Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Những cơn mưa rả rít



1.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
sập cửa sổ và tivi tắt vội
then cài cửa đóng cả khóa luôn bóp vội
như người lính mới tới kỳ trả phép vội
người ta vội vàng vội vã
yêu nhau

Vùi vào lòng nhau mà ngủ
Dụi vào ngực nhau hơi thở nháu nhàu
rồi tan



2.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
mưa rả rít và bốn bề gió vội
tay đan chéo chỉ nghe tim đập vội
người ta vội vàng vội vã
yêu nhau

tấm thân ướt
đê mê giục giã
môi rụt rè
rả rít
r ả r í t
phập phồng



3.

Vào một ngày người ta muốn yêu nhau
phố mùa đông giấu bàn tay bước vội
thấy lòng mình đang nhiên mà chùn vội
vào một ngày tự dưng muốn yêu nhau.














Into the wild




via. La Thang Nguyen











.

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

kể một câu chuyện buồn



Vào một ngày đẹp trời người ta chỉ muốn chết
đem tất cả giỏ hoa cất vào nhà
mây dầy hụ không bàn tay nào chạm vào được

Vào một ngày trời đẹp người ta chỉ muốn khóc
lôi ký ức ngọ nguậy ra lau rồi chùi
quá khứ như một con quái không tên
với những chuyện tưởng chừng biết rõ lại ngỡ ngàng như mới
lạ lẫm với bất ngờ

Vào một ngày trời lạnh người ta thấy mình trên phố
những chiếc bóng xám loang loáng vút qua
cỗ quan tài nhún mình chào nhà tang lễ
chuyến xe cuối cùng chậm rịt tìm lối trong đám kẹt đường

rồi một ngày người ta thấy những cơn không thõa
trong ánh nhìn cụt lủn của kẻ đối diện không còn nét mặt nào đáng chán hơn
nói những lời cũ cụt lủn của hơn mười năm trước
"khi mà tao còn trẻ ..."
rồi lặng im không thêm nổi lời nào


Vào một ngày trời đẹp người ta mặt mặc áo ấm
ngước mặt lên chỉ để thấy màu nắng vàng
ngửi gió xanh lướt qua táng lá sáng
bàn chân ngoe nguẩy lạnh
không cả nhìn ai,
rồi người ta chết.

Vào một ngày đẹp trời tốt nhất là người ta đi chết
chọn một chỗ vắng không ai ngồi cùng
không có ánh mắt nào nhìn nài nỉ
không cả khuôn mặt nào quen
không tiếng điện thoại kêu không gì cả,
không gì cả
nghe tiếng nhạc vang những lời rền rĩ
Tôi muốn chết
Tôi muốn chết
Tôi muốn
muốn chết
muốn chết
muốn
muốn
muốn
chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết. chết.


rồi kể một câu chuyện buồn.
















Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

10/2007 -









(lại) như một mảng đời bị rơi mất.



























Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Cá vàng và vợ



Khi nghĩ về tự do tôi lại nghĩ thấy cá vàng. Sự cần thiết cũng như gắn bó cơ hữu giữa tự do với các thiết chế dân chủ tựa như quan hệ giữa cá và nước, như bánh mì với chả lụa: mua riêng và ăn chung. Nói cách khác, không tồn tại khái niệm tự do trong đời sống độc thân cá thể, chỉ có thể xuất hiện khao khát tự do dưới các hình thức đấu tranh, nhẹ là kêu gào, mạnh là kêu thét, khi đồng thời xuất hiện sự can dự vào đời sống đơn thân của cá thể kể trên sự hiện diện mang đặc tính của quyền lực thống trị của một cá thể khác giới khác, thường được gọi là vợ. Hiển nhiên đấu tranh trong giai đoạn vừa sướng vừa mê thì cho dù bức bối to lớn đến nhường nào, đột phá không thể xảy ra; cách mạng không thể thành công triệt để được. Đến cuối cùng, cá thể thống trị vẫn tiếp tục nắm quần cá thể bị trị. Cá thể bị trị không thể làm gì khác hơn, ngoài một tiếng thở dài, tự thán: "Vợ là gì?". Kết luận này mang tính hiển nhiên và là chân lý đối với mọi trường hợp. Mọi ý kiến phản đối, mời ra phường trình bày.

Xã hội dân sự là đối trọng lợi ích của các tồn tại nhóm lợi ích nằm ngoài khuôn khổ điều chỉnh và quyền quản lý hành chính của nhà nước. Xã hội dân sự mang đặc tính của cá vàng, nghĩa là bẩm sinh hoàn toàn độc lập tồn tại với sự hiện diện của nước nhưng không có nước thì cá vàng mày có mà đẻ bằng niềm tin, nhể. Đấy là chưa kể có vợ thì vô khối thứ sướng. Bức bối, nhưng mà sướng.

Câu hỏi là: có thể nào vừa có vợ để sướng vừa không bức bối vì mụ vợ? Có thể, khi và chỉ khi vợ là vợ, chứ không phải mụ phù thủy tùy hứng muốn bóp lúc nào là bóp. Muốn vậy, phải có cơ chế kiềm chế, giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước pháp quyền (của vợ) hoạt động thực sự và hiệu quả: chuyện nào được bóp chuyện nào không được; ai được bóp ai bị; bóp lúc nào và không được bóp lúc nào; bóp bậy thì được la và la như thế nào, ... Không thì tự dưng bị bóp đau và cú lắm.

Có thể tiến hành cơ chế kiềm chế kể trên thông qua quá trình lý tính hoặc phi - lý tính. Lý tính nghĩa là giấy trắng mực đen quy định rõ ràng: hai ba tư năm sáu, cùng lắm là bảy, thì được bóp, chừa chủ nhật ra, nghỉ khỏe. Phi - lý tính nghĩa là những trường hợp nằm ngoài văn bản, như là chủ nhật bạn nhậu ca câu vọng cổ biền biệt nên muốn bóp đột xuất thì có thể tiến hành năn nỉ để tranh thủ sự đồng cảm dẫn đến đồng thuận mà sung sướng chấp hành; phi - lý tính vì vậy còn gọi là phương cách tranh thủ tình cảm.

Tuy nhiên, ăn táo có ngày gặp nửa con sâu. Cái gì cũng có mặt trái của nó, huống hồ trong trường hợp đối tượng là mụ vợ khó lường, mà nói chung con người là khó lường. Một cơ chế kiềm chế hoàn hảo, một quá trình lý tính giấy trắng mực đen rõ ràng không có kẽ hở nào để lưỡi luật sư có thể luồn lách lọt, và mọi nền tảng đạo đức mang tính người sâu sắc nhất đều không bao giờ có thể là đảm bảo cho sự không phản trắc của quyền lực: mọi mụ vợ đều sẽ có lúc hứng sảng. Nhất là trong những trường hợp bị hiếp mà lại mỉm cười tỏ vẽ mãn nguyện và sung sướng vô ngần. Khỏi cứu.

Khởi thủy là lời. Không chỉ là phương tiện giao tiếp liên-cá thể trong một tập hợp các cá thể khác biệt, đó còn là phương cách duy nhất để cùng đạt đến sự đồng thuận hình thức tương đối trong đám đông; một thiết lập trạng thái cân bằng bền vững khả dĩ. Chậm mà chắc. Rồi sẽ đến lúc xuất hiện của một cá nhân vượt trội phá vỡ tình trạng cộng sinh nhầy nhụa và mục ruỗng của đại nghị, thì cũng đồng thời xuất hiện cơ chế kiềm chế của đám đông nhằm tái-tạo thành một thỏa hiệp hướng tới trạng thái cân bằng khả dĩ khác. Và cứ thế tiếp tục.


Nhưng nước còn nhiều, còn nhiều. Và cần thiết cho bấy giờ là nhiều nhiều nữa những bà mẹ như thế này. Cố nhiên, khởi thủy chỉ là lời.



















Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Not a matter of pride









She knows he thinks about her, though the times are not so grand
But you can only play the cards that you are holding in your hand
She knows he thinks of leaving, and doesn't want to let him go
While there's something left unfinished, something that she needs to know

She says lets decorate the bedroom, DIY from the superstore
But he's five cans down a six pack, he's not listening any more
But she feels his heart is kinder than he wants to let her think
And so she exercises patience, does the dishes in the sink


Take your time, til you decide
It's a matter of love not a matter of pride
When people get close they sometimes collide
Oh how the truth gets turned into lies

He says I wish I had some money, I'd show this town a thing or two
See my woman let her hair down like she always wanted to do
Though I'm just a weekend dreamer still my heart's not far away
Would she be better if I leave her or better if I stay?

He doesn't want another woman she doesn't look at other men
An affair may be exciting but disappoints you in the end
They both know there is something missing floating just beyond their reach
In this lovers search and rescue will they find what they might keep

















Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Ne pas à chercher comprendre.



1. Mỗi khi không thể chịu nổi, tôi lại muốn viết. Viết không phải là điều quan trọng, kể cả những gì được viết ra cũng vậy. Cũng như viết thư, một hành động tử tế khi và chỉ khi (nó) được đọc lên. Và bức thư đầu tiên tôi viết, theo đúng nghĩa một bức thư, chính là hành động tử tế nhất tôi từng nhận được. Tôi viết thư cho người lạ

Khi không thể chịu nổi, tôi muốn viết. Khác với ở trên, tôi muốn viết và tôi viết toàn những nguệch ngoạc vô nghĩa, hầu như vô nghĩa. Giống như khi cố ghép từng mảng rời thành một bức tranh giấy xé, mỗi đoạn viết của tôi là những phân mảnh rời rạc mà khi được nối lại, chúng không biểu hiện cái gì khác ngoài sự vụn vặt, lung tung và phóng túng của đường nét: dễ dàng nhận thấy những vết răng cưa nham nhở chằng chéo bề mặt; hoặc đơn giản và rõ ràng hơn, là biểu hiện của những nỗ lực bất thành: tôi thực sự không biết viết gì.

Bức thư đầu tiên tôi viết là như vậy, và tôi thực sự thích điều đó: tôi viết vì tôi cần phải viết. Và vì câu chuyện đã thúc đẩy tôi nữa: tôi không thể chịu nổi sự im lặng này.

Bức thư thứ hai tôi viết, cũng vậy, cho một người lạ. Cũng là những phân đoạn rời rạc được đặt cạnh nhau một cách tùy tiện, cũng bởi được thúc đẩy bởi một câu chuyện mà tiếp tục im lặng là không thể chịu đựng được, mà cũng là bức thư không bao giờ được gởi đi. Đó là điều khác biệt đầu tiên: bức thư thứ hai không bao giờ được gởi đi. Như hy vọng về câu chuyện buồn không bao giờ lại được kể.

Hiếm khi tôi có cảm giác thúc bách như vậy. Hiếm khi tôi cần phải viết như vậy. Và hiếm khi tôi có cảm giác trần trụi đến vậy, trước những gì được viết ra.


2. Một lần nữa, tôi lại muốn viết. Một lần nữa, tôi lại không biết viết gì.

Ziegler đưa cái bát ra, lắc lắc cái khẩu phần thường rồi đứng đó đợi. "Mày còn muốn gì nữa?" Blockaltester hỏi: hắn ta không nghĩ Ziegler được quyền có khẩu phần thêm và đẩy anh ta ra, nhưng Ziegler quay lại và nhẫn nhục xin nữa. Anh ta rõ ràng bị chuyển sang bên trái mà, Blockaltester cứ đi mà xem chỗ phiếu, anh ta có quyền nhận suất đúp. Khi lấy được rồi, Ziegler lặng lẽ mang về giường ăn.


3. Đừng cố mà hiểu. Với những câu chuyện như thế, chỉ có thể chờ đến lúc gấp sách lại, mà khóc.















Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010

Cuộc đời bất tận



Này ta kể nhau nghe
chuyện cuộc đời bất tận:


Bắt đầu câu chuyện kể
là hai tiếng gia đình
chuyện về mọi người cha
và tất nhiên, là mẹ

Chuyện kể về tuổi trẻ
những năm tháng không tên
giấu sâu trong ngực trái
chuyện của một con người

Chuyện người lính trở về
đâu rơi giọt nước mắt
những Tổ quốc ra đi
những tuổi trẻ không về

Chuyện những bức thư tay
xuyên qua làn giấy mỏng
gói ghém nỗi mong manh
những mở toang không lường

Chuyện những người trẻ tuổi
nghĩ về sự lớn lao
đêm về khâu vai áo
vá mảnh đùm giấc mơ

Chuyện về cô em gái
thiêm thiếp trên giường nằm
và cả người anh trai
vẫn cạnh bên hàng giờ

Chuyện cánh đồng lúa xanh
trải dài tít xa mù
nhìn sang bên là biển
gió thổi qua cuộc tình

Chuyện những ngón tay thơm
lướt êm trên phím du
Chuyện về gót chân sần
những tảo tần bề bộn

Chuyện về những đứa con
chửa qua nửa cuộc đời
mái tóc xanh chờ bạc
chết tới giữa xuân thì

Chuyện kể về nỗi nhớ
với ở bên nỗi buồn
phía trước nỗi cô đơn
nằm im như trang sách

Chuyện về một con chó
(và) những trò lố không tên
Chuyện về một cơ hội
yêu thương không cưỡng cầu

Chuyện những tiếng xuýt xoa
trời thành phố trở gió
Chuyện về mùa nước nổi
mênh mông cả tấm lòng

Chuyện những người con gái
giấu đêm trong tay lạnh
và ô cửa sáng đèn
yêu em khi còn trẻ

Chuyện kể về ước mơ
tôi kể chuyện cuộc đời
mênh mang như nỗi nhớ
bao la gió đại ngàn


...


Tất thảy mọi xấu xa
không bằng thơm hoa sữa
mỗi buổi sớm soi gương
thấy rằng: ta đang sống.


***


Còn biết bao lời nữa
này tôi kể cho nghe
chuyện trong nhà ngoài phố
về bố và con gái [1]
và bố và con gái [2]
lại bố và con gái [3]
về nửa làn hơi thở
của một người chớm yêu [4]
về một cốc nước chanh
uống trong đêm nổi gió [8]
về những quyển sách thơm
chuyện hồi ký kể trước [5]
về vạt nắng cho em [6]
nơi cô đơn an nghỉ [7]
về một buổi chiều thu
đến ngồi lòng mùa [9]

***

về tất tật mọi thứ
về những câu chuyện kể
và bất tận cuộc đời ...

















Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Bài toán cuối cùng



Mỗi câu chuyện đều có một bắt đầu, ngày xửa ngày xưa ...




Lịch sử là những câu chuyện, nơi quá khứ được kể lại, trong ngôn ngữ xoắn xít của huyễn hoặc, đồn đoán và huyền thoại, mà mỗi bắt đầu sẽ lại là 'ngày xửa ngày xưa', khi cậu bé học sinh phổ thông 10 tuổi tình cờ bước vào phòng đọc của thư viện thành phố, nơi cậu tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Cậu bé đó là Andrew Wiles, và bài toán cuối cùng của cậu chính là Định lý cuối cùng của Fermat (Fermat's enigma).

Đó là lúc câu chuyện bắt đầu.

***

Có sự khác biệt cơ bản giữa làm toán và học toán; cũng như vậy đối với cứu cánh của tư duy khoa học và tư duy toán học. Trong khi tư duy khoa học hiện đại ngày càng hướng sang lĩnh vực của công nghệ và chú mục nhiều hơn đến ích lợi thực tế từ khoa học ứng dụng, mục đích toán học, và tư duy toán học, vẫn không hề thay đổi, xuyên suốt thời gian. Đó là đặc trưng cơ bản và cũng là vẻ đẹp kiêu hãnh của toán học: chứng minh tuyệt đối. Nghĩa là, mỗi chứng minh đúng trong toán học phải là đúng, và luôn đúng, trong mọi trường hợp; chứng minh là chưa hoàn tất khi tồn tại dù chỉ một trường hợp chưa được chứng minh. Tức, một điều là đúng khi và chỉ khi đã được chứng minh là đúng, với vô hạn trường hợp khác. Dẫu vậy, hành trình hướng đến cái tuyệt đối trong vô hạn của chứng minh toán học luôn đậm màu sắc của tư biện, và phần nhiều khởi đầu từ những cực đoan.

Ngày 08/08/1900, trong bản báo cáo mang tính lịch sử đọc trước Hội nghị Toán học Quốc tế tạiParis, David Hilbert đã nêu lên 23 bài toán-thách thức cần được giải quyết một cách cấp thiết, qua đó đề ra một chương trình nghiên cứu - cái sau này được gọi là Chương trình Hilbert - cho thế giới toán học trong nhiều năm sắp tới, mà chủ yếu xoáy vào việc xây dựng nền tảng logic của bộ môn này: mọi thứ trong toán học có thể và cần phải chứng minh dựa trên hệ tiên đề cơ sở. Nói cách khác, ông cho rằng tự bản thân toán học là đầy đủ và chặt chẽ trước mọi mâu thuẫn, và điều này có thể, và sẽ được, chứng minh chỉ bằng sử dụng hệ tiên đề cơ sở của toán học. Đây chính là hoài bão lớn lao, đồng thời, là niềm tin mãnh liệt của Hilbert. Và chính cậu bé Andrew Wileskhi đối diện với bài toán chưa có lời giải của mình, cũng đã thốt lên "mình phải giải được". Cậu đã tin chắc như vậy.

Những tiên đoán và khởi thảo của Hilbert cho một chứng minh về tính đầy đủ và phi-mâu thuẫn của toán học, cho dù dựa trên bất cứ dấu hiệu nào ngoài một chứng minh đầy đủ, thì được gọi là các giả thuyết mang tính tư biện. Giả thuyết cần được chứng minh, hoặc đúng hoặc sai, để được đối xử và sử dụng như một định lý, hay là một giấc mơ tan nát của lòng nhiệt thành. Không gì có thể đảm bảo cho sự đúng đắn của các giả thuyết, kể cả sự khăng khăng của người đề xuất. Do đó, tất nhiên, nghi ngờ là món quà của cộng đồng dành cho những ý tưởng được đề xuất, nhất là đối với những đề xuất táo bạo.

Tháng 9/1955, tại Hội nghị Toán học Quốc tế Tokyo, Yukata Taniyama, thông qua các vấn đề tham luận, nêu lên ý tưởng về mối quan hệ giữa các phương trình-đường cong eliptic và các dạngđối xứng thái quá Modular. Theo đó, mỗi phương trình eliptic sẽ có và luôn có một dạngmodular tương ứng. Ý tưởng này chỉ được đón nhận một cách dè dặt từ cộng đồng; trong sự hoài nghi quá lớn, nó chỉ được đối xử như một ý tưởng ngẫu phát dựa trên những trùng hợp cá biệt. Bất chấp những hoài nghi, sau hội nghị, Goro Shimura, đồng nghiệp và cũng là bạn thân, cộng tác cùng Taniyama phát triển nghiên cứu giả thuyết. Và ông vẫn tiếp tục thực hiện việc thu thập các luận chứng để chứng tỏ mối quan hệ đó là khả dĩ, kể cả sau cái chết của người đồng sự Taniyama(1958). Mãi đến những năm thập kỷ 60, Giả thuyết Shimura-Taniyama mới thật sự được công nhận. Và giả thuyết cần được chứng minh.

Khó thể nói sự kiếm tìm vinh quang và vinh danh từ động loại không phải là động cơ ban đầu khởi phát những công trình khoa học. Nhưng động lực thực thụ, cái mà không ngừng thúc giục con người miệt mài làm việc năm này qua tháng nọ, cái neo con người và tâm trí của họ vào một và chỉ một câu hỏi suốt những tháng dài; cái trao cho con người sự bền bĩ kinh ngạc và quyết tâm to lớn ..., chính là sự thôi thúc của trí tò mò. Không chỉ là trả lời cho câu hỏi Cái gì?, mà là đi tới tận cùng của sự hiểu biết và trả lời bằng được câu hỏi Như thế nào? Và phần thưởng lớn nhất dành cho người giải câu đố, chính là cảm giác thỏa mãn phấn khích vì đã giải được câu đố. Với trường hợp của các chứng minh toán học, đa phần họ đã biết cần phải làm gì, họ chỉ cần biết phải làm như thế nào.

Mùa thu năm 1984, Gerhard Frey đưa ra một khẳng định về bài toán lớn nhất thế kỷ: nếu chứng minh được Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, thì đồng thời chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat là đúng. Mùa hè năm 1986, Ken Ribert hoàn thiện nốt phát biểu của Frey: Chứng minh được Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, nghĩa là chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat. Dường như chỉ chờ có vậy, Andrew Wiles - lúc này đã là giáo sư toán tại Đại học Princeton - lao vào cuộc thập tự chinh truy tìm Chén Thánh của toán học, của chính mình: công phá enigma.

Gần 7 năm ròng ẩn mình trong im lặng, cuối cùng, ngày 26/03/1993, tại Viện Isaac Newton ởCambridge, trước sự chứng kiến của khoảng 200 trăm nhà toán học, và ba tấm bảng đen chi chít chữ, Andrew Wiles viết lại phát biểu Định lý cuối cùng của Fermat, rồi quay về phía cử tọa, khiêm tốn nói: "Có lẽ tôi xin phép được dừng ở đây". Và cả khán phòng vang dội tiếng vỗ tay chúc mừng.

Nhưng còn chưa hết.

Vào cuối những năm 1960, giữa lúc Giả thuyết Shimura-Taniyama đang gây xôn xao cộng đồng toán học thế giới, Robert Langland đã có một loạt đề xuất về các giả thuyết nhằm thống nhất lý thuyết số (số học) và lý thuyết nhóm (hình học), sau này được gọi là Chương trình Langland. Cho đến bấy giờ, những đề xuất của Langland không còn quá vô lý, với việc càng ngày càng có nhiều luận cứ (để) tin tưởng rằng Giả thuyết Shimura-Taniyama là đúng, thì tương lai thống nhất toán học là không quá viễn vông. Nhưng trước cả khi Giả thuyết Shimura-Taniyama được chứng minh một cách đầy đủ (1995), trước cả khi viễn cảnh về một sự thống nhất lớn của toán học trở nên rõ ràng, như thường lệ, Langland gặp phải một thách thức nhỏ: một bài toán nhỏ, cái ông gọi tên là bổ đề, mà hóa ra lại trở thành bổ đề cơ bản. Chuyện tới đây thì ai cũng rõ.

Nhưng còn chưa hết.

Bỏ qua hàng loạt các mỹ từ và danh xưng người ta dành tặng cho toán học, những ví von to tát mà phần nhiều chỉ là ngụy trang cho thái độ không bất trọng thị, toán học, như cứu cánh hướng tới cái phổ quát, là một môn học rất dung dị. Bất kỳ ai cũng có thể học toán, bất kỳ ai cũng có thể làm toán; thậm chí, có thể làm toán ngay cả khi không cần biết thêm bất cứ ngoại ngữ nào. Hơn nữa, vẻ đẹp của toán học chính là vẻ đẹp của trí tưởng tượng: sự tò mò. Chính điều đó đã dẫn dắt cậu học trò phổ thông Andrew Wiles đến với ý nghĩa cuộc đời mình, cũng chính điều đó đã mở bung cánh của tương lai cho cậu học trò phổ thông xứ Đoài, và chính điều đó đã thách thức sự kiên nhẫn của bạn cho tới tận những dòng chữ cuối cùng này.

Rồi họ sẽ trở thành một Gödel, hay một NBC, hay Taniyama, hoặc là không một ai cả; không thể biết trước được. Chúng ta chỉ có thể chờ đợi, chờ đợi, và chờ đợi một cậu học trò nhỏ phát hiện bài toán cuối cùng của cuộc đời mình.



Và con người lại tiếp tục chờ đợi.