ăn hàng cơm A; mà có vào ăn thì chắc sẽ không đành lòng nào không góp thêm tí gạo, tí nước tương mắm múi hay tí tiền; mà có không góp thì chắc sẽ không đành lòng nào mà lại vào ăn tiếp lần thứ hai; mà có vào ăn lần hai thì chắc sẽ không đành lòng nào không góp tí gì cả. và cứ thế. ấy là một sự ví dụ cho khía cạnh chất lượng sản phẩm, mọi giả định trên chỉ là hư cấu không nhất thiết phải nhảy dựng lên sau khi xem. và quan trọng nữa là, những giả định trên là lập thuyết dựa trên một ngầm-tất-định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. tốt theo cái nghĩa một người ăn xin khi bước vào hàng cơm A, bỏ ra 2000đ để mua một phần cơm, thì cũng tức thời họ bỏ lại cái sự toan tính và nhơ nhuốc của cuộc đời ngoài ngưỡng cửa rồi. cho dù sau khi ra khỏi quán có trở lại làm thầu ăn mày đi nữa thì khi ăn cơm, ta chấp nhận rằng, họ có cảm thấy nhột nhột trước những 'chắc sẽ không đành lòng' vừa kể ở trên. ấy là nói dông dài về một khía cạnh của chất lượng thành phẩm vậy. 

- thứ ba, về cần câu hay con cá? đây đích thực là một con cá. không thể xem con người là công cụ còn phần cơm là cần câu tái tạo sức lạo động trong thời hạn một ngày được. "con người, cá nhân luôn luôn và trong tất cả mọi việc đều là mục đích, không bao giờ là phương tiện. Kể cả phươgn tiện để đạt mục đích - Kant". cơm này đích thực là cá nhưng cá này vốn không cho. có lẽ ở đây, người viết cố tình nhập nhoạng giữa bữa cơm 2000 với công việc từ thiện. 

- thứ bốn, lẽ ra chỉ nên ngắn gọn mỗi dòng này thôi, nhưng ngặt nổi cái gì tung hô quá lại đâm ra thành phản cảm, do đó mới dời xuống dòng này. vỏn vẹn thế này thôi: "vì lòng người là vô tận":http://tuoitre.vn/Ban-doc/559987/vi-long-nguoi-la-vo-tan.html 

- thứ năm, bia đê anh Minh êi