Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Có mùa thu nào bên khung cửa?



http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/04/3BA1B36B/



dạo này cứ nghĩ vẩn vơ,
về những mùa thu bên khung cửa,
có cô em gái nhỏ nhẩn nhơ,
sẽ câu thơ làm chỉ đan mành.

Vâng, éo le thế đấy, mọi người ạ! Không phải là em nôn nao, không phải là em mơ mộng, mà là em không đừng được. Cứ như thể bị rơi vào một cái thể loại gài hàng, gọi là, tình thế cài răng lược; hết đường cục cựa.

***

Tình thế cài răng lược, nôm na, có thể hiểu là một thể loại gài hàng, mà nhân vật bị gài, chỉ có thể, mà nếu nói đúng hơn, là bắt buộc phải, thế này hoặc thế nọ, tùy thuộc vào cái thể loại lược được gài. Như chiếc lược ngà, cài lên đầu thiếu nữ, chỉ có thể mượt mà trôi trên dòng suối tóc, tuột nhẹ nhàng thẳng xuống dưới, như thường được thấy trong những mẫu quảng cáo tóc mượt được phát đi phát lại trên truyền hình mỗi ngày; không thể nào khác. Đương nhiên không tính trường hợp tóc rối; lúc đó tình huống là rất khác: răng lược cài tóc rối; không thuộc trường hợp đang được nêu lên trên đây.

Tình thế cài răng lược, thật ra vô cùng gần gũi, nhất là đối với các bạn hay xem các thể loại phim ảnh lâm ly tình cảm xã hội yêu đương Hàn-xẻng như em ạ. Các tay biên kịch Hàn-xẻng rất chi là thành thạo cái ngón cài hàng ác hiểm này; mà không chỉ có Hàn-xẻng, bất kỳ thể loại phim truyền hình dài dòng lê thê của các anh nào trên tivi sau giờ cơm chiều đều là hàng cao thủ thượng thừa trong việc dùng lược; tất nhiên, không kể phim Việt, vì em không có coi.

***

Nếu vẫn còn khó hiểu, xin xem ví dụ một tình huống cài răng lược kinh điển sau:

Sau một tình huống cài răng lược trước, cái anh này với cái cô này đâm ra giận nhau. Tất nhiên, bạn phải hiểu trước đó, cái anh đó với cái cô đó là đang sóng gió yêu nhao. Vì giận nhao mà đang yêu nhao sóng gió, nên cả anh này với cô này đều muốn làm lành, nhưng mà sĩ, thế là đâm ra lọ nhọ mọi chuyện. Cảnh buổi tối bắt đầu bằng việc cái anh này buồn tình đi uống dzịu, vừa buồn vừa ấm ức, nên quyết chí làm cho ra chuyện, bèn móc dế con ra gọi cho cái cô đó một phát; trong khi đó, cái cô này về tới nhà, vừa buồn vừa tức, nhưng mà vừa lo, lỗi của mình rõ ràng ra đấy, còn chối được gì, nên cũng thậm thụt lê thân phông phênh tới nhà cái anh đó, xoa diệu nỗi đau; đúng lúc cái cô này tới trước cửa nhà cái anh đó thì cái anh đó gọi đến cho cái cô này. Nhưng là vẫn đang ấm ức, thế nên các thể loại vắn tắt ra đời: "Ra nói chuyện cái coi!" - "Ừ." - "Ừ là sao? Có ra hông?" - "Thì anh cứ ra trước đi!". Vậy đó, cái anh này thì tới trước nhà cái cô đó, trong khi cái cô đó thì đang ở trước nhà cái anh này, chờ người kia. Đương nhiên cái cô đó đâu gặp được cái anh đó. Và cũng đương nhiên cái cô đó hôm sau bị cảm lạnh, nằm bẹp dí dật dừ trên giường, phông phênh đêm lạnh mà. Vậy nên cũng đương nhiên anh này đâu thể làm được gì khác, đang sóng gió yêu nhao mà, nên cơn giận chắc chắn phải xẹp lép rồi. Đó, cài nguyên cái lược là để cho mỗi lúc này; từ giận chuyển sang lo, lo thì nháo nhào ào tới chăm chăm lo lo. Xong, chuyển cảnh, cài lược mới.

***

Tới đây thì chắc (các) bạn cũng đã nhận ra, mà bạn có hông (thèm) nhận ra thì em cũng xin nói tuột ra: cơ bản tình huống cài răng lược kể trên là được xây dựng dựa trên tính ì tâm lý, tạm gọi, là suy nghĩ tuyến tính. Tỉ như, lại một cái ví dụ nữa, thường trước quán cà-phê mang tên Hoa sứ sẽ có cây sứ, trước quán Hoa sữa sẽ có cây vú sữa, trước quán Cây su thì sẽ có cây su, còn trước quán Xu-chiêng chắc chắn phải có cây phơi đồ. Không thể khác; chắc chắn như vậy: là em nói giỡn.

***

Trở lại tình huống cài răng lược, mọi người có thấy dạo này trời nóng không? Vì đang mùa nóng, nên thật là thích nếu mỗi sáng được nằm dài thẳng cẳng, run đùi đọc sách, dưới những làn hơi mát lạnh 25 độ phù phù thổi, còn hoặc phải đi làm kiếm miếng ăn bỏ miệng bầy con háu đói lao nhao ở nhà, thì ít ra được ngồi làm việc trong phòng máy lạnh, cũng là một diễm phúc. Nhưng trước khi được thụ hưởng cái diễm phúc: ngồi, làm việc, trong phòng lạnh, thì phải đến được chỗ làm đã - đó là không tính những ai work from home, hay có văn phòng tại gia; mà muốn đến chỗ làm thì phải đi ra đường; muốn đi ra đường thì đường phải đi bằng xe, đâu mấy ai có thể khinh công tới chỗ làm!; mà xe muốn đi thì đường phải không kẹt; xe gặp đường kẹt thì xe hết đi; xe mà gặp cảnh "mất kiểm soát" thì xe khỏi có mà đi luôn. Cái này thì éo le vạn phần: lược này là lược cắm phập xuống đất, chết mày luôn nha con!

Cái tình huống cài răng lược này chắc chắn không phải do hiểu lầm hay sức ì tâm lý gì rồi.

***

Mà, mọi người hiểu em nói gì không? Vì mọi thường có người quen bảo em là "mày viết cái éo gì, tao ếch hiểu!". Em cũng ếch hiểu các thể loại cóc nhái này luôn; càng không hiểu người ta đang muốn hiểu gì. Thế nên để cho đỡ mệt đầu, em xin nói thẳng là em không chịu trách nhiệm các thể loại cóc nhái ngoài vườn, vườn nhà ai có ếch thì người nấy tự bắt lấy; cháo nhà ai nấy xơi, em hoàn toàn không vô can.


Vậy thật sự em đang nói cái gì? Muốn biết sự thật là gì, xin mời xem Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. :)










Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Tháng năm xao xuyến



http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/04/3BA1B2CF/



1.

O'Henry là tay tổ chơi bài lừa, nhưng là tay tổ có duyên nhất xứ, dù lắm trò; mà toàn trò lặt lẹo: đừng có ngây thơ nghĩ rằng nhà văn là những kẻ thành thật, họ là chúa thành thật với cái mớ phịa của mình, mà có khi họ thật phịa. Nhất lại là khi họ chơi bài ngửa ngay từ đầu: thường thì đang khi mê mãi và say sưa, hồi hộp và lo lắng, cuốn hút mà đắm chìm, thì đùng một cái, trâu va vào cột, bướm sa hàng rào, cá quẫy trắng nồi: quay lại nhìn thì dường như thấy cái bóng của lão đang ngồi gật gù, có vẻ đang cười, mà cũng không chắc. Không thể chắc bất kể một cái gì, khi mà ngay từ đầu, lão đã thành thật một cách không thể nào thành thật hơn. O'Henry đúng thật là tay chơi bài ngửa tài tình số dzách!



2.

Hè sang, lá cây xanh màu
Hè sang, vang tiếng ve sầu
Ngàn hoa cùng tươi thắm màu
ru say hồn tình nhân
Làn mây trắng lửng lơ ngang trời
Dòng suối mát lạnh trôi êm đềm
Chìm trong nước xanh cá tung tăng nô đùa với rong vàng



3.

mình sẽ kể bạn nghe câu chuyện chưa bao giờ cũ.

...


Là mình muốn nhiều hơn hy vọng.

















Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Tốt nhất, vẫn là không nói gì.



- Não đàn bà làm bằng gì mà chỉ nghĩ chuyện tình yêu
Chụm đầu nghiêm trọng như âm mưu chỉ để bàn về một người đàn ông bé nhỏ?


- Con người có bản năng say mê vô độ những niềm đau
hay phụ nữ có năng khiếu tột độ mời chào những nỗi buồn,
lần gặp nào cũng mới, chưa cũ bao giờ.


-
em không làm sao
em không làm sao
em không làm sao
em không,
làm sao?



- Rốt cuộc thì theo sau thế hệ mất mát, thế hệ phản kháng sẽ là thế hệ nổi khùng (?)


















Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Những con đường chúng ta chọn



* Chép lại, không giống hoàn toàn, dựa theo bản dịch của Trần Thanh Phương, bản in năm 2001 của NXB Hội nhà văn, O'Henry - Ái tình theo khẩu phần.

**cho Th. vì Những con đường chúng ta chọn.




Những con đường chúng ta chọn
O'Henry



Đoàn tầu Hoàng hôn Tốc hành dừng lại bên trạm bơm cách Tuscon hai mươi dặm về phía tây để lấy nước. Ngoài phần nước ra, chiếc đầu máy của đoàn tầu bay nhanh nổi tiếng này còn thu được đôi thứ không lấy gì làm tốt lành.

Trong lúc anh thợ đốt lò hạ thấp chiếc vòi mềm tiếp nước thì Bob Tidball, Cámập Dodson và một người lai-gốc-tư da đỏ tộc Creek biệt hiệu John Chó Lớn trèo lên toa máy, và chĩa ba đầu lỗ tròn của từng ổ đạn lên nòng vào bác lái tầu. Những chiếc nòng tròn này đã gây cho bác lái tầu một ấn tượng khả dĩ mạnh đến nỗi ngay tức khắc bác ta giơ thẳng hai tay lên trời, trong một cử chỉ giống như người ta vẫn thường khi lỡ phọt ra: "Tía ơi!".

Theo mệnh lệnh đanh gọn của Cámập Dodson - tên cầm đầu lực lượng vũ trang, bác lái tầu leo xuống đất trong một cử chỉ rất chi là lấm lét, rồi tháo nối toa máy cùng toa chở than khỏi phần còn lại. Tiếp đó John Chó Lớn ngồi lên đống than, nghịch ngợm chĩa hai nòng tròn vào bác lái tầu và anh thợ đốt lò, đề nghị họ cho chạy đầu máy ra xa năm mươi yard và đợi lệnh kế.

Cũng lúc đó, Cámập Dodson và Bob Tidball, cóc thèm đếm xỉa đến thứ quặng nghèo vàng như đám hành khách, đã sục thẳng vào mỏ hạt sa khoáng của một chuyến tàu tốc hành. Chúng tìm thấy viên trưởng toa thư, đang thư thái với niềm tin khư khư rằng chuyến tầu Hoàng hôn Tốc hành đã không thu nhận gì quá phấn khích và nguy hiểm hơn là nước lã. Trong lúc Bob Tidball dùng đầu-đít khẩu sáu-nòng của hắn đánh bật cái ý tưởng yên ã này ra khỏi đầu lão ta, Cámập Dodson cũng kịp lèn xong một lượng thuốc nổ an toàn cho toa tầu.

Tiếng nổ vỡ toang, làm tuôn ra ba mươi ngàn đô la lợi nhuận ròng, vàng và tín phiếu. Đây đó vài hành khách ló đầu khỏi cửa sổ, ngơ ngác tìm xem tiếng sấm rền vang này từ đâu tới. Cùng lúc, người trực toa giật vội dây chuông, nhưng chiếc dây thừng, đã thỏng xuống không kháng cự một chút gì trước những cú ra tay. Còn Cámập Dodson cùng Bob Tidball, với đống chiến lợi phẩm trong chiếc túi vải thô to béo, đã tuột khỏi toa tàu, vụng về vấp vá trong những đôi ủng đế cao chạy về phía đầu máy.

Bác lái tầu, mặt mày dù sưng sỉa vẫn khôn ngoan y theo lệnh của chúng, nhanh chóng cho đầu máy chạy xa khỏi đám toa xe bất động. Nhưng trước đó viên trưởng toa thư, vừa bừng tỉnh khỏi cơn choáng váng do Bob Tidball tặng lấy, nhảy ra khỏi toa với khẩu súng trường Winchester trong tay và tung chưởng. Ngài John Chó Lớn, đang chễm chệ trên đống than, không hề nhận ra mình đang đi sai một nước cờ: vô tình biến thành một mô phỏng hấp dẫn của bia bắn, và viên trưởng toa thư đã chộp ngay lấy hắn. Với một viên đồng ghim đúng giữa hai bả vai, tên lục lâm cướp đường ray xứ Creek ngã lăn quay xuống đất, theo đó làm tăng phần lợi tức của đồng bọn của hắn lên thêm một phần sáu, mỗi người.

Hai dặm kể từ trạm bơm, bác lái được lệnh dừng máy.

Vừa phẩy phẩy tay chào bác ta một cách đắc chí rồi bọn chúng nhảy phốc xuống một sườn dốc dựng đứng, trước khi mất hút trong đám bụi cây rậm dày đặc. Xuyên răng rắc qua các bụi sồi thường xuân (chaparral) dậm dặc, năm phút sau, chúng tới được một khoảng rừng thưa, nơi đó ba chú ngựa đã được buộc vào những cành cây thấp chờ sẵn. Một trong chúng đang đợi John Chó Lớn mà bây giờ bất kể ngày cũng như đêm không bao giờ hắn còn được cỡi lên mình nó nữa. Sau khi tháo yên cương mũ mão trên người con nầy, bọn cướp thả nó đi. Rồi quẳng chiếc túi lên mỏ yên, chúng leo lên hai con còn lại và phóng vút đi, mắt vẫn không ngừng láo liên dè chừng chung quanh, xuyên qua một khu rừng, rồi vượt qua một hẻm núi hoang sơ, vắng ngắt. Đến đây con cõng Bob Tidball bị trượt trên một hòn đá bám đầy rêu và bị gẫy một chân trước. Ngay tức khắc chúng bắn chết nó, rồi ngồi xuống cùng tính chuyện tẩu thoát. Đã được đảm bảo an toàn bởi một lộ trình loằng ngoằng vừa vượt qua, lúc này thời gian không còn là vấn đề quá cấp bách nữa: hàng dặm và hàng giờ đi đường hiện thời ngăn cách giữa chúng với ngay cả cuộc truy bắt róng riết nhất. Con ngựa của Cámập Dodson, với sợi dây cương vân vê trên mặt đất cùng cái rọ mặt được nới lỏng, vừa thở dốc từng chập,vừa mừng rỡ gặm cỏ dọc theo bờ suối chảy giữa hai bên hẻm núi. Bob Tidball mở cái túi, và vừa nấc lên với vẻ mặt sáng bừng của một đứa trẻ, hắn vừa móc ra, đầy hai lòng bàn tay, những bó-chặt-kín tín phiếu và một túi vàng con.

"Nài, thằng tặc lõi đời bạc trắng cả lông đít, - hắn vui vẻ gọi Dodson, - mày đúng là tinh tướng, hà hà. Mày có cái đầu tinh quái có thể khui thùng bất cứ thứ gì ở Arizona này đấy."
"Kiếm đâu ra ngựa cho mày đây, Bob? Không ngồi lâu ở đây được. Bọn chúng sẽ lần ra mình trước buổi sáng."

"Ờm, tao thấy em bé bốn chân của mài sẽ phải vác suất đúp một lát - Bob tí tỡn trả lời, - cho đến khi mình chộp được một con nữa. Bà mợ, mẻ này cũng khá đấy chứ, phải không? Theo những gì ghi trên đây thì chỗ này là ba mươi ngàn cả thảy,ừm, mười lăm ngàn một thằng."

"Ít hơn mức tao nghĩ," - đá khẽ mũi giày vào bọc tiền, Cámập Dodson nói, rồi hắn trầm ngâm nhìn hai bên sườn ướt đẫm của con ngựa mệt mỏi của mình.
"Con Bolivar già nua gần tèo rồi, - hắn nói, rành rọt từng chữ. - Phải chi con Nâu của mày không bị gãy chân."

"Còn phải nói, - Bob nồng nhiệt hưởng ứng, - nhưng cũng chả làm được gì. Con Bôliva còn vưỡn, ừm òh, hẳn sẽ thuổng được hai đứa mình đi đủ xa để kiếm được bọn khỏe. Bu nó, kể cũng buồn cười,"Cá mập", mày một thằng đến từ miền Tây lại có thể bầy tụi tao, những thằng miền Đông chính cống, thó một cú tuyệt đỉnh như nầy, hề hề hề. Mà ủa, mày từ đâu đến đấy?"

"Vùng New York, - Cámập Dodson, vừa ngồi xuống trên một mặt đá nhẵn, miệng nhay nhay một nhành cây, đáp. - Tao sinh ra trong một điền trang ở Hạt Ulster. Năm mười bảy tuổi tao bỏ nhà đi. Cũng tình cờ tao mới lọt đến miền Tây. Lúc đó, tao một mình trên đường với bọc quần áo, nhắm hướng thành phố. Tao đã nghĩ rằng tới được nơi đó tao sẽ bắt đầu kiếm tiền, thiệt nhiều tiền. Tao luôn có cảm tưởng rằng tao sinh ra là để làm việc đó. Rồi chiều nọ tao tới một ngã ba đường mà không biết nên đi theo ngả nào. Tao nghĩ ngợi quẩn quanh suốt cả nửa giờ, rồi sau đó tao ngoặt sang trái. Đến tối thì tao đuổi kịp một gánh xiếc rong, và thể rồi cùng họ đi về miền Tây hoang dã. Tao vẫn thường tự hỏi, tao có trở nên khác hông, nếu tao chọn con đường khác."

"Ờm, theo tao thì cũng vậy thôi, - Bob Tidball hồ hởi triết lý. - Không phải do con đường chúng ta chọn; kiểu như có cái gì đấy bên trong mỗi chúng ta làm cho chúng ta chọn lấy con đường như chúng ta sẽ chọn ấy."

Cámập Dodson đứng dậy, tựa người vào thân cây.

"Sẽ tốt hơn nếu con Nâu của mày không bị gãy chân, Bob à," - hắn nhắc lại, với vẻ cảm thông sâu sắc.

"Vầng, - Bob đồng tình, - nó là đỉnh trong đám cùng lứa. Nhưng con Bolivar có thể thuổng mình đi tốt thôi. Có lẽ, mình nên đi ngay bây giờ, huh? Để tao tộng đống của nợ này vào túi, rồi mình chuồn thẳng."

Bob Tidball đặt đống của cướp được vào lại bên trong, rồi buộc dây chặt miệng túi. Vừa ngước mắt lên, đập thẳng vào mắt hắn là nòng khẩu côn 45 của Cámập Dodson, không hề run rẩy.

"Thôi nào, - Bob cười phớt. - Mau đi rồi còn té."

"Ngồi im! - Cámập nói. - Bob, mày sẽ không té tọt đi đâu hết. Tao ghét phải nói ra điều này, nhưng chỉ có chỗ cho một người. Con Bolivar kiệt sức rồi, nó không thể mang nổi suất đúp."

- Là chiến hữu, tao với mày, Cámập Dodson, ba năm rồi, - Bob khẽ khàng đáp lời. - Đã cùng vào sinh ra tử hết lần này tới lần khác; tao luôn tử tế với mày, và tao nghĩ mày là một thằng đàn ông. Tao cũng nghe đôi điều lạ lùng, về chuyện mày bắn chết một, hai đứa gì đó một cách kỳ quái, nhưng tao thèm qué mà tin chúng. Nếu mày đùa, Cámập, cất ngay khẩu côn và chúng ta cùng vọt. Còn nếu mày muốn, thì bắn đi, thằng con đĩ!

Gương mặt Cámập Dodson lộ vẻ cảm thương sâu sắc. "Mày không biết tao tiếc thế nào khi con Nâu bị gãy chân đâu, Bob."

Trong một thoáng, biểu cảm trên gương mặt hắn chuyển thành một pha trộn giữa sự nhẫn tâm với lòng tham vô đáy: tâm hồn người đàn ông chỉ ló ra trong một tích tắc, giống như thấp thoáng gương mặt quỷ hiện ra ở khung cửa sổ của một tòa nhà cổ kính.

Thực sự Bob không bao giờ còn té tọt đi đâu được nữa. Khẩu côn chết chắc của thằng bạn phản trắc gầm tiếng xé tan hẻm núi, rồi lan dài theo hai vách đá thành những tràng hồi âm phẫn nộ. Và kẻ đồng phạm vô tình, con Bolivar, không phải oằn lưng vác suất đúp, lẹ làng cõng theo tên cuối cùng của toán cướp chuyến tầu Hoàng hôn Tốc hành, tẩu thoát.

Nhưng khi Cámập Dodson vừa dợm thúc ngựa nước đại, khu rừng trước mặt hắn dường như biến mất; khẩu sáu-phát trong tay bỗng biến thành cái tay vịn cong cong của chiếc ghế bành bằng gỗ gụ màu nâu sậm; còn chiếc yên, thật kỳ lạ!, dường như được lót một lớp vải mềm, và, khi mở mắt ra, hắn nhìn thấy không phải chân hắn đang tì vào bàn đạp, mà là chiếc bàn làm việc bằng gỗ sồi.

Đến đây thì tôi xin thú thật với bạn rằng, ông Dodson, chủ văn phòng chứng khoán 'Dodson và Decker' ở phố Wall, vừa mới tỉnh dậy. Peabody, viên thư ký tin cẩn đang đứng cạnh bên, ngập ngừng mở lời. Phía dưới ầm ập vọng lên tiếng bánh xe lăn chậm và tiếng quạt máy quay ù ù, mát dịu.

"Hừm! Peabody, - chớp chớp mắt, Dodson nói. - Hình như tôi vừa thiếp đi. Tôi vừa có một giấc mơ lạ lùng nhất. Chuyện gì hả, Peabody?"

"Dạ, thưa ngài, có ông Williams ở hãng 'Tracy và Williams' đang chờ bên ngoài. Ông ta tới để hoàn tất thỏa thuận những điều khoản mua lại cổ phần của X, Y, Z. Ông ta đang trong cuộc khá là khó khăn, thưa Ngài, nếu Ngài có nhớ.

"Ừm, tôi nhớ. Thế hôm nay cái mớ đấy, giá bao nhiêu hả Peabody?

"Dạ thưa, một đô la tám mươi nhăm xu cả thảy."

"Ừm, cứ báo giá đó cho ông ta."

"Dạ, xin thứ lỗi cho tôi, - Peabody nói, với giọng hơi là hồi hộp, - khi phải nói ra điều này. Ờm, ờ, tôi đã nói chuyện với ông Williams. Ông ấy là bạn cũ của ông, thưa Quý ông Dodson, và thực tế ông là người đã mua lấy cổ phần của X, Y, Z. Tôi thiết tưởng giá như ông, nghĩa là .. Có lẽ, .. mà chắc rằng ông không nhớ là ông ấy đã bán chúng cho ông với giá chín mươi tám xu chẵn. Nếu bây giờ phải thanh toán theo thời giá thị trường, thì tất thảy vốn liếng của ông ta sẽ đi tong, mà đến phải bán cả ngôi nhà của mình mất."

Trong một thoáng, biểu cảm trên gương mặt của Dodson chuyển thành một pha trộn giữa sự nhẫn tâm với lòng tham vô đáy: tâm hồn người đàn ông chỉ ló ra trong một tích tắc, giống như thấp thoáng gương mặt quỷ hiện ra ở khung cửa sổ của một tòa nhà cổ kính.

"Ông ta sẽ phải chấp nhận cái giá một đô la tám mươi nhăm xu, - Dodson nói rõ rành. - Con Bolivar không thể mang suất đúp."













Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Từ chóp đỉnh nguy nga



1.

Tôi có một nguyên tắc tối thượng, và tôi không bao giờ từ bỏ quyền tuân theo (hưởng thụ) cái nguyên tắc ấy: gọi là nguyên tắc số 1, nguyên tắc của chính hắn: tự do.

***


Giả sử rằng, quan niệm quyền tự do ở một người là quyền được làm bất cứ việc gì mà người đó có thể, và mong muốn được thực hiện; chừng nào bản thân người đó còn ý thức được cho dù những hệ quả thế nào sẽ xảy đến; tức là dù hậu quả như thế nào, bản thân người đó gánh chịu. Kể cả giết người.

Tất cả những gì gọi là đạo đức, nhân văn hay thuộc về quy ước xã hội con người, đều bỏ qua tất; con người, bước vào cuộc tồn tại, ngoài tính xã hội sớm hay muộn sẽ được/bị tiêm nhiễm, luôn mang trong mình, cái cơ bản nhất của một sinh thể sống: tính dã man cuồng nhiệt vô độ, mà như một ngọn lửa âm ĩ, chỉ đợi bắt được ngọn gió ngon, là bùng cháy dữ dội: say sưa mà mặc tình.

Con người, bỏ qua những khế ước xã hội, gieo mình vào những cuộc say sưa riêng, thì việc giết một con kiến, hay giết chết một con người, xem chừng cũng như nhau. Con người không hề có khái niệm về tội lỗi và sự trừng phạt; họ không biết gì về hối hận cũng như day dứt; họ không thiết cả sự quan tâm, một khi sự quan tâm đó hướng tới một ai đó khác ngoài họ. Con người, sẽ được trả về bản chất ích kỷ của một sinh thể, những gì lợi ích cho cuộc tồn vong của chính họ sẽ được đấu tranh giành lấy không khoan nhượng hay ngần ngại. Và sẽ không một ai truy vấn: hiển nhiên là chẳng ai quan tâm.

Sự tồn vong cá nhân được đặt lên trên bất kỳ lợi ích một bên thứ ba nào, hay nói cách khác, đặt trên bất cứ giao kèo nào của các lực lượng xã hội chính yếu nhằm bảo vệ một bên thứ ba yếu ớt, thuộc xã hội. Lúc này, người ta mới thực nhận ra sự tồn tại của tự do, theo đúng như nó phải là: chỉ có tự do xứng đáng với tên gọi: quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, theo bất cứ phương thức nào hạn hữu có thể, của mỗi một cá nhân.

Nhưng lịch sử đã không được viết theo cách đó; các cộng đồng không thể hình thành chỉ dựa vào sự tồn tại của các cá thể đầu đàn, dù rằng chính sự thống lãnh của các thế lực đứng đầu như vậy, chính là một trong những cách thức hữu hiệu để hình thành một cộng đồng, một cách sơ khởi: tự do không phải lúc nào cũng có lợi, và không phải ai cũng có thể tự lo.

Có thể như thế được không, khi người ta dùng quyền tự do để biện minh cho việc giết người? Điều đó là hoàn toàn không cần thiết; con người hoàn toàn có thể hành động, trước cả khi họ lưu tâm suy nghĩ hoặc suy nghĩ đến lý do biện hộ: đối với những người không có trí tò mò, thì việc trao cho họ sự tò mò sẽ càng khiến họ bối rối, vì rằng họ chẳng thể biết làm gì với nó. Còn cho những ai quan tâm: việc xem xét lý do có hoặc không, không thể đảo ngược lại hành động, một khi nó đã xảy ra; pháp luật và biện pháp trừng phạt của nó không thể gọi là công lý, một khi tội ác bị phán xét đã xảy ra rồi, khi đó, sự trừng phạt sẽ mang hơi hướm của một sự xoa dịu đám đông mục kiến hơn là biểu hiện của công bằng: công lý thực không tồn tại ở các sân tòa.

Vậy nếu không là pháp luật, thì cái gì làm nên chúng ta, của xã hội hôm nay?

***


Tôi có một nguyên tắc tối thượng, về tự do. Theo đó, con người tồn tại chỉ với một chân lý toàn năng và duy nhất: tự do. Nhưng tôi còn có một nguyên tắc không thể nhượng bộ khác; nguyên tắc về sinh mạng duy nhất: tính mạng con người là quý nhất, và như nhau, trong mọi hoàn cảnh bất kỳ.



2. Câu chuyện về Con quái không tên.


Johan cũng là một cái tên hay đấy chứ.



3.

Rốt cuộc, cái gì là lớn lao hơn cả, của cái cuộc đời này?








Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

The catcher in the rye*




*lượm về liền :))


What if the sun don’t shine no more? As if, the people do not need to wake up in the morning; there is no more OSIMAs - Oh Sh!t It's Monday, Again! - or TGIFs; no eight days a week for weekends with all the fun; and no Beathes at all. It’s obviously a joke but not quite funny.

The good news is that this very likely ending is yet to come but the bad is we’re already late:the earth is running out of its patience. So does our hope.

The need of acting is so obvious a reason for an act as well as for a revolution. But revolution could not come alone itself. It's just a symbol of something no longer new; something needed to be real. Something must be achieved.

In case human being were not the human being, there would neither be such a reason to be concerned about nor any other stories to be told: we should rather wander around and be chewing the grass instead of sitting in the chair and reading these words. As we are the humanity, we must do something.

For the time the last one of human species could be on earth is too short in compare with the longevity of the universe, or in particularly, this earth. And anyone of us can be dead long before those things come to its end. That is apparently true; what we do today may be not worth a thing tomorrow. But rather be giving a try than do nothing at all; lighting up a candle is much better than leaving all in the dark.

Because there’s a hope that never could be abandoned; there’s a hope that we never give up on; there’s a hope of our still living or dead people from the very beginning of life: the hope for a better world to live. That could be and should be the reason for our being – the reason of being: for the next catcher coming through the rye.

So Wake up! and let’s do something. It’s all up to you.






Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

tháng 3.



hồng.anh.thảo




1.

trong vườn hạ
những nhỏn lá xuân
xòe cánh

lung lay nhành huyền
điển vi trắng
ngơ ngợ






2.

nhớ nhung sấp ngửa đầy tay nắm
mịt mờ trời đất chẳng tày gang
sương gió dãi dầu câu hát rối
tang tính tịch tang tàn cuộc chờ