Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

yêu thương



...

yêu thương như cánh câu trời
không nắm không giữ cùng thời về tay

yêu thương như thể bao giờ
chưa từng lầm lỡ, chưa hề thở than

yêu thương như kiếp dâu tằm
"con tằm lúc thác hãy còn vương tơ"

yêu thương như suối không nguồn
đổ xuôi đổ dọc cũng về với sông

yêu thương một lời mỏng manh
khẽ như se chỉ buộc quanh suốt đời.








Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Đơn Dương có dã quỳ vàng?



1. Mọi giác quan đều là kênh cảm xúc khả dĩ, với dạng ngôn ngữ biểu hiện đặc trưng tương ứng: chạm vào tay vịn lan can kim loại vào một buổi sớm có mưa; đi bộ dọc bờ sông trong mùa hoa sữa nở; bữa cháo khuya với đậu nành nóng; buổi đêm ở biển; hay nhìn sâu trong mắt trẻ con ...

Phương tiện của xúc cảm là con chữ. Và các dạng thù khác.

Là cố gắng lưu (níu) giữ những khoảnh khắc hay nỗ lực chạm vào tâm trí con người; chúng ta kể câu chuyện mình theo cách đó. Vì rằng trong bóng tối chúng ta tồn tại.

Nhưng chữ nghĩa là vô tri; tất cả chúng. Và tâm trí ta là cái bể sâu thẳm của bóng đêm.

Như tôi không thể nào làm cho bạn thấy buổi sáng hôm nay đẹp đến dường nào khi giữa trời êm ả Sài Gòn nghĩ về hoa dã quỳ vàng tận Đơn Dương.


2. Tôi rời quán khi mưa đã ngớt. Nhưng không dứt hẳn. Xõa ra rồi gấp lại, áo mưa trong bịch, tôi chạy giữa mụi mưa. Vừa đủ ướt người.

Gió lồng lộng. Tôi nghĩ về quảng trường Nhà thờ Đức Bà trong đêm Chúa; dàn chuông 6 chiếc đổ đều - khúc hoan ca ân hưởng.

Chỉ cần một nhắm mắt.


3. Thời tiết đô thị thực không hoàn toàn là một cuốn sách tốt về 5xu. Đó là tiêu bản của một 5xu theo kiểu Phan Việt trong Nước Mỹ, nước Mỹ: những gì tốt đẹp nhất đều ở phía trước. Nhưng là một sản phẩm tốt: bát cơm ngon, dù có sạn, cơm vẫn ngon, rất ngon!

Hãy hình dung thế này: vì yêu mếm chị chủ nhà không những không đẹp gái mà còn nói (nhanh) nhiều, không (cần) biết vì lý do gì mà có khi chẳng (cần) có lý do gì, nên một ngày đẹp trời, lũ lượt bạn bè ghé thăm nhà. Không báo trước. Mà lại ngay bữa cơm: cơm không thể không mời, khách không thể không ăn. Thế nên bát cơm nấu vội, dù nấu cũng hơi bị kỹ, nhưng thiếu bàn tay quán xuyến của chị chủ, có đôi ba hạt sạn cũng là dễ hiểu. Nhưng sá gì đôi ba chiếc răng mẻ khi so với tấm lòng thơm thảo của chị chủ nhà nói không phanh thì nhanh không ai hiểu. Bát cơm dù sạn vẫn ngon là vì thế. Với nữa là người ta có phải ăn bằng miệng đâu.

Nhưng chỉnh chu và nền nã như thế, thì thành phản-5xu vãi đái ra rồi.

5xu mà thiếu cái nhổ toẹt vào đời thì đèo mẹ có khi chỉ còn 2xu: rẻ vừa thôi rẻ quá đ'eo ai chịu nổi.

5xu mà thiếu cái yêu nước đèo mẹ tụi Đan Mạch thì cũng chỉ còn 2xu: đúng vãi cả đái ra rồi!

Và 5xu chắc chắn chỉ là 2xu, chắc hơn cả bắp!, nếu thiếu đi cái này, như theo một câu quote đã gắn liền với webblog của 5xu suốt một thời gian dài: một cứu cánh - 'Sống tao còn đéo sợ nói chi là chết - trích lời Trung voi trong cơn say'.


Đó là điều tốt đẹp nhất của cuộc đời tôi học được từ 5xu.
Còn những gì khác thì chắc để từ từ he he












Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Cuốn sách được mong chờ nhất của sáu tháng đầu năm không mười





giá bìa: 65.000đ




.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Đường còn chưa hết



những du khách lang thang
ngang qua thành phố lạ
những căn nhà thấp dưới mặt đường
phơi trong sân một hai chiếc gối trắng

những ngã ba đường dốc
quanh quanh lối cỏ cuốn lên đồi
ngạt ngào thơm hương
quanh quất những lá xanh và cây to bốn phía
mùi của gió những ngày xuân thưi thả lướt qua
phía trên bầu trời
không chút mây gợn
nhìn xa xa chỉ thấy những mảng đồi
nhà cửa tí ri - sáng màu sơn ướt
lũ trẻ lậm mọ tìm bước trong cỏ
nghe tiếng nhạc như tiếng cười bước tới
đi những lối mòn
những bước chân quá hồn nhiên để biết sợ lạc
những đứa trẻ quá dũng cảm để đánh liều với hiểm nguy
bằng sự ngu ngốc của tuổi trẻ ngu ngốc không nề hà ngu ngốc
có tiếng xe gầm vang,
vụt qua như trống trận
niềm hy vọng trên cao
giữa lưng chừng 2000 mét cách mặt nước biển
bên mặt dốc khuất dưới những táng cây rừng
trên nền nhạc của những tiếng thở dốc
chúng hét lên như thể mới chào đời.
Đường còn chưa hết.
thiếu một đôi giày
Những du khách lang thang
ngang qua thành phố lạ
không mang theo một gì
chỉ nỗi cô đơn trên những chuyến xe dài
trên ve áo vắng mùi thơm bàn tay ve vuốt
trên gương mặt những kẻ đi cùng chán ngắt
trên hăng hắc mùi máy lạnh thổi phà phà vào mũi
trên nỗi buồn chống cằm bên cửa kính
trên bữa đêm nối đuôi tiếp với ngày
những cánh đồng ngút mắt
âm thầm đính huy chương
lên nỗi cô đơn những chuyến đi dài.


Những du khách lang thang
đi qua thành phố lạ ...










Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Thời tiết đô thị - Phương Cẩm Sa.



Erin Brockovich.


Trong cuốn Tư Duy Kinh Tế của Đặng Phong có nói một thời kỳ dài của chúng ta không có Đại học Luật, không có Bộ Tư Pháp.

Tôi lâu lắm không đọc TTVH, hôm trước mua một tờ CN, có nói về sưu tập tranh. Việt Nam có hội họa tính đến nay chưa đuợc 100 năm vậy mà có đến hàng chục nhà sưu tập. Từ hàng khủng như mấy anh được bố truyền nghề lại đến các doanh nhân giàu có bắt đầu mua tranh từ khoảng chục năm nay. Dựa vào bài báo, ước tính, có lẽ phải có đến hơn 1000 bức tranh được coi là đẹp, của danh họa, đang có mặt trong các bộ sưu tập. Đấy là chiến tranh loạn lạc làm mất bớt đi rồi. Chưa kể tranh trong bảo tàng nhà nước.

Thế mới biết dân mình tài thật, khó như hội hoạ mà chưa đến 100 năm đẻ ra cả ngàn tác phẩm lớn. Dễ hơn một chút là thơ, kể từ thời kỳ thơ mới đến giờ, chắc phải có đến 40 triệu người đã làm thơ, trong đó đa phần ở các tổ hưu, danh tác thì chắc là không đếm xuể nên tới nay chưa có nhà sưu tầm thơ nào tên tuổi. Tội phá rừng phần nhiều là do các thi sĩ Vina. May mà giờ có blog để các thi sĩ khoe thơ, chứ không chắc phải chặt hết rừng làm giấy.

Vậy ra dân mình thật là giàu tâm hồn và thẩm mỹ. Nghệ thuật thật công bằng, không bỏ sót một ai.

Còn những thứ khác thì sao?

Hôm trước có gặp một anh bạn Tàu. Anh này trẻ và văn minh, học đại học và thạc sỹ ở Anh, sau đó làm ở Anh 2 năm rồi về làm cho một công ty Trung Quốc. Đi ăn nói chuyện, lúc đầu thì bóng đá sau qua Thiên An Môn. Anh này nói thực ra ở TQ bọn tôi nói chuyện cũng thoải mái rồi, không còn cấm kỵ kiểu Thiên An Môn với Triệu Tử Dương nữa. Tuy nhiên, mặc dù công nhận Thiên An Môn là một big chance mà Trung Quốc đã để hụt, anh này vẫn cho rằng TQ chưa nên dân chủ vì nếu không độc đoán là loạn ngay. Cái này thì nhiều người VN trẻ và học ở tây về cũng nghĩ thế.

Thực ra, cái quan trọng mà những nước lạc hậu cần phải có trước tiên là cái sự công bằng. Cụ thể là công bằng về tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, cơ hội việc làm, cơ quan pháp lý.

Thử nghĩ mà xem, trẻ con đi học mà bố mẹ xin lòi mắt ra mới được vào trường, thì đến bao giờ mới hiểu được chữ công bằng.

Luật sư của mình chắc hiếm nên chủ yếu đi làm cho tây, cho doanh nghiệp, lo giấy tờ đất, giấy tờ nhà… Nói chung nghề này hiếm hoi nên luật sư vừa sướng vật chất vừa oách cái tinh thần. Ăn mặc đẹp, ngồi máy lạnh, viết lách văn bản cứ như đúng rồi, nói tiếng Tây thõi lắm. Ngồi sa lông kiếm tiền dễ quá nên chính trị cũng sa lông mà cách mạng cũng bàn giấy.

Giá như có những luật sư, chỉ cần bắt chước phim Mỹ thôi, xuống cộng đồng làm dịch vụ pháp lý giúp dân nghèo. Giúp họ từ viết cái đơn, đến ra tòa tranh biện bảo vệ họ khỏi các chủ doanh nghiệp tham lam, khỏi các dự án bừa bãi, khỏi các nỗi oan sai. Thì dần dần người dân nghèo (đông lắm) họ hiểu thế nào là công bằng, hiểu là ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng, hiểu là luật pháp không bỏ quên mình. Nhà nước pháp quyền cần những công dân như thế, chứ công dân không cần pháp quyền mà họ không thể tiếp cận nổi. Nếu các luật sư dám chịu khổ, bỏ văn phòng máy lạnh xuống sống với dân nghèo năm năm, mười năm, giúp họ có được cái lẽ công bằng, thì dân sẽ nuôi họ, bảo vệ họ lúc khó khăn. Cho dù cái cuộc sống ấy hiển nhiên là gian khổ và thiếu thốn, nhưng có ích cho cộng đồng, xã hội, đất nước. Xét cho cùng, sướng và có ích hơn ở trong tù nhiều lắm.












*(trích) Thời tiết đô thị - Phương Cẩm Sa (blog của 5xu), là tập hợp những bài viết trên weblog cá nhân của blogger 5xu, nay được nhà xuất bản Thời Đại, Megabooks, Alphabooks xuất bản và phát hành. Sách hiện đã có bán tại Hà Nội, và sẽ xuất hiện trên các kệ các quầy tại TPHCM, chậm nhất, là trong tuần sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý đọc thật!









Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

10 ghi chép nhỏ

bên lề cuộc gặp thượng đỉnh các thể loại.


1. Phải rất dũng cảm để có thể khẳng định giới tính mình, khi đã ngoài ba mươi. Trước đó thì không tính là dũng cảm; có ai đời lại đi gọi nhoi nhoi gà chọi là dũng cảm đâu.


2. Cái khó chịu nhất của đi làm công là đến một lúc nào đó, mình nghĩ như này là đúng, là đẹp, là tốt, là tuyệt vời, là tuyệt đỉnh, là hoàn hảo, là không cần phải cãi, là chuẩn không cần chỉnh, chỉnh không cần đỡ, là đèo mẹ đúng vãi đái ra rồi; nhưng thằng sếp mình nó không nghĩ (được) như (mình) vậy.


3. Chuyện con gà: thấy con gà, đụng con gà hay làm con gà thì cũng nhớ thắt lại vì an toàn.

4. Trên bàn có bia, có thì phải uống. Không có bia, cũng ráng kiếm cho ra bia mà uống.


5. Trên bàn có bia, uống đi rồi nói mới tin.


6. Trên bàn có bia, nghĩa là chưa xỉn, còn uống tiếp được.


7. Trên bàn có bia, thôi cất dzô để lần sau uống tiếp.


8. Đừng bao giờ quá tin người. Quảng cáo tới 10 chứ thiệt ra có 8 à.













Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Mình sống cùng nhau nghe.




thêm đêm mai anh có hai người gọi là mẹ
có thêm ba với bố, người cùng nhà
có cô cậu, họ hàng thêm đằng ngoại
đón em về,
mình sống với nhau nghe!

cái hàng hiên chiều chiều ươm vàng nắng
dăm chậu bông gieo hạt chờ nảy mầm
mùa này gió với mưa hì hụi tới
với tay trồng,
mình cùng với nhau nhe.

đừng buồn nữa, để anh chậm nước mắt
những đêm dài trơ khất của làn môi
tay anh ấm và đây tim anh thắm
ôm nghẹn lòng
có mình với nhau nghe.

sẽ mái nhà mình gọi là tổ ấm
sẽ đứa con, hết gái rồi lại trai
gái giống ba, còn trai sẽ giống mẹ
bất kể có là gì, mình cùng gọi là con.

Rồi có lúc mình không thèm ngó mặt
em giận anh, anh giận cả lại em
trong cơn nóng không ai là không đúng
(mà đúng-sai cũng chẳng để thiệt hơn
anh với em, mình với mình chung mình)
nên cầu trời, cho mình vẫn cùng nhau!

buổi ngày về nghe gió thổi vòng quanh
tiếng leng keng phong linh treo đầu ngõ
có tiếng cười, rồi trẻ con đùa giỡn
đến tuổi già, cùng ngồi nhớ cùng nhau
mười năm trước, rồi nhiều năm trước nữa
khi em còn bé tí cuộn trong chăn
khi em lớn rồi gặp anh khờ dại
khi em làm anh nhớ mình biết mơ
khi em cười và anh tất cả
khi em: "ừ!
mình sống cùng nhau nghe."


*tặng gái Tr.







Thứ Năm, 8 tháng 7, 2010

Nhân trường hợp một người đàn ông.




Giả định một: đây là một trường hợp giả tưởng: người đàn ông mất cả vợ lẫn con trong một tai nạn xe hơi, mà chính ông cầm lái; hằng năm đến ngày mùng tám tháng 6, ngày giỗ, ông lại đập nát chiếc xe của mình; chiếc xe được sửa lại, suốt trong quãng thời gian còn lại của năm, ông một mình thơ thẩn, như mất hồn.

Giả định hai: người đàn ông đó, là tôi.


Những giả định như là các điều kiện biên của một bài toán, chúng không tham gia việc tạo thành bài toán, cũng như tạo nên nội dung của vấn đề; chúng là cơ sở của việc giải đúng bài toán, là nơi bắt đầu của các câu trả lời có nghĩa. Như một cái liếc mắt về nơi xuất phát, những giả định là chính là căn cước của một bài viết, nó giúp người đọc định hướng suy tưởng theo sự sắp đặt của người viết, trong mong muốn tạo thành, ít nhất một, câu chuyện có nghĩa. Nhưng một khi sự tồn tại văn bản của các giả định là cần thiết, nghĩa là người viết cần phải lưu tâm người đọc về chính những giả định của mình, như một lối nói vòng, thì đó chính là sự thất bại không gì bào chữa được của người viết: cái được viết nên không đủ tường minh, hoặc không đủ sức mạnh để nhấn chìm tâm trí người đọc trong chính thế giới viễn tưởng của nó; khi người đọc có cái liếc mắt về quá khứ, cũng là lúc người viết trình hiện như một kẻ non tay, hoặc ngay cả người viết cũng thấy việc đọc là khó thể hiểu, nếu bỏ qua những giả định, như những ngọn đèn bão.



Bắt đầu câu chuyện là vào buổi hôm ấy, khi lão Trương ngồi ở băng ghế phía trước khoảnh sân trẻ con khu phố tụ tập vào mỗi buổi chiều, như thường lệ, ngây người nhìn về phía mặt trời đỏ ối đang chầm chậm chuội dần. Như thường lệ. Nắng ngày tắt dần, bóng đêm phủ xuống, đám trẻ cũng chẳng còn, lão Trương vẫn đấy, thừ người như mất hồn. Chiều nào cũng như chiều nào.

Lão Trương dọn đến khu phố chúng tôi một dạo trước, ở căn phòng nhỏ phía sau dãy chung cư cũ. Chẳng biết từ đâu đến, chẳng thấy ai khác. Lão chỉ một mình.

Lão Trương làm được mọi thứ, từ sửa đường ống rò nước, đến mở cái ổ khóa trái cửa nhà, từ coi sóc mấy cái cầu chì, đến chăm nom mấy ụ máy lạnh, từ nhổ mấy cái chậu kiểng bỏ hoang chết khô lâu ngày, đến bón phân thay đất cũng chính chậu kiểng lão vừa nhổ, từ bưng bê, cày cuốc đến lau quét, dọn dẹp, từ hết ngày này đến sang ngày khác trong cái xóm nghèo lao động này; có ai kêu, lão làm. Chẳng phàn nàn gì. Mà cũng hiếm ai nghe lão nói. Lão chẳng nói gì.

Tôi cũng chẳng mấy dịp nói chuyện với lão; những khi gặp mặt, những dịp xem chừng thích hợp cho câu chuyện đi xa hơn những đối thoại cụt lủn trong phòng tắm, và những khi nhìn vào nỗi buồn xám tro cùng cái nhìn mơ màng như nuốt lấy cả bầu trời phía trước, tôi không thể nói được gì; như buổi chiều hôm ấy, tôi lại bị đôi mắt của lão nuốt chửng, trong nỗi buồn xa xăm không gì chạm tới được. Tôi chỉ có thể nhìn lão, mang đôi mắt dửng dưng lững thững trở về, khi ngày nắng đã tắt khá lâu rồi.

Mọi chuyện bắt đầu vào buổi hôm ấy, khi tôi cho xe đổ xuống cái dốc đầu tiên, trên đường về lại thành phố. Tôi cầm lái, vợ tôi ngồi bên, con tôi ở băng sau. Tôi và vợ đang cự cãi về một chuyện gì rất căng, đến tận bây giờ tôi cũng không tài nào nhớ được, đó là chuyện gì. Nhưng chúng tôi đang rất căng thẳng. Tôi đã rất nóng giận. Tôi đã quát lên phẫn nộ, không rõ là với cô ấy hay ai. (Tới bây giờ tôi vẫn không nhớ nỗi, đó là chuyện gì.) Một lần, hai lần, tới lần thứ ba thì đến khúc quanh đó, xe tải trờ tới. Hôm ấy, là ngày mùng tám tháng 6.

Ra viện, tôi bán hết mọi thứ, chuyển đi một nơi khác; chỉ giữ lại chiếc xe hơi màu xanh, lúc ấy chẳng gì khác một đống sắt vụn. Lúc ấy, con tôi gần mười tuổi.

Hằng năm cứ đến ngày mùng tám tháng 6, tôi lại cho phép mình uống rượu, rồi trút tất cả phẫn nộ lên chiếc xe màu xanh. Lần này tôi biết tôi phẫn nộ với chính mình, với chiếc xe, lúc đó, chính là tôi. Nước mắt hòa cùng mồ hôi với men cay bốc lên đầu ngùn ngụt trút xuống chiếc xe, nó lại móp mó như một đống sắt vụn. Tôi không có ý định dừng lại. Cho đến khi mở mắt ra, đã sang ngày mùng chín. Tôi lại sửa soạn cho ngày mùng tám tháng 6 sắp tới. Rồi chiều nào cũng như chiều nào.

Tôi không thích những nỗi buồn quá lớn: nó làm chúng ta trở nên không thật; nó làm tôi trở nên không tồn tại, trong mắt lão, trước mắt lão. Nhưng mặt khác, tôi lại có phần ghen tỵ, không phải là với lão, cũng không phải với nỗi buồn đăm đắm sẵn sàng nuốt chửng bất cứ ai trong mắt lão, mà vì lão đã từng chìm đắm trong một tình yêu lớn lao đến vậy: một tình yêu có thể nhấn chìm tất cả mọi gì khác, cả bản thân của lão; nỗi hoài nhớ chính là giá trả lớn lao cho tình yêu đó.

Nỗi hoài nhớ của lão Trương không phải tình yêu của lão, dù từ đó, nó thoát sinh; là liên tục ước muốn tiếp tục được đắm mình trong tình yêu đó, được ngắm nhìn, được ôm ấp, được vuốt ve, và được thuộc về; không phải thế giới đã chết đối với lão, lão cũng không từ khước thế giới này; thực ra sự tiếp tục tồn sinh của thế giới của lão Trương, cái thế giới của cuộc đời trước ngày mùng tám tháng 6, chính là nguồn cơn của ước muốn trở về của lão; cuộc đời đó chắc hẳn đã rất ấm êm và ngọt ngào, để có thể giữ cho ước muốn hằng tồn, mà giả chăng có không phải, thì sự biến của ngày mùng tám cũng sẽ làm cho ước muốn trở về trở thành một ảo tượng ngọt ngào: bị cắt bỏ tàn bạo sẽ tạo ra cuộc trở về thiêng liêng; hấp lực mãnh liệt của cuộc trở về liên tục đòi hỏi lão thực hiện cuộc trở về, trong khi sự bất khả của hiện thực neo lão lại với thân xác càng ngày càng già cỗi; lão cố gắng liên tục để chối bỏ sự thật rằng sự biến ngày mùng tám tháng 6 là có tồn tại, trong khi nỗi hoài nhớ như một quả bom hẹn giờ lầm lì điểm nhịp, đến đủ ngày đủ tháng bật đánh tách: được tháo nút, mọi sự dồn nén tuôn trào. Cơn cuồng nộ lão trút xuống chiếc xe, cũng chính là cơn cuồng nộ lão đang trút xuống bản thân; bằng cách tách dời bản thân lão đồng nhất với những khung thép lạnh căm đó, lão đổ lỗi cho bản thân đã để cho sự việc đó xảy ra, theo cái cách nó đã xảy ra, mà lão chưa bao giờ có thể chấp nhận; cũng bằng cách nện thực lực xuống những khung thép lạnh căm đó, lão mong muốn hiện thực hóa hy vọng của lão trong ảo tưởng chống lại tính bất biến của thời gian: liên tục từng cú vụt xuống là từng lần mạt sát chính mình; là tiếng thét vút lên của ước muốn chối bỏ thực tại; là hy vọng quay ngược trở lại thời điểm đó: ước muốn đảo chiều vòng quay hay khát khao mãnh liệt khả dĩ thay đổi quá khứ; hy vọng của phép màu. Lão chờ cả một năm, để có thể thực hiện nghi lễ kháng cự này, vào thời khắc tiến tới gần nhất thời điểm của sự biến, nhưng sau mỗi một cố gắng, chỉ có nỗi trống rỗng đổ ập xuống; tiếng chạm kim loại chát chúa vang lên; lão càng cố gắng thì càng lún sâu vào nỗi trống rỗng của tuyệt vọng; ước mong phép màu không tàn lụi, nhưng hy vọng cứ trôi tuột theo sức lực vụt xuống chát chúa.

Rồi khi ngồi thịch xuống bên chiếc xe màu xanh, bấy giờ chẳng khác gì một đống sắt vụn, lão cũng chẳng khác mấy, với những hơi thở nặng nề cơn mỏi mệt, cùng nỗi trống rỗng choáng đầy hai hốc mắt: nỗi hoài nhớ của một người đàn ông; nó nuốt chửng lấy tất cả vào trong nỗi buồn mang ánh mắt dửng dưng, của lão.

Ước muốn nghĩa là không có thực. Những cố gắng của lão Trương nhằm làm sống lại một thế giới, thực ra chỉ khẳng định một điều: mong muốn được chết cùng với cái ngày mùng tám tháng 6, vào ngày mùng tám tháng 6. Lão không thể. Tôi biết điều đó. Tôi cũng muốn được thuộc về một tình yêu lớn lao đến vậy, dù rằng cái bóng mây mờ của nỗi hoài nhớ phía sau cũng lớn lao không kém.

Tôi không thật rõ mình muốn gì. Bằng cách cố gắng có được cái nhìn thông suốt nhân trường hợp một người đàn ông, tôi được dịp đắm mình trong mênh mông nỗi buồn của lão; tôi lại được dịp tin tưởng vào một điều khả dĩ lớn lao hơn cả con người, hơn cả cuộc đời này, và hơn cả là phù phiếm: tình yêu một con người có thể tận hiến, hay theo một cách nói khác, duy mỹ hơn và ủy mị hơn, tất cả (là) vì tình yêu; và cùng cơ hội sống lại niềm tin, nó trao cho tôi hy vọng, hy vọng về hạnh phúc. Nhưng cũng bằng cách ấy, tôi lại một lần nữa phải đối mặt với bất hạnh lớn nhất cuộc đời mình, lại một lần sợ hãi: tôi sợ hãi, vì tôi đang còn sống, trong nỗi bất hạnh chẳng có gì lớn lao hơn cuộc đời mình. Chẳng có gì. Tôi chỉ có ước muốn.



Ước muốn nghĩa là không có thực.















Bay bay về trời












như ôm trong lòng



















.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Dọn nhà



những thiên thần có chết bao giờ đâu

Janusz Leon Wisniewski





Hôm nay, dọn nhà.

Dọn nhà tức là chuyển đến nhà mới, không ở nhà đang hiện ở nữa, tức là Mẹ cũng dọn đi, Kính cận cũng đi và hiển nhiên Mặt tròn cũng phải. Nhà đang ở sẽ thành nhà cũ. Thực ra cũng không cũ được mấy, vì nghe nói nhà được đem bán. Và đã có người mua, mua luôn rồi. Thành ra không có nhà cũ, chỉ có một nhà, là nhà mới kia. Nhà chỉ thành cũ khi không có ai mới vào ở, còn không, chỉ có thể gọi là nhà từng ở, không thể là cũ.

Dọn nhà là nói cho to, thực ra cũng chẳng có mấy gì. Nghĩ lại thì cũng thành ra đúng thật: ba mẹ con, mỗi người một quẩy đồ, lỉnh kỉnh chút nồi niêu chiếu màng, thêm cái tivi con con và mấy cái thùng giấy to một vòng tay người lớn ôm không gọn – chất thành một ụ nhỏ trước hàng lang, nằm chờ chuyển lên xe. Như nhà nằm chờ thành cũ (hay từng ở). Bất kể muốn hay không.


Chẳng tốn mấy thời gian, loay hoay trong gọn buổi sáng là xong, đến khi nắng đứng thẳng và mắt ngước lên không cần nheo nữa là tất cả đồ đã được chuyển gọn lên xe. Ba mẹ con cũng gọn gàng chui vào băng ghế phía trước cabin, im lặng ngồi bên nhau trong tiếng brừ brừ cùng nhịp run nhẹ đều đều. Vẫn không nói gì, Mẹ khẽ đưa tay vuốt tóc Kính cận, vẻ mặt điềm nhiên, không rõ đang vui hay buồn. Chắc Mẹ đang lo, không biết chuyển đến nhà mới có đồng nghĩa với chuyển luôn trường mới không. Kính cận hơi nghiêng người, nép vào lòng Mẹ, mắt chăm chú nhìn các ngón tay đan vào nhau, cọ nguậy không ngừng - như thể đang chơi trò đếm ngón. Mặt tròn ngồn bên cạnh, áp tay vào thành cửa xe, má áp nghiêng tay, mắt to nhìn xéo về phía cái lồng lưới mắt cáo, chăm chú hồi lâu. Và vẫn không ai nói gì. Chiếc xe đạp của Kính cận được buộc chặt ở khoang sau, nghẹo đầu. Dường như nó đang buồn.

Thoắt cái tất cả đồ đạc đã được xếp gọn vào xe, cửa sau đóng lại cái xoẹt. Thoắt cái nữa chú lái xe đã ngồi kế bên mẹ-con, tay quệt quệt mặt cười cười. Thoắt thêm cái nữa, xe đã ra tới đầu hẻm. Bỏ lại buổi trưa đứng lặng không tiếng gì, nằm chờ chiều đưa ngày đi ngủ, như nhà nằm chờ thành cũ.


Có một điều mà mãi sau này Kính cận với Mặt tròn mới biết. Trong mớ lủng bủng những đồ những hộp, không biết xuất hiện từ bao giờ một bìa sơ-mi màu nâu nhạt, bên trong có một khung hình gỗ. Hình chụp căn nhà cửa kính phía dưới, nhìn xéo từ trên xuống, bên cạnh là cửa sổ gỗ mở rộng toang. Treo tòn ten dưới cánh cửa gỗ bên phải là một miếng bìa các-tông, chữ được viết nắn nót, gần như là đồ, màu xanh lơ : “Tạm biệt!”, kế bên là một hình vẽ giản lược mặt tròn nhíp mắt và một mặt kính cận cũng tròn tròn. Cả hai đang cùng cười.




Nhắc mới nhớ, suốt cả buổi sáng, ngó tới ngó lui, chỉ thấy cửa sổ mở trống toang hoác, chẳng thấy cô bé đâu. Chẳng biết cô bé chạy chơi đâu rồi.
Chẳng biết nữa.









...



Chỉ là tưởng tượng thôi, đã là một điều quá tuyệt vời rồi!

Một cửa sổ luôn mở rộng toang, một khoảnh trời xanh riêng của mình, một cô bé con với đôi mắt mũm mĩm và một trí tưởng tượng không gì ngăn nỗi. Trong đó, ở đó và tại đó, thế giới luôn là một khu vườn rộng mở và con người là những thiên thần với đôi cánh ngủ quên. Ngoài ra, chỉ tưởng tượng thôi (đã là một điều quá tuyệt vời rồi), giữa bên trong và bên ngoài, giữa hạn hẹp và tự do, giữa thực tế nhạt xám và mơ mộng màu hồng, giữa đôi chân chạm sàn và đôi cánh dang rộng, giữa bạn và tôi, chỉ cách nhau một lần khung cửa gỗ: Chỉ một chạm tay, là tới thần kỳ.

Trong mỗi người lớn sẽ là một đứa trẻ, trong mỗi đứa trẻ là những gì tinh khôi, rực rỡ và trân quí, chỉ xuất hiện duy nhất một lần rồi tồn tại mãi mãi. Ta gọi đó là tuổi thơ. Cuộc sống là một hành trình đánh mất và tìm thấy, để rồi đến một lúc nào đó, chúng ta lại tìm về, trở về với giá trị cao quý nhất con người hằng cố công gìn giữ: trí tưởng tượng.


Vì thế, như một lời chân thành, xin gởi tặng đến chính tôi, những người đã từng có trí tưởng tượng.




Sài Gòn, 28.09.08