Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Ứng xử với nỗi buồn








Năm nay tôi hai mươi.(*) Thật vậy, bạn đọc không nhầm đâu, năm nay tôi hai mươi. Năm ngoái tôi mười bảy. Năm trước nữa tôi mười bảy. Và năm trước của năm trước đó tôi cũng mười bảy. Ba năm liền mười bảy tuổi, tôi cứ tưởng mười bảy là mãi mãi. Nhưng một buổi thức dậy, tôi biết mình đã nhầm; tôi không trẻ mãi được. Năm nay tôi hai mươi.

Tuổi hai mươi là những ngày chờ mưa. Như hôm nay; giữa mùa bão xa rót mùa thu vào bầu trời thành phố mỗi sáng, cả trưa nữa. Buổi tối trời mưa dăm, không tín.

Tôi không biết làm gì với nó. Ý tôi là cái khí trời chết tiệt này. Nó gáitính (vulnerable) quá. Nếu tuổi mười bảy sẵn sàng phanh ngực trần lao vào giữa trời thác đổ hùng hục cuồng chân xe đạp, thì tôi hôm nay phải vội vã về nhà trước cơn mưa. Tôi đã già mà thành phố chật chội nỗi nhớ tuổi mười bảy sẽ đè tôi bẹp dí mất. Tôi bị sến.

Và cả bạn nữa. Tuổi hai mươi cần bạn như tuổi mười bảy dại dột đem lòng tưởng nhớ con gái. Bạn bè có khi chỉ cần ngồi cùng nhau bên ly nước để nhìn nắng chiều đổi màu ở một quán vắng ngày mưa; nằm cũng có. Bạn bè như quà tặng mà không hề có bất cứ nghĩa vụ nào đòi hỏi phải đáp lại; cái niềm vui thuần khiết của sự sấn sổ vượt qua ngại ngần xã giao để sộc xộc thẳng vào đời nhau, để tạo thành kỷ niệm, để cùng chia sẻ sự im lặng: để già đi cùng nhau. Cái ngữ bạn mà sẵn sàng cho nhau một quả thận ấy - câu này thuổng từ tiểu thuyết, chắc chắn không phải tôi. Tôi sợ đau.


Thật không? Không biết nữa.  




Năm nay tôi hai mươi, bầu trời tháng sáu màu xanh và nỗi buồn nào cũng mang màu mất mát. Tôi nhớ tuổi trẻ mình. Tôi trôi giữa phố phường thành phố màu xám. Mùi nào vang vất trong không khí, tôi nhớ tiết trời tháng ba. Luôn là tháng ba. Và mưa tuông xối xả. Những đêm chong đèn bạn bè bên nhau chẳng để làm gì, chỉ chờ trời sáng - chớ vội vàng quá. Quá khứ chỉ là những con số, nhưng thời gian không đừng được. Rồi trời lại nắng lên. Rồi ngày tàn tháng tận; một năm lại quay vòng. Rồi lại những buổi bão rớt kéo thu về kín bầu trời thành phố, kín cả nỗi nhớ. Rồi lại em. Tất cả rồi lại trở về. Không phải hôm nay. Hôm nay bận rồi.

Không phải hôm nay.



Năm nay tôi hai mươi. Những buổi chiều trở lại. Năm nay tôi ba mươi, và cuộc đời chỉ là những chuỗi ký ức lặp lại. 














You're gonna miss me 

Sincerely, 
Hôm nay.














(*) lấy cảm hứng từ loạt bài bên này. tất nhiên nội dung là không thể so bì được.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

kể chiện dễ thương nha.







-*-



chuyện dễ thương thứ một. 

Nghe kể là anh đó mê sách lắm.Ttrước lúc cưới vợ, tranh thủ ảnh bán chiếc xe (chắc là) honda rồi cầm thêm một cục tiền mua vé tàu vào trong này để mua sách. Vào tới đây, ảnh mua một chiếc xe đạp làm cái đi, rồi lùng sục ngõ hầu trên dưới các chỗ bán sách trong này để mua sách. Đâu chừng hai ba ngày gì đó thì ảnh ra ngoải lại, trước lúc lên tàu thì ảnh lại tranh thủ bán luôn chiếc xe đạp lấy tiền đó mua sách luôn. Tổng cộng trước sau trong vòng chưa đủ tuần ảnh bán hết hai chiếc xe, làm một cuộc viễn du hơn ba ngàn bốn trăm cây số, chỉ để ôm về một đống toàn sách là sách. Nói đến đây người kể chuyện chép miệng bình một câu: Dễ thương ghê ha!, rồi nói qua chuyện khác.

Dễ thương ghê ha!



chuyện dễ thương thứ hai. 

Chuyện này chỉ dễ thương khi kể trên bàn nhậu. Next.



chuyện dễ thương thứ ba. 

Tại ngôi chùa nọ, một ngày kia, không khí trầm mặc trong lúc các sư tăng đang lặng yêm ngồi thiền bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của những bóng người. Không phải cướp đâu, họ cũng là sư tăng vốn tu chùa này đã đi xa lâu ngày nay trở về thăm chốn cũ. Người quen gặp lại, niềm vui dâng tràn tiếng cười nói rộn rã tay bắt mặt mừng huyên náo cả một phương trời. Tiếng ồn quấy quả cả vị chủ trì aka đại ca lãnh đạo aka trùm cuối ở nhà sau. Cho người đi dò hỏi sự tình rồi trùm cuối lại cho người ra đuổi đám sư tăng mới về ra khỏi chùa mà không giải thích điều chi.

Buồn bã vì bị thầy trách phạt, đám tăng này kéo nhau đến một góc rừng nơi xa cửa chùa, rồi dựng lều dựng bạt tiếp tục tu hành.

BẳngBẵng đi một thời gian, chủ trì aka đại ca lãnh đạo aka trùm cuối lại cho người sang thăm dò tình hình bên nớ. Biết chuyện đám tăng kia không những không sinh lòng oán hận mà lại còn chuyên tâm tu tập, chủ trì aka đại ca lãnh đạo aka trùm cuối lại cho gọi đám người họ về lại chùa.

Lần này đám sư tăng xưa trở về chùa trong lặng yên, rồi được sắp xếp trước, cả trò cả thầy cùng vào ngồi toạ thiền trong sảnh lớn của chùa. Trước sau, chủ trì aka thôi mệt quá trùm cuối tịnh không nói tiếng nào.

Thời gian trôi qua. Lá rụng lá rụng. Hết cả buổi rồi mà trùm cuối vẫn không nói lời nào. Vị sư thân cận với thầy, tục gọi là Amíp, sốt ruột mới mở lời: Thầy ơi, sao không nói?. Vẫn không lời nào.

Lá rụng lá rụng. Thời gian trôi qua, trôi qua.

Ba lần Amíp mở miệng mời thầy có lời với anh em mà trước sau trùm cuối vẫn yêm lặng.

Lá lại rụng, mây lại trôi. Trôi trôi, rụng rụng, rụng rụng, trôi trôi.

Mãi đến lần thứ tư Amíp khổ sở nài nỉ thì trùm cuối mới mở mắt nhìn quanh. Lúc này thầy trò bọn họ đã ngồi im gần một ngày trời. Rồi cuối cùng trùm cuối cũng nói: Thầy trò ta được dịp ngồi im lặng cùng với nhau như thế này, thế thì cần nói điều gì nữa?

Nói đến đây người kể chép miệng mà bình một câu: Thiệt là dễ thương hết sức!

Vị chủ trì ấy nghe giang hồ bảo là sau này được gọi bằng cái tên hết sức trìu mến: Phật Tổ.


Thiệc dễ thương hết xức!





























Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Năm xưa Saigon



[trích]


Tại sao khoảng ấy, 1915-1945, con sanh ra phần đồng đều hư: trai hư theo trai, chuộng gái chơi bời có sắn hơn vợ nhà, cha mẹ cho đi ăn học phương xa, không lo trau giồi kinh sử, rủi thời cha mất, chỉ trông có tiền để cho gái, cầm cố bán mau bán lẹ, chê làm ruộng cực nhọc muỗi mòng, quen ăn sung mặt sướng sống ở thị thành xem hát, đi ăn cơm nhà hàng, nay xuống ruộng bùn đỉa, ai mà chịu thấu?

Trong khi ấy, gái hư theo gái, có chút nhan sắc, chê lấy chồng quê là phí đời hường nhan, giữ chữ trinh chữ hạnh, suốt đời gánh nước mướn chai vai, thổi bếp nấu cơm đã mất đẹp vì khói xông xốn mắt, bửa củi chai tay, sao bì con A con B, xuống chợ làm nghề rước khách, đã khỏi nhọc nhằn, lại lên xe xuống ngựa, v.v...

Nguyên do những cái hư hèn ấy, oan hay ưng, tôi đổ tội cho quan thầy thời 1915-1945 đó là quan cai trị Pháp bất tài. Họ qua đây chỉ lãnh lương cho cao, ở nhà cho rộng, trông mau mua đến tuổi về hưu, lui về xứ thưởng thức đồng tiền thuộc địa biến thành hưu bổng, việc giáo hoá, tuyên truyền rùm beng, mấy ông quả có dạy chữ mới, dạy cách trí phổ thông, nhưng ấy là đào tạo mớ "bồi Tây" làm mọi cho mấy ông, còn phần đạo đức, vẫn chê Khổng Mạnh là lỗi thời và phổ biến văn minh Tây phương của mấy ông là dạy con nghịch ý cha, vợ tranh quyền với chồng, và nếu tranh cãi không lại, thì đã có luật sư biện hộ giúp!

Mấy ông có đào kinh phá rừng thật, nhưng luật "khẩn đất" viết tiếng Pháp và dịch ra quốc ngữ, chỉ người biết chữ học trò trường các ông hiểu được, còn bọn củi lục làm ăn, khai hoang biến rừng thành ruộng vẫn quê kịch dốt nát, tưởng có công mở mang làng xã sau nầy sẽ làm chủ đất, dè đâu ruộng khai phá xong vừa phát, thì đã có thằng dân chợ đến trưng đơn khẩn hợp pháp, bằng khoán hợp lệ làm chứng, rồi phổng tay trên quịt ruộng của dân nghèo, không làng xã quận tỉnh nào binh vực cho một lời, một tiếng cho mát dạ kẻ ngay nhưng thất thế vì dốt luật.


[hết trích]



























Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

"đã đến lúc gửi những tấm bưu thiếp"


* chưa dứt được mood tháng năm, lại câu view rẻ tiền tiếp vậy. hic 



Một buổi sáng, bất chợt những cô nàng đập lúa cất tiếng hát. 
Và đó là một bộ mặt khác của mùa hè, ngày P. khám phá một con ông chết trên bờ cửa sổ. Trên bãi biển vẫn không có gì thay đổi, không khí vẫn nóng bức, nước vẫn ấm áp, vẫn không thiếu người chơi bóng chuyền, vẫn những gia đình quen thuộc nằm dài dưới những cây dù đỏ; sự đe doạ khó lòng nhận ra, không thể định vị được, có thể lớp sương mù nơi chan trười mà người ta không thể nói là sương mù của hơi nóng được nữa và nó cũng chưa phải là sương mù tháng mười nhẹ nhàng, ấm áp, toả rộng, và phía sau nó ánh sáng lùi lại... hoặc một sự biến đổi khó nhận ra trên những khuôn mặt, một vầng trán thơ mộng hơn, một nụ cười thoáng đượm vẻ âu sầu, và có khi một câu nói tình cờ, "đã đến lúc gửi những tấm bưu thiếp", hoặc thậm chí "chúng ta sẽ trở về vào tuần sau". Bấy giờ điều hiển nhiên nổ bùng: những cây dương xỉ ngả sang màu nâu, những cây hoa đĩa héo úa, ngày qua nhanh hơn, những con ong chết - đó là một bộ mặt rất khác của mùa hè. 



















© REUTER